Hành trình nhân viên (Employee Journey) là một khái niệm rất mới đối với hầu hết doanh nghiệp ở Việt Nam, nhưng trên thế giới, đây là một khái niệm rất quen thuộc.
Hành trình nhân viên là một yếu quan trọng để đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp và tạo dựng lòng tin cho nhân viên yên tâm cống hiến. Bài viết đầu tiên trong chuỗi bài viết “HRM Toàn Tập” của 1Office hãy cùng khám phá hành một show về hành trình nhân viên nhé!
Hành trình nhân viên (Employee Journey) là gì?
Theo digital HR tech, hành trình nhân viên (Employee Journey) được hiểu là thời gian nhân viên dành cho công ty. Thời gian này được tính từ khi nhân viên còn là ứng viên bắt đầu ứng tuyển cho đến khi nhân viên rời công ty. Những kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ thu được trong khoảng thời gian trên tạo nên trải nghiệm nhân viên (Employee Experience).
Employee Journey map một nhân viên điển hình
1. Có nhận biết về doanh nghiệp
Trước khi tham gia ứng tuyển, ứng viên cần có những hiểu biết nhất định về doanh nghiệp đó. Hiểu biết này có thể đến trước hoặc sau khi thấy thông tin tuyển dụng. Hình ảnh của doanh nghiệp lúc này có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của ứng viên.
2. Tham gia ứng tuyển
Đây là lần đầu tiên hai bên tiếp xúc. Ngoài việc ứng viên thể hiện bản thân để lấy lòng doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần giữ hình ảnh và thể hiện sự chuyên nghiệp với ứng viên.
3. Onboarding
Đây là quá trình làm quen môi trường và công việc mới của nhân viên. Giai đoạn này sẽ cho hai bên biết được có thể gắn bó lâu dài cùng nhau không. Nó cũng là giai đoạn nhiều nhân viên “rơi rụng” nhất.
4. Học tập – nâng cao hiệu quả
Giai đoạn kép này thường lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi nhân viên Offboarding. Trong quá trình này, nhân viên được đào tạo, tự học hoặc tự rút ra kinh nghiệm và áp dụng vào để nâng cao hiệu quả công việc.
5. Thăng tiến
Mục tiêu chung của mọi nhân viên khi đi làm đều đều là thăng tiến. Thăng tiến ngoài ý nghĩa là đem lại quyền hạn và lương thưởng cao hơn cho nhân viên. Đây cũng thể hiện sự ghi nhận của doanh nghiệp dành cho nhân viên của mình.
6. Nhu cầu phúc lợi
Khi nhân viên đã lên đến vị trí cao tài chính không còn là vấn đề thì những phúc lợi khác như bảo hiểm cho gia đình, du lịch, … sẽ là yếu tố quan trọng trong việc giữ chân nhân tài.
7. Offboarding
Sau bước này là chặng đường gắn bó với hai bên sẽ kết thúc nhưng nó có thể đến bất cứ lúc nào, có thể bắt đầu ngay cả khi Onboarding còn chưa kết thúc. Đây cũng là bước mở ra những hành trình mới cùng doanh nghiệp mới hoặc bắt đầu quá trình hưu trí của nhân viên
Lợi ích của doanh nghiệp khi có Employee Journey tối ưu
Có câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, thì Employee Journey ở đây chính là loại gỗ mà công ty cần nâng cấp. Nguồn nhân lực chính hiện tại là Gen Y, và tương lai gần là Gen Z. Hai thế hệ với cùng đặc điểm thích nghi rất nhanh nhưng lại “cả thèm chóng chán” nên cùng với chế độ đãi ngộ, trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) là điều cực kỳ quan trọng.
Một hành trình nhân viên tối ưu sẽ tạo ra trải nghiệm tuyệt vời dành cho nhân viên. Đây sẽ là yếu tố quyết định để giữ chân, phát triển và tận dụng hết năng lực của nhân viên. Nhân viên khi rời khỏi doanh nghiệp cũng sẽ có những ấn tượng tốt để lan tỏa thương hiệu cho doanh nghiệp.
Tối ưu hành trình nhân viên cũng giúp đánh giá toàn diện quy trình làm việc, tìm ra lỗ hổng cũng như cải thiện hiệu suất toàn bộ máy. Khi đó nhà quản trị doanh nghiệp cũng sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp và các nhân viên của mình
Vài gợi ý giúp nâng cao chất lượng Employee Journey
1. Cá nhân hóa trải nghiệm của nhân viên
Mỗi nhân viên sẽ có những nhu cầu, năng lực, vị trí,… khác nhau nên họ sẽ cần những hành trình khác nhau để có thể làm việc hiệu quả. Bộ phận HR cần xây dựng riêng theo nhóm rồi mới tiến tới từng cá nhân nếu nguồn lực hoặc thời gian không đủ .Đây là nhiệm vụ khó khăn cần nhiều thời gian và không phù hợp với những doanh nghiệp có tốc độ thay đổi nhân sự nhanh.
2. Khảo sát nhân viên
Đừng xây dựng những hành trình từ một phía. Khảo sát nhân viên không chỉ đơn thuần là hiểu nhu cầu của nhân viên. Khảo sát là còn là công cụ cho nhân viên thấy họ được tôn trọng và sẽ gắn bó lâu hơn với doanh nghiệp.
3. Xây dựng văn hóa nội bộ thật tốt
Văn hóa nội bộ ảnh hưởng rất lớn đến hành trình nhân viên, đặc biệt với những nhân viên trẻ. Xây dựng văn hóa là mũi tên có thể bắn trúng nhiều đích. Đây cũng là xu thế ở các doanh nghiệp lớn hiện nay.
Mẹo nhỏ: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tiếp xúc với nhân viên của mình hay xây dựng văn hóa nội bộ, 1Office là công cụ tuyệt vời hỗ trợ bạn. Trải nghiệm ngay 1Office bằng cách đăng ký tại nút bên dưới nhé!
Xem thêm bài viết tại:
Phân loại nhân sự – Bước đi đầu trong chiến lược về nguồn nhân sự của doanh nghiệp