Đăng ký

Cạnh tranh như thế nào trong cuộc săn nhân tài ở kỷ nguyên số ? – Đó là câu hỏi đặt ra cho các nhà tuyển dụng ở thời đại công nghiệp 4.0. Liệu cách thức tuyển dụng truyền thống có khiến các nhà lãnh đạo vuột mất ứng viên sáng giá – những viên ngọc chưa được khai sáng?. Từ đó mà một phương thức tuyển dụng mới xuất hiện, gọi là Talent Acquisition, đã đang được các doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng và mang về những hiệu quả cao. Trong phần tiếp theo “ HRM toàn tập “ hãy cùng 1Office đi tìm hiểu Talent Acquisition là gì và những thông tin, kiến thức, xung quanh khái niệm này. 

1. Talent Acquisition là gì?

talent-acquisition-la-gi
TA trong HR là gì?

Talent Acquisition, hay còn gọi là thu hút nhân tài, một thuật ngữ trong ngành nhân sự, chỉ việc tạo mối quan hệ những ứng viên tiềm năng, phù hợp cho các vị trí còn thiếu trong doanh nghiệp thông qua việc xây dựng hình tượng doanh nghiệp. Đây còn là việc xây dựng một hệ thống nhằm tìm kiếm, đào tạo người có năng lực trở thành người phù hợp cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Công việc này mang tính chất liên tục, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng, phục vụ cho doanh nghiệp trong dài hạn. Đây là một phương pháp tuyển dụng kiểu mới, nó khác biệt với tuyển dụng truyền thống ở tính dài hạn và chiến lược.

2. Phân biệt Talent Acquisition và Tuyển dụng truyền thống

Trong phần một, chúng ta đã hiểu được khái niệm Talent Acquisition là gì. Trong phần này, bài viết sẽ giúp bạn phân biệt Talent Acquisition và Tuyển dụng truyền thống.

Tuyển dụng truyền thống thường là các chiến dịch ngắn hạn, gồm các hoạt động cơ bản, gói gọn như nhà tuyển dụng quảng bá thông tin tuyển dụng, sau khi các ứng viên ứng tuyển vào các vị trí, sẽ đến công đoạn sàng lọc hồ sơ ứng viên. Sau đó, ứng viên được đặt lịch hẹn phỏng vấn và cuối cùng là chọn được người phù hợp.

Talent Acquisition cũng là một  phương pháp tuyển dụng nhưng khác biệt so với tuyển dụng thông thường ở tính chiến lược của nó. Talent Acquisition hướng đến việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng trong thị trường lao động. Từ đó giúp doanh nghiệp thu hút một tập ứng viên theo dõi. Truyền thông các giá trị mà công ty đang tạo ra, kết hợp với xây dựng mối quan hệ với các nguồn lực nhân sự giúp doanh nghiệp hình thành được một nguồn nhân lực tiềm năng. Cách tiếp cận này tạo cho doanh nghiệp có một nguồn cung cấp nhân tài bền vững mang tính dài hạn.

Xem thêm: CÁCH XÂY DỰNG HR DEPARTMENT CHO DOANH NGHIỆP SMEs

3. Ý nghĩa của Talent Acquisition Specialist trong doanh nghiệp

talent-acquisition-la-gi
Như đề cập ở trên Talent Acquisition là một quá trình dài hạn, với tầm nhìn chiến lược trước và sau khi tuyển dụng của doanh nghiệp. Talent Acquisition không chỉ là việc tìm được nhân sự cho vị trí hiện tại, mà nó còn là quá trình từ săn tìm ứng viên, sàng lọc, tuyển lựa nhân sự và tiếp tục theo dõi các ứng viên không được lựa chọn để có thể tuyển dụng họ vào một vị trí trong tương lai.

Nói cách khác, Talent Acquisition giúp doanh nghiệp tạo ra một nhóm ứng viên bền vững, chuẩn bị nguồn nhân lực cho hoạt động lâu dài về sau thay vì gói gọn trong một đợt tuyển dụng ngắn hạn. Không chỉ thế, việc doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình với ứng viên, thông qua đó quảng bá tên tuổi, tiếp cận nhiều hơn với khách hàng.

>> Xem thêm: Tuyển dụng nhân sự cấp cao: Chi phí? Cách tuyển? Sai lầm cần tránh

4. Vì sao Talent Acquisition dần thay thế Tuyển dụng truyền thống

Trong tuyển dụng truyền thống, có một tỷ lệ tương đối phổ biến là 15/5/3/1. Đó là có 15 người ứng tuyển, thì có 5 người đến phỏng vấn, doanh nghiệp lựa chọn được 3 người và cuối cùng ký hợp đồng với 1 người. Như vậy, mỗi đợt tuyển dụng, doanh nghiệp cần đến nhiều ứng viên để tìm được một người phù hợp.

Không những thế, để có được nguồn ứng viên sẽ phải đăng tin tuyển dụng trên các kênh như Facebook, website dịch vụ việc làm,.. tốn khá nhiều chi phí cho bên trung gian. Cộng với các chi phí không hề nhỏ quảng cáo trên mạng xã hội và website, chúng ta có thể thấy tuyển dụng theo cách truyền thống tiêu tốn rất nhiều tiền, mà cũng chỉ giải quyết được vấn đề nhân lực trong thời điểm đó.

Trái lại, Talent Acquisition cho phép doanh nghiệp có thể tuyển lựa được nhân sự trong cả ngắn hạn và dài hạn, nhờ quá trình theo dõi và chăm sóc ứng viên. Giúp doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu trong lòng ứng viên và tiết kiệm chi phí tuyển dụng. Tuy mất công xây dựng nhưng đây là phương pháp mang lại chất lượng vượt trội hơn hẳn so với cả Headhunt và recruitment.

Chất lượng ứng viên Talent Acquisition là vượt trội

5. Áp dụng Talent Acquisition trong doanh nghiệp như thế nào

talent-acquisition-la-gì
Đầu tiên phải nhắc đến ở đây là nâng cao thương hiệu cho hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp. Muốn tạo nên mối quan hệ tốt với ứng viên tiềm năng thì phải đảm bảo thiện cảm của họ với doanh nghiệp thông qua những hình ảnh đầu tiên mà ứng viên thấy ở doanh nghiệp. Để làm được điều này doanh nghiệp cần có website tuyển dụng chuyên nghiệp qua việc thể hiện đầy đủ những thông tin của doanh nghiệp, thông tin cụ thể các vị trí tuyển dụng và các trợ cấp liên quan khi ứng tuyển là nhân viên chính thức, các tài khoản Facebook, Linkedin,… tạo sự tương tác cao với ứng viên.

Tiếp theo, xây dựng nguồn ứng viên. Có thể nói hoạt động tuyển dụng giờ đã không còn ngồi một chỗ chờ ứng viên tới. Thay vào đó những chuyên viên Talent Acquisition cần nâng cao tinh thần chủ động trong việc tìm kiếm ứng viên ở trên mạng xã hội hay các forum trên cộng đồng mạng.

Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng cũng đừng bỏ qua những cuộc seminar, hội thảo, những sự kiện networking để tìm kiếm ra những ứng viên sáng giá. Một nguồn khác để hình thành tập ứng viên tiềm năng đó là chính là những ứng viên đã bị loại ở những đợt tuyển trước. Những ứng viên được chọn lọc cần HR được theo dõi và tạo dựng mối quan hệ để có thể dễ dàng liên hệ những lúc thiếu nhân sự.

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã tác động đến mọi lĩnh vực của doanh nghiệp. Tổ chức có thể ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự để tạo các chiến dịch quản trị nhân sự một cách dễ dàng, hỗ trợ chọn lọc và quản lý quy trình tuyển dụng hoàn toàn tự động.

Kết luận

Hy vọng bài viết của 1Office trên đây đã cung cấp cho bạn một số kiến thức tổng quan để hiểu được Talent Acquisition là gì, tại sao doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa nguồn lực. Làm thế nào để không bỏ lỡ những ứng viên sáng giá? Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn cần một số phương pháp cũng như công cụ tối ưu hóa nguồn lực, bạn có thể để lại thông tin sau khi click vào nút dưới đây để được tư vấn miễn phí.

Liên hệ với chúng tôi:

Xem thêm bài viết liên quan:
Onboarding và những điều mà người HR nên biết
Phân biệt Recruiter và Headhunter trong tuyển dụng

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone