083.483.8888
Đăng ký

Theo kết quả khảo sát của Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có tới 48,8% doanh nghiệp thừa nhận rằng họ đã từng đầu tư mua sắm các giải pháp phần mềm nhưng hiện tại đã không còn dùng nữa. Tức nếu cứ 10 dự án “Chuyển đổi số” thì có khoảng 5 dự án không mang lại giá trị, làm tổn thất nguồn lực của doanh nghiệp.

Ngày 25/10 tại Hà Nội, 1Office kết hợp cùng Viet Nam DX Group tổ chức thành công Hội thảo “Chuyển đổi số: Tư duy hay Công cụ?”. Sự kiện thu hút sự tham gia đông đảo từ cả người làm kinh doanh, chuyên gia công nghệ, và cả những người quan tâm đến cuộc cách mạng số hóa hiện đại.

hoi-thao-chuyen-doi-so-2-pld-1698310142.jpg
Hội thảo “Chuyển Đổi Số: Tư duy hay Công cụ?” được tổ chức bởi 1Office và Viet Nam DX Group.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Trung Thắng – Founder & CEO của Viet Nam DX Group nhấn mạnh, công nghệ chỉ là một công cụ và tinh thần, khả năng thích nghi của con người là điểm độc đáo và quan trọng nhất. Theo ông Thắng, vai trò của lãnh đạo là quyết định trong quá trình chuyển đổi số. Lãnh đạo phải là người dẫn dắt việc áp dụng công nghệ và thúc đẩy đổi mới trong tổ chức. Họ phải tạo ra môi trường thúc đẩy sáng tạo và đổi mới, đồng thời tập trung vào trải nghiệm của khách hàng và nhân viên để đảm bảo rằng họ cảm thấy hài lòng và được động viên trong quá trình chuyển đổi số.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Chu Tiến Long – Giám đốc Chuyển đổi số 1Office đã trình bày các phương pháp và thực tiễn hiệu quả để chuyển đổi các quy trình kinh doanh truyền thống thành các quy trình số hóa, giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và sáng tạo.

Ông Long cho biết, thực trạng quy trình hóa trong doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng 100% các CxO (Chủ tịch, Tổng giám đốc, CIO) nhận thức được tầm quan trọng của quy trình, thế nhưng có đến 90% doanh nghiệp có dưới 20 lao động không có quy trình. Trong khi đó, chỉ có khoảng 70% doanh nghiệp có quy trình khi đội ngũ lao động trên 50 người. Đáng lưu ý, 90% doanh nghiệp đã có quy trình nhưng chưa số hóa chúng.

ong-chu-tien-long-pld-1698310115.jpgGiám đốc Chuyển đổi số 1Office Chu Tiến Long.

Theo đó, ông Long nêu bật lên những lợi ích của việc số hoá quy trình như: Dễ dàng áp dụng quy trình vào thực tiễn vận hành do không yêu cầu đào tạo cho người mới tham gia và giám sát cũng dễ dàng hơn; Quy trình số hóa giúp công việc trở nên trơn tru và mượt mà, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên; Đánh giá chính xác từng công việc, ngăn ngừa tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và tránh việc đổ lỗi cho nhau; Hệ thống cảnh báo thông minh giúp ngăn ngừa việc quên công việc hoặc bỏ sót công việc; Dựa vào báo cáo thống kê, tổ chức có thể cải tiến quy trình để chúng trở nên phù hợp và tối ưu hơn; Số hóa quy trình tạo một môi trường làm việc hiện đại và thống nhất cho nhân viên, đồng thời cung cấp trải nghiệm liền mạch cho khách hàng…

Để số hoá doanh nghiệp một cách thuận lợi và trơn tru nhất không thể thiếu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Tại Hội thảo, bà Trần Thị Trang – Trưởng phòng Hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo, Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Hà Nội đã chia sẻ cái nhìn rõ hơn về cách chính phủ và các tổ chức địa phương hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp thông qua việc chuyển đổi số.

“Theo đó, cần đẩy mạnh truyền thông khởi nghiệp sáng tạo và xây dựng văn hóa khởi nghiệp. Phát triển đội ngũ nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo. Phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, mặt bằng cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo,… Hỗ trợ các ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ và sản phẩm. Hỗ trợ tài chính và thúc đẩy hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo.” – bà Trang nhấn mạnh.

hoi-thao-chuyen-doi-so-pld-1698310116.jpgSự kiện thu hút sự tham dự của nhiều diễn giả là các chuyên gia công nghệ.

Nền kinh tế thế giới đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, đây chính là thời điểm quan trọng để Việt Nam trở thành trung tâm khởi nghiệp khoa học công nghệ của khu vực. Để có thể tăng cường đổi mới sáng tạo và chuyển đổi nền kinh tế số, đưa các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công thì Chính phủ cần xây dựng các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như chính sách ưu đãi thuế, chính sách tín dụng và một số chính sách hỗ trợ khác.

Các doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội cần tăng cường đặt hàng, sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy phát triển thị trường sản phẩm đổi mới sáng tạo, kết nối các dịch vụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.

Theo The Manager Magazine

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone