Đăng ký

Trong khi các doanh nghiệp khác ngày càng ổn định, thì có không ít công ty có nguồn nhân sự ra – vào liên tục. Điều này không chỉ gây ra tốn kém, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cả hệ thống. Vậy đâu là nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc liên tục, hãy cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.

Nhân viên nghỉ việc gây ra không ít tổn thất cho doanh nghiệp

Lý giải vì sao nhân viên nghỉ việc?

Nghỉ việc do KPI (chiếm 34%)

KPI luôn được gắn liền với các con số, bởi mục đích chính của nó là để định lượng – đo lường hiệu suất trong công việc. Tuy nhiên, định lượng – số hóa lại chỉ là bước đầu tiên của quá trình vận hành KPI và khi đó nhân viên thường rơi vào 2 trường hợp sau:

  • Khi KPI không đạt: Nhân viên sẽ lập tức bị giảm lương, cắt thưởng và bị cảnh cáo bởi cấp trên.
  • KPI vượt chỉ tiêu: Điều này xuất phát từ việc sếp nghĩ KPI đề ra trước đó đã quá cũ và nhân viên đạt được KPI là điều quá dễ dàng.

Vậy nên  có nhiều người luôn rơi vào tình trạng bức xúc, thậm chí là có không ít nhân viên xin nghỉ nhiều vì dị ứng với 3 chữ “KPI”. Do đó, người quản lý và nhân viên cần hiểu được ý nghĩa thực sự của những con số trong KPI, từ đó sẽ đưa ra yêu cầu hợp lý cho sự phát triển của cả nhân viên và công ty.

Xem thêm: SLA là gì? Hiểu rõ SLA và KPI để định hướng phát triển

Lương thưởng – Đãi ngộ (chiếm 29%)

Một trong những nguyên nhân nghỉ việc của nhân viên đó chính là lương và chính sách đãi ngộ. Các doanh nghiệp nên nhớ nguyên tắc bất di, bất dịch là phải trả lương bằng nhau cho những công việc tương tự nhau.

Chính sách đãi ngộ tốt là  bí quyết giữ chân nhân tài của nhiều doanh nghiệp

Khi tiền lương đảm bảo tính công bằng và xứng đáng với công sức mà nhân viên bỏ ra, thì nhân viên mới có động lực để phát huy hết năng lực làm việc. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ giữ chân được nhân tài ở lại lâu với mình.

Ngoài tiền lương, tiền thưởng là công cụ để các nhà quản lý doanh nghiệp kích thích sự hăng say, sự tích cực, gắn bó, tinh thần trách nhiệm và phát tối đa hiệu quả làm việc của nhân viên. Mặt khác, mức lương, thưởng tương xứng sẽ tăng hiệu suất làm việc của người lao động và tạo ra “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Tham khảo bài viết: Chiến lược quản trị nhân sự cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Nhân viên nghỉ việc do bị hạn chế thẩm quyền (chiếm 13%)

Nhiều nhà quản lý khi ủy quyền công việc cho nhân viên thì trao đủ nhân lực, vật lực, tài lực nhưng lại quên trao quyền lực. Trên thực tế, có không ít nhân viên nghỉ việc vì sếp, bởi khi làm việc họ không được tin tưởng và chủ động trong chính công việc của mình.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy để cho nhân viên được chủ động và toàn quyền quyết định trong công việc của mình. Ai cũng muốn làm việc lâu dài cho một công ty mà tại đó, anh ta có thể phát huy tiềm lực của mình. Nếu chủ doanh nghiệp duy trì được quan điểm như vậy, thì nhân viên sẽ không bao giờ nuôi ý định bỏ việc và đi tìm một môi trường làm việc khác tốt hơn.

Hạn chế quyền hạn trong công việc cũng là nguyên nhân khiến nhân người lao động nghỉ việc

Mâu thuẫn nội bộ (chiếm 8%)

Trong nhiều trường hợp, mâu thuẫn nội bộ chính là nguyên nhân nghỉ việc của nhiều nhân viên. Trước tiên, phải nói đến môi trường làm việc có nhiều mâu thuẫn sẽ nhiều ức chế, nặng nề. Khi những cảm xúc tiêu cực này được đưa vào công việc sẽ làm giảm hiệu suất công việc, thậm chí là hỏng việc vì nhân sự không thống nhất được cách làm việc.

Với những vấn đề bất đồng và mâu thuẫn trong nội bộ công ty, những người quản lý không nên cố ý lờ đi. Thay vào đó, bạn nên sử dụng kỹ năng lãnh đạo của mình để giải quyết mọi việc ổn thỏa nhất.

Nguyên nhân khác (chiếm 16%)

Có 1001 nguyên nhân khác khiến nhân viên bất mãn như: các quy tắc, quy định khắt khe, cứng nhắc; không có cơ hội để phát triển bản thân; quá chán nản với công việc; nỗ lực mà không được ghi nhận…

Giải quyết bài toán khiến nhân viên nghỉ việc không hề dễ dàng, nhưng nếu tìm được hướng giải quyết sẽ đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Bài viết liên quan:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone