Mẫu thông báo nghỉ lễ Tết của nội bộ doanh nghiệp
Mẫu thông báo nghỉ lễ Tết giúp đảm bảo việc vận hành doanh nghiệp được trơn tru. Tránh ảnh hưởng đến khách hàng và sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
Mỗi dịp cuối năm, thời gian nghỉ lễ Tết khiến người lao động quan tâm. Thông báo nghỉ Tết giúp họ có thể bố trí hợp lý giữa việc công ty và gia đình. Vậy thì trong bản thông báo nghỉ lễ Tết sẽ có nội dung gì để truyền thông nội bộ? Có những quy định pháp luật nào về nghỉ lễ Tết? Các bạn hãy khám phá cùng 1Office cách viết thông báo nghỉ lễ tết thông qua bài viết dưới đây.
Về cơ bản, nội dung cơ bản của một thông báo nghỉ lễ Tết gồm những thông tin:
Mục lục
1. Thời gian nghỉ trong mẫu thông báo nghỉ lễ Tết
Mẫu thông báo nghỉ lễ Tết được công bố từ lúc nào? Theo Bộ luật Lao động, người lao động trong dịp Tết âm lịch sẽ được nghỉ 05 ngày. Thời gian nghỉ do người sử dụng lao động lựa chọn: Bốn ngày đầu năm âm lịch và một ngày cuối năm. Hoặc ba ngày đầu năm âm lịch và hai ngày cuối năm. Trường hợp nghỉ Tết trùng thời gian nghỉ hằng tuần thì thời gian nghỉ có thể dài hơn 05 ngày.
Tùy thuộc thông báo chính thức hàng năm của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội cũng như tính chất công việc, tình hình nhân sự trong công ty. Bạn có thể lựa chọn để đưa ra phương án nghỉ Tết phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Trong dịp Tết Âm lịch Canh Tý – 2020, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong những phương án sau:
Phương án 1: Nghỉ 1 ngày cuối năm, 4 ngày đầu năm trong mẫu thông báo nghỉ lễ Tết
- Đối với người lao động có chế độ nghỉ 2 ngày/tuần (Thứ 7 và Chủ nhật):
Được nghỉ 7 ngày liên tục từ ngày 24 – 30/1/2020. Tức từ ngày 30 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết ngày mồng 6 tháng Giêng năm Canh Tý. Trong đó, ngày 29 – 30/1/2020 là nghỉ bù cho ngày Thứ 7 và Chủ nhật (rơi vào mùng 1 và mùng 2 Tết).
- Đối với người lao động có chế độ nghỉ 1 ngày/tuần (Chủ nhật):
Được nghỉ 6 ngày liên tục từ ngày 24 – 29/1/2020. Tức từ 30 tháng Chạp (năm Kỉ Hợi) đến hết ngày 5 tháng Giêng (Canh Tý). Trong đó, ngày 29/1/2020 là nghỉ bù cho ngày Chủ nhật (rơi vào mùng 2 Tết).
Phương án 2: Nghỉ 3 ngày đầu năm và 2 ngày cuối năm
- Đối với người lao động có chế độ nghỉ 2 ngày/tuần (Thứ 7 và Chủ nhật):
Được nghỉ 7 ngày liên tục từ ngày 23 – 29/1/2020. Tức từ 29 tháng Chạp (Kỷ Hợi) đến hết ngày mồng 5 tháng Giêng (Canh Tý. Trong đó, ngày 28 và 29/1/2020 là nghỉ bù cho ngày Thứ 7 và Chủ nhật (rơi vào mùng 1 và mùng 2 Tết).
- Đối với người lao động có chế độ nghỉ 1 ngày/tuần (Chủ nhật):
Được nghỉ 6 ngày liên tục từ ngày 23 – 28/1/2020. Tức từ ngày 29 tháng Chạp (Kỷ Hợi) đến hết ngày mồng 4 tháng Giêng (Canh Tý). Trong đó, ngày 28/1/2020 là nghỉ bù cho ngày Chủ nhật (rơi vào mùng 2 Tết). Các chủ doanh nghiệp cần lưu ý phải có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
2. Lịch trực và chính sách đối với nhân viên làm thêm trong thời gian nghỉ Tết
Đối với một số ngành, việc làm thêm trong thời gian nghỉ Tết là điều không thể tránh khỏi. Dù đây là một phần trách nhiệm công việc thì cũng không ít nhân viên cảm thấy khó chịu.
Lịch trực trong thời gian lễ Tết là công tác lãnh đạo cần có sự chuẩn bị, trao đổi và thỏa thuận trước với nhân viên. Bạn nên thảo luận về lịch trực Tết trước 3 – 6 tháng với nhân viên để có có thể có những điều chỉnh, sắp xếp phù hợp cho cả đôi bên. Hãy chắc chắn họ đồng ý với các vấn đề về: Nhân sự, thời gian trực, lịch nghỉ bù.
Về chính sách tiền lương trong mẫu thông báo nghỉ lễ Tết, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Một số định nghĩa cơ bản về lương ngoài giờ:
- Thời gian làm việc bình thường được giới hạn trong 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần;
- Không được vượt quá 300 giờ mỗi năm so với tổng thời gian làm ngoài giờ;
- Thời gian làm việc ban đêm là từ 22:00 đến 6:00;
- Một phần lương chi trả làm ngoài giờ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP và quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, nếu làm thêm ngày Tết thì người lao động được hưởng lương như sau:
-
Với những người làm việc theo giờ vào ban ngày:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Số giờ làm thêm
-
Với những người làm việc theo giờ vào ban đêm:
Tiền lương làm việc trong ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Số giờ làm việc vào ban đêm x Mức ít nhất 30%.
-
Với những người làm thêm vào ban đêm:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ tết x Số giờ làm thêm vào ban đêm.
Bạn có thể tham khảo bảng thống kê tỷ lệ bậc lương mà chủ lao động phải trả cho nhân viên nếu nhân viên làm việc ngoài giờ dưới đây. Tỷ lệ được tính trên số tiền lương được trả cho các giờ làm việc bình thường.
Bên cạnh các đãi ngộ về tiền lương, bạn nên có những “phần thưởng nho nhỏ” cho nhân viên. Việc này giúp gia tăng tinh thần làm việc cũng như động viên nhân viên.
3. Thời gian làm bù với doanh nghiệp có lịch nghỉ lễ khác với Thông báo của Bộ
Theo quy định của Bộ Lao động, thời gian nghỉ lễ Tết là 5 ngày. Song tùy theo tình hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể linh hoạt thời gian nghỉ lễ.
Ví dụ:
Phương án nghỉ lễ Tết Âm lịch 2020 của doanh nghiệp X là nghỉ 1 ngày cuối năm; 4 ngày đầu năm. Theo thông báo của Bộ Lao động, nhân viên được nghỉ 7 ngày liên tục từ ngày 23-29/01/2020. Trong đó, ngày 29/1/2020 là nghỉ bù cho ngày Chủ nhật (rơi vào mùng 2 Tết).
Tuy nhiên, theo khảo sát ý kiến và nguyện vọng của nhiều nhân viên, doanh nghiệp X quyết định cho nhân viên nghỉ 9 ngày liên tục (từ 21-29/01/2019). Nhân viên sẽ phải làm thêm 04 buổi chiều thứ Bảy để bù lại khoảng thời gian hai ngày nghỉ. Thay vì được nghỉ như bình thường.
Kết luận
Với những hướng dẫn chi tiết về nội dung thông báo nghỉ Tết nội bộ công ty, mong rằng các lãnh đạo có thể đưa ra phương án nghỉ lễ phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm quản lý công việc để đưa ra thông báo chung nhanh chóng. Tránh tình trạng giao tiếp giữa sếp và nhân viên qua lời nói dẫn đến quên việc, mà nhân viên không nắm được lịch nghỉ Tết.
Bạn cũng có thể xem xét việc linh hoạt lịch nghỉ cho nhân viên bên cạnh thông báo theo mẫu văn bản truyền thống. Từ góc độ người sử dụng lao động, không phải ai cũng mong muốn cho nhân viên nghỉ Tết dài ngày. Vì hiệu quả công việc có thể bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên nhà quản lý nên cân nhắc điều chỉnh hợp lý để những nhân viên ở xa có thêm thời gian bên cạnh gia đình. Đặc biệt nếu họ rơi vào trường hợp đã có gia đình mà quê ngoại, quê nội ở 2 địa phương khác nhau. Lưu ý kì nghỉ Tết không nên kéo dài quá. Bởi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên sau khi trở lại làm việc.
Download miễn phí mẫu thông báo nghỉ lễ tết nội bộ doanh nghiệp chỉ với 1 click TẠI ĐÂY.
Xem thêm bài viết tại: