Đăng ký

MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) – trắc nghiệm tính cách “Myers-Briggs Type” là một công cụ phổ biến giúp phân tích tính cách của con người. Vậy thì MBTI là gì? MBTI giúp ích gì trong hoạt động quản trị doanh nghiệp? Hãy cùng 1Office đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây.

I. Tổng quan về trắc nghiệm tính cách MBTI

1. MBTI (Myers – Briggs) là gì?

MBTI là gì?
MBTI là gì?

Ngày nay, trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers – Briggs) là một cụm từ không hề xa lạ không chỉ đối với nhà tuyển dụng, nhà quản lý hay với các bạn trẻ muốn hiểu rõ tính cách của mình hơn. Đó là phương pháp khám phá tính cách qua bộ câu hỏi trắc nghiệm 16 nhóm tính cách của 2 nhà khoa học Isabel Myers và Kathryn Briggs.

Mô hình MBTI dựa trên sự phát triển nền tảng của ngành tâm lý học có độ chính xác rất cao. Nó căn cứ trên câu trả lời của mỗi người cho các câu hỏi để suy ra những cá tính, tính cách riêng biệt của họ. MBTI đang trở nên phổ biến gần đây với nhiều người tham gia bài Test này và xuất hiện những khóa học chuyên sâu về nó.

2. Các tiêu chí đánh giá MBTI – Phân tích và đánh giá nhân sự

Sau khi đã nắm rõ MBTI là gì, tiếp theo bạn cần tìm hiểu những tiêu chí đánh giá MBTI là 4 yếu tố xoay quanh thế giới quan của con người, dùng để phân tích và đánh giá tính cách của con người.

2.1. Xu hướng tự nhiên: Extraversion (Hướng ngoại)/ Introversion (Hướng nội)

Hướng nội là người hướng về nội tâm, gồm trong ý nghĩ, tư tưởng và trí tưởng tượng.

Hướng ngoại là người thiên hướng về thế giới bên ngoài, gồm các hoạt động, con người và đồ vật.

2.2. Tìm hiểu và nhận thức thế giới: Sensing (Giác quan)/ iNtuition (Trực giác)

Sử dụng trực giác để nhận thức, tìm hiểu về thế giới; khi đó não bộ chính là đơn vị chắc chắn có trách nhiệm tìm hiểu, phân tích, diễn dịch, đồng thời giải nghĩa những mô hình thông tin. Từ đó thu thập tất cả các luồng dữ liệu, trước và sau cùng lúc rồi sắp xếp các mô hình, liên hệ chúng lại với nhau. Lúc này, não bộ phải vận động hết sức, suy đoán và phỏng đoán tương lai.

2.3. Quyết định và lựa chọn: Thinking (Lý trí) / Feeling (Cảm xúc)

Trong não bộ con người, phần được đánh giá cao nhất chính là lý trí, vai trò của nó là tìm hiểu thông tin liên quan dựa vào các tiêu chí trái hoặc phải, đúng hoặc sai. Sau đó, sử dụng những suy luận logic rồi mới trực tiếp đưa ra đáp án cụ thể, có căn cứ xác thực và có tính khoa học nhất.

Bên cạnh đó, phần cảm xúc sẽ đồng thời xem xét, suy luận sự việc dựa trên tổng thể các vấn đề cảm tính, yêu – ghét, hận – thù và yếu tố đó tác động qua lại lẫn nhau, không thể hiển rõ một sự rạch ròi, đó chính là bản chất của cảm xúc do não bộ quyết định.

2.4. Cách thức hành động: Judging (Nguyên tắc)/ Perceiving (Linh hoạt)

Với cách thức này, não bộ của một người s làm việc dựa trên các nguyên tắc đã có kế hoạch trước đó. Để đạt được kế hoạch cụ thể và có chuẩn bị thì tất cả s được tiếp cận một cách tự nhiên, rõ ràng, để có được sự phù hợp với hoàn cảnh, kế hoạch đã được vạch ra vào trước đó đôi lúc con người chấp nhận sự thay đổi.

Từ 4 tiêu chí trên, ta hình thành lên 16 nhóm tính cách trong MBTI test.

Đọc thêm: ASK là gì? Cách áp dụng mô hình ASK trong quản lý nhân sự hiệu quả

II. 16 nhóm tính cách trong Mô hình MBTI

16 nhóm tính cách MBTI là sự pha trộn của cả 4 yếu tố trên. Dưới đây là những thông tin sơ lược về 16 nhóm này, bao gồm đặc điểm tính cách, ưu nhược điểm của từng nhóm tính cách trong công việc và gợi ý ngành nghề phù hợp với từng nhóm. Chưa kể MBTI là một bài test để các nhà tuyển dụng xác định xem ứng viên có phù hợp với công việc/ môi trường/ văn hóa của công ty hay không

1. Nhóm tính cách ENFJ – Người cho đi

ENFJ là nhóm người thường có sức ảnh hưởng lớn đến những người xung quanh bởi vì họ thường có sự lôi cuốn rất lớn và cũng có tài hùng biện. Họ thể hiện sự chân thành trong cách chăm sóc mọi người, truyền đạt ý tưởng hay ý kiến một cách dễ dàng cho mọi người xung quanh. Tuy nhiên, ENFJ thường không thích đám đông, khá khép kín so với những người hướng ngoại khác.

2. Nhóm tính cách ENFP – Người truyền cảm hứng

ENFP là những người có trí tò mò, duy tâm và khá bí ẩn bởi họ luôn đi tìm kiếm ý nghĩa và thực sự để tâm đến động cơ của người khác. Vì thế mà họ thấy cuộc sống là một bầu trời rất rộng lớn, có nhiều câu đố mà trong đó mọi thứ đều liên hệ với nhau nhưng lại chưa được giải mã. Tuy nhiên, ENFP cần biết tập trung nguồn lực vì dường như xung quanh họ có rất nhiều thứ hay ho để phân tán. Mọi thứ có thể trở nên nhạt nhẽo rất nhanh với ENFP.

Đọc thêm: 5 Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả mà HR không thể bỏ qua

3. Nhóm tính cách ENTJ – Nhà điều hành

ENTJ là nhà lãnh đạo bẩm sinh. Họ thích giao tiếp với mọi người và coi trọng sự nghiệp. ENTJ không phải là người dễ bị chi phối bởi cảm xúc, họ cần học cách làm việc cũng như lắng nghe người khác.

 4. Nhóm tính cách ENTP – Người có tầm nhìn 

ENTP là người thích tìm hiểu thế giới xung quanh nên họ có khả năng hiểu con người dựa trên trực giác rất tốt. ENTP giao tiếp tốt, nhanh nhẹn và luôn tràn đầy ý tưởng. Tuy nhiên, ENTP không phải là người thích lập ra kế hoạch, họ thích làm việc kiểu freestyle hơn, họ bị chi phối bởi áp lực và ám ảnh bởi những chi tiết nhỏ nhặt.

 5. Nhóm tính cách ESFJ – Người quan tâm

Nhóm tính cách ESFJ - Người quan tâm
Nhóm tính cách ESFJ – Người quan tâm

ESFJ là người có đặc điểm rất thương người. Họ ấm áp, nhiều năng lượng nhưng lại thích làm việc độc lập. Tuy nhiên, nhóm tính cách này bị cảm xúc chi phối nhiều và họ không nên là người đưa ra những quyết định quan trọng. Họ cũng không quan tâm nhiều đến sự phân tích những ý tưởng phức tạp hay các thảo luận về nguyên nhân và hậu quả, đây là một sự tương phản hoàn toàn với các loại tính cách NT.

6. Nhóm tính cách ESFP – Người trình diễn

ESFP là người yêu những trải nghiệm mới mẻ và thích làm trung tâm của sự chú ý. ESFP có kỹ năng giao tiếp tốt, lạc quan, có khiếu thẩm mỹ và nhận thức tốt. ESFP hòa đồng và luôn tạo niềm vui cho mọi người.

7. Đặc điểm của nhóm ESTJ – Người bảo hộ

ESTJ là người thực tế. Họ rất cụ thể và luôn nhận trách nhiệm cao cả. Họ là người luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ và là người rất tận tâm với công việc.

8. Đặc điểm của nhóm ESTP – Người thực thi

ESTP là người thân thiện và rất thẳng thắn. Tuy nhiên, ESTP là người không thích lý thuyết. ESTP không có trực giác tốt. ESTP không thích làm việc bị ràng buộc về giới hạn.

9. Nhóm INFJ – Người che chở

Tính cách INFJ là người có trực giác cực tốt. Họ là những người thích mọi thứ được sắp xếp có trình tự. INFJ là người kiên nhẫn và thấu hiểu người khác. INFJ nổi bật trong những công việc của riêng họ và họ thích làm việc độc lập.

10. Nhóm INFP – Người lý tưởng hóa

INFP là người chu đáo, nhiệt tình, chịu khó lắng nghe và thấu cảm về con người. INFP thường đặt ra tiêu chuẩn cao cho công việc. Tuy nhiên, INFP không thích xung đột và họ hay né tránh xung đột nhiều nhất có thể.

11. Nhóm tính cách INTJ – Nhà khoa học

INTJ là người thiên về hoạch định chiến lược và suy nghĩ logic. INTJ yêu cầu cao về tổ chức và hệ thống. Họ là những người có tư duy mạch lạc nên rất hợp làm lãnh đạo cho những dự án mang tính đột phá. Tuy nhiên, INTJ ít quan tâm tới người khác. 

12. Nhóm tính cách INTP – Nhà tư duy

INTP là người sống trong thế giới của những tiềm năng và giả thuyết. Họ quý trọng kiến thức hơn cả và có yêu cầu cao trong việc thể hiện ý tưởng.

13. Nhóm tính cách ISFJ – Người nuôi dưỡng

ISFJ là người sống rất tình cảm. Tuy nhiên, ISFJ là người khó hiểu. ISFJ cũng thường không bộc lộ cảm xúc cá nhân ra ngoài nhiều dù bên trong họ luôn rất sôi động. ISFJ luôn đề cao bổn phận của mình họ cần những lời khen tích cực từ những người xung quanh.

14. Nhóm tính cách ISFP – Người nghệ sĩ

ISFP là người chìm đắm trong thế giới của cảm xúc. Ho thường bị lôi cuốn bởi cái đẹp và luôn hướng tới hành động. ISFP rất đáng mến và sâu sắc. ISFP có năng khiếu sáng tạo nghệ thuật và thích giúp đỡ người khác. ISFP rất khiêm tốn. Tuy nhiên, ISFP là người khó hiểu giống hệt như ISFJ. Họ không phải là nhà lãnh đạo bẩm sinh.

15. Nhóm tính cách ISTJ – Người có trách nhiệm

ISTJ là người trầm lặng. Họ ưa thích sự an toàn và cuộc sống bình yên. ISTJ trung thành và đáng tin cậy bởi họ luôn giữ lời hứa. ISTJ tôn trọng sự thật nên họ rất tôn trọng pháp luật. ISTJ cũng rất giỏi lập kế hoạch và sắp xếp kế hoạch. Tuy nhiên, ISTJ thường không dễ đồng cảm với người khác. Họ không thoải mái khi bày tỏ những suy nghĩ, ưa thích của bản thân cho người khác

16. Nhóm tính cách ISTP – Nhà cơ học

ISTP là người luôn tìm hiểu xem mọi thứ vận hành thế nào. ISTP rất mạo hiểm và có niềm tin sắt đá với bản thân. Đây là nhóm người sẵn sàng lao vào công việc. Họ giỏi xoay sở và đáng tin cậy. Tuy nhiên, ISTP thích dành thời gian một mình. Khi bị căng thẳng, chắc chắn bạn không muốn đến gần người nhóm ISTP. ISTP không thích những nhận xét / đánh giá chủ quan.

Xem thêm: Talent pool là gì? Chiến lược giúp HR Manager xây dựng và quản lý talent pool hiệu quả trong 2023?

Trên đây, 1Office đã đem đến nội dung tổng quan về 16 nhóm tính cách trong MBTI. Tiếp theo sẽ là ứng dụng của MBTI là gi trong quản trị nhân sự. Để hỗ trợ tối đa trong quá trình tuyển dụng, bạn có thể áp dụng phần mềm HRM giúp nhà tuyển dụng thu hút được nhân tài nhanh chóng.

III. Ứng dụng trắc nghiệm tính cách Myers – Briggs trong doanh nghiệp

Thông thường mô hình MBTI được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực nhân sự, cụ thể là trong quá trình tuyển dụng và trong quản lý nhân sự. Cụ thể:

1. Tuyển dụng nhân sự

Ứng dụng của MBTI trong quản trị nhân sự
Ứng dụng của MBTI trong quản trị nhân sự

MBTI là công cụ giúp nhà tuyển dụng phán đoán, phân tích tính cách của ứng viên, từ đó biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ và đánh giá xem họ có phù hợp với môi trường của công ty hay không.

2. Quản lý nhân sự

Việc hiểu rõ tính cách từng thành viên có thể giúp cá nhân quản lý tăng khả năng lãnh đạo của mình. Nếu nắm rõ được nhân viên thuộc nhóm tính cách nào trong 16 nhóm trong MBTI thì có thể giảm thiểu các mâu thuẫn, điều tiếng trong công ty. Bên cạnh đó, có những nhóm tính cách phối hợp với nhau tốt hơn các nhóm khác, việc nắm được tính cách nhân sự thông qua trắc nghiệm MBTI giúp tối ưu hiệu quả cộng tác tại nơi làm việc.

Nhà quản trị hoàn toàn có thể ứng dụng các kết quả phân tích tính cách Myers – Briggs để xây dựng các cách quản lý nhân sự hiệu quả:

Xem thêm: 10 cách quản lý nhân sự hiệu quả mà doanh nghiệp không thể thiếu!

IV. Cách đánh giá ứng viên / nhân viên qua trắc nghiệm MBTI

Với tính ứng dụng hiệu quả của nó, việc xác định MBTI của ứng viên hay nhân viên hiện nay đã trở nên rất phổ biến, và từ đó có xuất hiện nhiều phương án giúp nhà quản lý phân loại tính cách theo mô hình trắc nghiệm MBTI dễ dàng.

1. Sử dụng bộ câu hỏi test có sẵn

Những nguồn có sẵn trên Google hiện khá nhiều. Bạn chỉ cần gõ một vài từ khóa liên quan đến MBTI như “kiểm tra MBTI”, “ MBTI Test”, … thì chúng ta sẽ nhận được kết quả trả về là những trang Web có sẵn bộ câu hỏi tương ứng giúp bạn tự làm và khám phá bản thân.

2. Sử dụng nguồn tự cung

Nguồn tự cung ở đây tức là doanh nghiệp tự biên soạn một bộ câu hỏi xác định tính cách cho mình. Có 2 điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý cải thiện khi biên soạn, đó cũng là 2 điểm tối ưu của phương pháp này:

  • Cải thiện giao diện người dùng: Sẽ tốt hơn khi doanh nghiệp tạo phiên bản kiểm tra tính cách trên Website thay vì bản in giấy vì Website có giao diện và thiết kế tốt, thân thiện với người dùng, dễ đọc, dễ thao tác.
  • Tối ưu hóa bộ câu hỏi cho từng vị trí tuyển dụng: Khi đưa ra một bản mô tả công việc, người quản lý chắc chắn có những kỳ vọng về ứng viên mình muốn đưa vào vị trí. Sau khi tìm ra nhóm tính cách phù hợp, doanh nghiệp nên chủ ý soạn câu hỏi sâu hơn về nhóm tính cách đó để khai thác những tố 

V. Kết luận

Nội dung bài viết trên là những chia sẻ và phân tích về trắc nhiệm tính cách MBTI là gì. Thông qua việc phân tích tính cách của mỗi con người. Chủ doanh nghiệp có thể đưa ra cách ứng xử phù hợp và có chiến lược phát triển nhân sự trong công việc thuận lợi, hiệu quả nhất.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone