Mẫu mô tả công việc Chuyên viên nhân sự gồm những nội dung gì? Nếu bạn đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí này, hãy tham khảo tổng hợp của 1Office trong bài viết dưới đây.
Chuyên viên nhân sự là nhân tố không thể thiếu trong một doanh nghiệp. Bởi họ sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch và chiến lược tuyển dụng để thu hút đúng nhân tài về công ty.
Mục lục
1. Nội dung mẫu mô tả công việc Chuyên viên Nhân sự
Mẫu mô tả công việc Chuyên viên nhân sự cần đầy đủ nội dung như kế hoạch hàng ngày, yêu cầu công việc cụ thể, quyên lợi được hưởng…
1.1 Mô tả công việc Chuyên viên Nhân sự
Chuyên viên Nhân sự là:
- Người quản lý hoạt động tuyển dụng, đào tạo – phát triển nhân sự;
- Đảm bảo các chính sách HR phù hợp, giúp nhân viên thể hiện tối đa năng lực.
1.2 Các công việc cụ thể trong mẫu mô tả công việc Chuyên viên nhân sự
- Tiếp nhận nhu cầu về nhân sự của các phòng ban. Đánh giá dữ liệu nhân sự để từ đó đưa ra đề xuất tuyển dụng nhân sự.
- Tiếp nhận các vấn đề, thắc mắc về lương thưởng, chính sách, chế độ đãi ngộ từ các cá nhân trong công ty và đề xuất hướng giải quyết cho quản lý.
- Thực hiện các chiến dịch tuyển dụng, quy trình tuyển dụng của công ty, hỗ trợ phỏng vấn.
- Xây dựng, hoàn thiện các lương thưởng, chính sách, chế độ đãi ngộ cho nhân sự trong doanh nghiệp.
- Đảm bảo nhân sự hiểu tính công bằng, minh bạch của các lương thưởng, chính sách, chế độ đãi ngộ và thực hiện đúng nội quy công ty.
- Thu thập dữ liệu đánh giá năng lực của nhân sự, đưa ra đề xuất đào tạo cho nhân viên mới, nâng cao năng lực nhân viên cũ.
- Lên kế hoạch đào tạo, dự trù chi phí, set-up buổi đào tạo và thực hiện đánh giá tổng quan sau khóa học
- Cập nhật, lưu trữ, quản lý thông tin ứng viên.
- Đo lường tỷ lệ nghỉ việc, tỷ lệ tuyển dụng thành công.
- Ghi chép, kiểm soát nguồn ngân sách của phòng Nhân sự.
1.3 Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản trị Nhân lực hoặc các chuyên ngành tương tự.
- Có X năm kinh nghiệm tại vị trí chuyên viên nhân sự hoặc các vị trí tương đương.
- Thành thạo tin học văn phòng.
- Am hiểu Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động và các Luật liên quan.
- Am hiểu KPI, hệ thống thang, bảng lương và các cấu trúc tổ chức.
- Có khả năng lập kế hoạch, quản lý, sắp xếp, triển khai, thuyết trình, giao tiếp, đàm phán…
1.4 Quyền lợi được hưởng
- Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật (BHYT, BHXH, BHTN) và các chế độ phúc lợi theo nội quy, quy chế của Công ty (tham quan, nghỉ mát, lương thưởng, nghỉ Tết lễ,…)
- Được hưởng đầy đủ các chế độ thăm hỏi sức khỏe cho bản thân và gia đình theo chính sách đãi ngộ của Công ty
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và thân thiện, có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
- Thu nhập từ [mức lương doanh nghiệp đề nghị]
1.5 Quy chế công ty
- Thời gian làm việc.
- Địa điểm làm việc.
1.6 Thông tin liên hệ
- Tham khảo thông tin về Công ty tại:
- Website;
- Fanpage;
- Một số kênh truyền thông các của doanh nghiệp (nếu có).
- Chi tiết liên hệ để ứng tuyển:
-
- Email Công ty;
- Số điện thoại và tên liên hệ của nhà tuyển dụng.
2. Một số lưu ý khi tuyển dụng Chuyên viên Nhân sự
Khi tuyển dụng Chuyên viên nhân sự thì bạn cần tìm hiểu mức lương phổ biến của vị trí này để có phương án tuyển chọn phù hợp.
2.1 Mức lương tham khảo trong mẫu mô tả công việc Chuyên viên nhân sự
Theo số liệu từ JobsGO, mức lương trung bình của công việc Chuyên viên Nhân sự hiện nay là 10 triệu VNĐ. Mức lương phổ biến của công việc trong khoảng từ 7 triệu đến 14 triệu VNĐ.
2.2 Bộ câu hỏi phỏng vấn cho vị trí Chuyên viên Nhân sự
Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp đánh giá ứng viên trong việc xử lý tình huống khẩn cấp, khả năng tư duy với công việc.
2.2.1 Bộ câu hỏi tình huống
- Chúng tôi đang hướng tới cải thiện chính sách đào tạo – nâng cao năng lực cho nhân viên công ty, nếu là một chuyên viên Nhân sự thì đề xuất của bạn là gì?
- Trong quá trình phỏng vấn vị trí X, phẩm chất nào khiến bạn cảm thấy ứng viên phù hợp với vị trí đó?
2.2.2 Bộ câu hỏi đánh giá chuyên môn
- Bạn hiểu gì về hệ thống trả lương 3P?
- Một bảng đáng giá năng lực nhân viên bao gồm nội dung gì? Bạn có thể nêu ra một số tiêu chí chung để đánh giá một nhân viên tiêu chuẩn được không? Nêu cách bạn tổng hợp, đánh giá và đưa ra kết quả
- Theo bạn thì yếu tố nào quan trọng nhất giúp giành – dùng – giữ – loại nhân viên?
- Bạn có kinh nghiệm sử dụng bất kỳ phần mềm HRM nào ở công ty cũ không? Hãy giới thiệu ngắn gọn về (các) phần mềm này và cách bạn áp dụng phần mềm vào quản lý nhân sự ở công ty cũ
2.2.3 Bộ câu hỏi hành vi
- Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống các đồng nghiệp mâu thuẫn chưa? Nếu có, bạn đã làm gì để giải quyết mẫu thuẫn? Nếu không, bạn có làm gì để giúp các đồng nghiệp của mình thoát khỏi tranh cãi không?
- Bạn hãy kể cho chúng tôi một trải nghiệm trong 1 kế hoạch về nhân sự bạn làm cho công ty trước với nhiều thời gian và kinh nghiệm nhất. Bạn đã học hỏi được gì thông qua các buổi phỏng vấn đó?
Tham khảo một số bản mô tả công việc nhân sự khác: Trưởng phòng Nhân sự, Nhân viên truyền thông nội bộ
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các phần mềm quản lý để có thể triển khai các chiến dịch tuyển dụng hiệu quả hơn.
Xem thêm bài viết tại:
TUYỆT CHIÊU XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG CHUYÊN NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP