JD (Job Description) là một khái niệm hết sức quen thuộc với tất chúng ta. JD giữ vai trò quan trọng trong quy trình tuyển dụng của mọi doanh nghiệp. Nó là tiền đề để lựa chọn ra một nhân viên phù hợp. Trong phần tiếp theo của series bài viết “HRM Toàn Tập”, hãy cùng đi tìm hiểu JD là gì và những điều gì tạo nên một JB chất lượng?
Mục lục
1. JD là gì?
JD chính là từ viết tắt của cụm Job Description hay có thể gọi là bản mô tả công việc. JD đưa ra các chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, quyền hạn,… mà nhà tuyển dụng xây dựng dành cho ứng viên theo vị trí công việc hiện tại đang tuyển dụng ở doanh nghiệp. Thông thường, JD được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, giúp ứng viên hiểu ngay việc cần làm để so sánh với năng lực bản thân xem có phù hợp hay không.
2. Tầm quan trọng của JD
2.1 Đối với doanh nghiệp
JD là điểm chạm quan trọng của ứng viên với doanh nghiệp trong employee journey. Chức năng chính của JD vẫn là cung cấp thông tin về vị trí đang tuyển của doanh nghiệp. Nhưng ngày nay, nó còn cho thấy hình ảnh của công ty trong mắt ứng viên. Sự chuyên nghiệp, văn hóa, con người,… đều được thể hiện qua JD của doanh nghiệp. JD là nền tảng để xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp. JD cũng cung cấp nền tảng để tất cả chính sách, hợp đồng, giải quyết tranh chấp,… giữa 02 phía sau này.
2.2 Đối với ứng viên
JD là nguồn thông tin chính thức để ứng viên nắm rõ các yêu cầu của công việc, tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. JD là cơ sở quan trọng của việc hình thành các điều khoản khác trong hợp đồng như: lương, đãi ngộ, khả năng thăng tiến của ứng viên.
3. Nội dung chính của JD
JD thường không có mẫu cố định ở các doanh nghiệp. Nó thay đổi theo vị trí, chức vụ, cách thức tiếp cận ứng viên,… Cho dù là hình thức nào đi nữa thì vẫn có 5 nội dung chính được nêu ra trong mọi JD, cụ thể như sau:
3.1 Thông tin doanh nghiệp
Đây là phần đưa ra thông tin cơ bản về vị trí đang tuyển và doanh nghiệp,… Từ đó tạo ấn tượng về doanh nghiệp cho ứng viên, mang đến cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp và giúp ứng viên định hình được tổ chức bộ máy của doanh nghiệp. Ngoài ra cũng có thông tin về địa điểm, giờ giấc làm việc khi ứng viên trúng tuyển.
3.2 Mô tả công việc
Đây là phần cho ứng viên thấy vai trò, thứ bậc, trách nhiệm của vị trí đang tuyển. Mô tả công việc cũng nêu nhiệm vụ, những công việc người đó phải thực hiện trong quá trình làm việc, khối lượng công việc phải hoàn thành. Đối với những công việc không phổ biến thì sẽ có thêm phần khái quát quy trình làm việc để ứng viên có thể dễ dàng hình dung về công việc. Với những công việc đặc thù, mục này sẽ được chia đôi thành 02 mục riêng rẽ là mô tả vị trí và mô tả công việc.
3.3 Yêu cầu từ nhà tuyển dụng
Đây là yêu cầu từ doanh nghiệp đối với ứng viên. Yêu cầu có thể bao gồm các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, bằng cấp, thâm niên,… của ứng viên. Thái độ, tính cách cũng là một yêu cầu quan trọng thường xuyên được nhiều doanh nghiệp nêu ra để phù hợp với từng môi trường làm việc riêng của doanh nghiệp.
3.4 Chế độ đãi ngộ
Đây là quy định về lương, phụ cấp, bảo hiểm, thưởng, chế độ nghỉ, du lịch hàng năm… ứng với vị trí. Đây là phần được ứng viên quan tâm nhất và cũng là cơ sở để ứng viên so sánh các doanh nghiệp với nhau.
3.5 Timeline tuyển dụng
Tại đây, ứng viên được cung cấp những mốc quan trọng trong quá trình tuyển dụng như hạn nộp, ngày phỏng vấn, ngày bắt đầu làm việc,… để ứng viên tiện sắp xếp công việc cá nhân. Ngoài ra, phần này cũng cung cấp những thông tin liên hệ giúp ứng viên có thể giải đáp những thắc mắc thuận tiện nhất.
4. Quy trình tạo ra một JD chất lượng
Phần trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu được JD là gì và tầm quan trọng của JD trong tuyển dụng. Phần này bài viết sẽ bật mí cho bạn quy trình tạo ra một JB chất lượng.
4.1 Lập kế hoạch
Đây là quá trình tạo dựng và đặt ra các mục tiêu cho tất cả các quá trình tiếp theo. Tại khâu này nhà tuyển dụng cần trả lời câu hỏi ví dụ như: mục tiêu, số lượng, yêu cầu, … của chiến dịch tuyển dụng này.
4.2 Thu thập thông tin
Đối với doanh nghiệp, việc thu thập thông tin này sẽ xác nhận lại về vị trí và vai trò của công việc sắp tuyển dụng. Những công việc đó đã phù hợp với yêu cầu trong bộ máy của công ty hay chưa? Yêu cầu đối với nhân sự sắp được bổ sung vào đã đáp ứng đủ theo tiêu chuẩn của bộ phận đó hay chưa…
4.3 Phác thảo mô tả công việc
Sau khi có đủ thông tin, thì đó là công việc hoàn thiện bản mô tả công việc. Nhờ bản phác thảo này, nhà quản lý sẽ có hình dung ban đầu về công việc mới sắp tới và bao quát được phạm vi công việc. Khi thực hiện công đoạn này này nhà tuyển dụng thường phải tham khảo những bản CV mẫu.
5. Tải 3 Mẫu JD xin việc cực đẹp thoả mãn mọi nhà tuyển dụng
Bạn đang tìm kiếm một mẫu JD xin việc chuyên nghiệp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này! Hãy tải ngay file mẫu JD xin việc từ bài viết của chúng tôi để tiết kiệm thời gian và đảm bảo bạn có một bản JD hoàn hảo, đầy đủ thông tin và chuẩn chỉnh. Với mẫu JD này, bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình ứng tuyển và tăng cơ hội được gọi phỏng vấn. Tải ngay để nắm bắt cơ hội nghề nghiệp tốt nhất cho mình!
Bạn có thể tham khảo tại link: https://drive.google.com/drive/folders/1ilsWr_p6FvnZwuCzpnEUPgJcvTfkLSoK