Mô hình kinh doanh được coi như “kim chỉ nam” cho các hoạt động chiến lược xoay quanh và định hướng mục tiêu. Nó là công cụ quan trọng giúp thúc đẩy hoạt động bán hàng và định hướng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai. Tuy nhiên, việc lựa chọn một mô hình phù hợp không phải là điều dễ dàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Vậy mô hình kinh doanh là gì? Có các loại mô hình nào được áp dụng thành công ở Việt Nam hiện nay? Cùng 1Office đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
1. Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là kế hoạch tổng thể của một tổ chức hoặc công ty (có thể ở dạng văn bản hoặc đồ họa) mô tả cách công ty tạo ra doanh thu và lợi nhuận bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho nhóm khách hàng xác định trong một thị trường cụ thể.
Yêu cầu cơ bản của một mô hình doanh nghiệp là cần chỉ ra loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp, cách thức marketing, các chi phí vận hành, sản xuất và bán hàng cũng như kỳ vọng về lợi nhuận.
2. Tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh là định hướng đường đi cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và tạo ra các giá trị bền vững. Do đó, doanh nghiệp cần xác định chính xác mô hình phù hợp với mục tiêu và lợi thế cạnh tranh ngay từ đầu. Từ đó, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra giá trị nhanh chóng.
Xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, các mô hình thành công dễ bị sao chép bởi đối thủ. Do đó, các doanh nghiệp mới muốn phát triển thành công cần tạo ra những mô hình sáng tạo, mới mẻ và độc đáo để tạo lợi thế cạnh tranh.
3. Hướng dẫn xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả
Như đã phân tích, các doanh nghiệp có thể tạo ra một mô hình phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của họ. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng mô hình này là khả thi và mang lại hiệu quả tối ưu, bạn cần thực hiện theo 5 bước sau đây:
Bước 1: Khảo sát nhu cầu khách hàng
Tìm hiểu nhu cầu khách hàng là bước quan trọng nhất trong xây dựng mô hình kinh doanh. Sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định được nhu cầu của khách hàng là gì, sản phẩm của mình dành cho nhóm khách hàng nào và cần làm gì để khách hàng quan tâm đến sản phẩm. Khi xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ biết được họ là ai, họ cần gì và họ muốn gì. Từ đó, doanh nghiệp có thể lên ý tưởng, phương hướng kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
Có nhiều cách để thu thập thông tin để khảo sát nhu cầu khách hàng như cuộc điện thoại, email, trực tiếp gặp gỡ, khảo sát trực tuyến, sử dụng mạng xã hội, phát từ rơi,… Đảm bảo phương thức này thuận tiện cho đối tượng khách hàng của bạn. Các câu hỏi khảo sát cần được thiết kế một cách rõ ràng, súc tích, dễ hiểu và phù hợp với mục tiêu của cuộc khảo sát. Bạn có thể sử dụng các loại câu hỏi sau:
- Câu hỏi đóng: Câu hỏi có sẵn các lựa chọn trả lời, giúp bạn dễ dàng thu thập dữ liệu.
- Câu hỏi mở: Câu hỏi cho phép khách hàng tự do trả lời, giúp bạn thu thập được nhiều thông tin chi tiết.
Lợi ích của việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng giúp doanh nghiệp:
- Tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng.
- Tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng mục tiêu.
Bước 2: Lên ý tưởng kinh doanh phù hợp với nhu cầu khách hàng
Sau khi hiểu rõ nhu cầu của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ giải quyết được những vấn đề, khó khăn, trăn trở mà khách hàng đang gặp phải. Đây là mục tiêu quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần theo đuổi xuyên suốt quá trình hoạt động, bởi nó giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tạo ra doanh thu và phát triển bền vững.
Để ý tưởng kinh doanh phù hợp, thỏa mãn và làm hài lòng khách hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ đó cần đảm bảo các tiêu chí về giá cả, chất lượng và mẫu mã. Lên ý tưởng kinh doanh dựa vào những yếu tố sau:
- Nhu cầu của thị trường: Đây là yếu tố quan trọng nhất khi lên ý tưởng kinh doanh. Bạn cần nghiên cứu xem thị trường hiện nay đang có nhu cầu gì, sản phẩm hoặc dịch vụ nào đang được ưa chuộng. Nếu bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn.
- Khả năng của doanh nghiệp: Bạn cần xem xét khả năng về vốn, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm,… để lựa chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp. Nếu bạn không có đủ khả năng để thực hiện ý tưởng kinh doanh, bạn sẽ khó có thể thành công.
- Xu hướng thị trường: Bạn cần nắm bắt xu hướng thị trường để lựa chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp. Những xu hướng thị trường mới nổi thường có nhiều tiềm năng phát triển.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần không ngừng sáng tạo, đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại luôn thay đổi.
Bước 3: Hoạch định chi phí sản xuất và phân phối phù hợp
Quản lý chi phí hiệu quả là bài toán quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Để doanh nghiệp không bị lỗ, giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ phải được tính toán sao cho đủ bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận.
Chi phí sản xuất là phần chi phí lớn nhất của doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Doanh nghiệp cần tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu chất lượng với giá thành hợp lý, kiểm soát quy trình sản xuất chặt chẽ và xây dựng đội ngũ nhân sự có năng lực để giảm thiểu chi phí.
Quá trình hoạch định chi phí sản xuất thường bao gồm các bước sau:
- Thu thập thông tin: Doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, như giá nguyên vật liệu, giá nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định,…
- Phân tích thông tin: Doanh nghiệp cần phân tích các thông tin đã thu thập để xác định các yếu tố có thể kiểm soát và các yếu tố không thể kiểm soát.
- Xác định mục tiêu: Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định.
- Xây dựng kế hoạch chi phí: Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi phí chi tiết cho từng yếu tố chi phí.
- Thực hiện kế hoạch: Doanh nghiệp cần thực hiện kế hoạch chi phí đã xây dựng.
- Theo dõi và kiểm soát: Doanh nghiệp cần theo dõi và kiểm soát chi phí sản xuất trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Một số phương pháp hoạch định chi phí sản xuất phổ biến:
- Phương pháp định mức: Phương pháp này dựa trên việc lập định mức chi phí cho từng yếu tố chi phí. Chi phí thực tế được so sánh với chi phí định mức để xác định sự chênh lệch.
- Phương pháp phân tích chi phí: Phương pháp này phân tích chi phí sản xuất thành các yếu tố chi phí khác nhau, từ đó xác định nguyên nhân gây ra sự biến động chi phí.
- Phương pháp dự báo chi phí: Phương pháp này sử dụng các phương pháp dự báo để dự báo chi phí sản xuất trong tương lai.
Ngoài chi phí sản xuất, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các chi phí khác như chi phí tiếp thị, bán hàng, quản lý,… Doanh nghiệp cần lựa chọn kênh phân phối phù hợp, xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả và quản lý chi phí chặt chẽ để tránh phát sinh những chi phí không cần thiết.
Bước 4: Hoàn thiện mô hình và bắt tay thực hiện
Sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu, doanh nghiệp cần bắt tay vào triển khai mô hình kinh doanh. Trong quá trình này, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự kiến. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận những thay đổi để có thể thích ứng và phát triển.
4. Phân loại mô hình kinh doanh theo hình thức giao dịch
4.1 Mô hình Canvas
Mô hình kinh doanh Canvas là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp hệ thống hóa chiến lược kinh doanh, được tạo bởi Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur. Mô hình này được nhiều công ty hàng đầu thế giới sử dụng để quản lý và hình thành chiến lược kinh doanh, tạo động lực tăng trưởng mới. Mục tiêu của mô hình Canvas là định vị và triển khai kế hoạch kinh doanh nhằm ổn định hoạt động và tăng trưởng lợi nhuận.
09 yếu tố căn bản trong mô hình Canvas gồm:
- Đối tượng khách hàng chính (Customer segment)
- Giá trị của sản phẩm mang lại cho khách hàng (Value Proposition)
- Phương tiện truyền thông và kênh phân phối (Channel)
- Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)
- Doanh thu bán hàng dự kiến (Revenue streams)
- Nguồn lực chính cho dự án (Key resources)
- Đối tác dự án (Key partner)
- Các hoạt động chính (Key activities)
- Cơ cấu chi phí hoạt động (Cost Structure)
4.2 Mô hình B2C
Mô hình kinh doanh B2C (Business to Customer) là một hình thức thương mại điện tử trong đó các doanh nghiệp kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân thông qua các kênh trực tuyến hoặc cửa hàng truyền thống. Đây là một trong những mô hình phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong thế giới kinh doanh ngày nay.
Trong mô hình B2C, các doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến hoặc cửa hàng vật lý để thu hút và phục vụ đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng. Các doanh nghiệp này thường xác định mục tiêu là cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng, dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Mô hình B2C đơn giản là cung cấp sản phẩm trực tiếp cho người dùng cuối, một số ví dụ về mô hình B2C phổ biến là:
- Nhà hàng
- Quán cafe
- Cửa hàng tiện lợi
- Cửa hàng tạp hóa
- Tiệm làm tóc, làm nail
- Spa làm đẹp
- Cửa hàng cho thú cưng
4.3 Mô hình B2B
Loại hình kinh doanh B2B (Business to Business) là một hình thức thương mại điện tử, trong đó các doanh nghiệp hoặc tổ chức mua sắm và giao dịch sản phẩm, dịch vụ hoặc nguyên liệu với nhau. Khác với mô hình B2C (Business to Customer) – nơi doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng cá nhân, trong B2B, các giao dịch chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Mô hình B2B thường liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ có tính chất chuyên nghiệp và chất lượng cao, thường được sử dụng để sản xuất hoặc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Các giao dịch B2B có thể bao gồm mua bán vật liệu, thiết bị, phần mềm, dịch vụ tư vấn, và nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác.
4.4 Mô hình C2C (Consumer to Consumer)
Mô hình kinh doanh C2C (Customer to Customer) là một hình thức thương mại điện tử, trong đó cá nhân hoặc người tiêu dùng trực tiếp mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhau thông qua các nền tảng trực tuyến hoặc sự trung gian của bên thứ ba. Đây là một xu hướng ngày càng phổ biến trong thế giới kinh doanh và đã thay đổi cách mọi người mua sắm và kinh doanh trực tuyến.
Ví dụ dễ thấy nhất của mô hình C2C là là các trang web hoặc ứng dụng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… hay các đơn vị, website đấu giá, giao dịch trao đổi như Vatgia, Chợ tốt,…
5. Top 20 các mô hình kinh doanh phổ biến ở Việt Nam
Có rất nhiều các mô hình mới hiện nay tồn tại theo nhiều hình thức khác nhau được các doanh nghiệp áp dụng để cung cấp các giá trị và giải pháp cho khách hàng. Dưới đây, 1Office xin chia sẻ đến bạn các loại mô hình kinh doanh phổ biến nhất.
5.1 Mô hình bán hàng trực tiếp
Mô hình bán hàng trực tiếp hay mô hình bán hàng trực tiếp, là hình thức kinh doanh mà sản phẩm hoặc dịch vụ được bán trực tiếp từ nơi sản xuất hoặc nhà cung cấp đến người tiêu dùng mà không thông qua các kênh trung gian như cửa hàng bán lẻ truyền thống. Mô hình bán hàng trực tiếp thường được sử dụng trong các lĩnh vực như công nghệ, mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, và nhiều ngành công nghiệp khác.
Ví dụ về doanh nghiệp áp dụng thành công mô hình này phải kể đến DELL, một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh máy tính cá nhân hàng đầu thế giới hiện nay với các phương thức bán hàng qua điện thoại hoặc trực tuyến (email, website…) mà không cần tới sự tham gia của các yếu tố trung gian như đại lý hay nhà phân phối.
5.2 Các mô hình kinh doanh online
Trong thời đại công nghệ phát triển, mô hình kinh doanh online ngày càng trở nên phổ biến và bùng nổ. Hình thức kinh doanh này chủ yếu được thực hiện trên các nền tảng như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử và website.
So với mô hình truyền thống, mô hình online có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Tiết kiệm chi phí mặt bằng và nhân viên
- Tiếp cận tệp khách hàng trên phạm vi rộng
- Tiện lợi cho khách hàng trong việc lựa chọn và thanh toán
Mô hình online thuận tiện cho cả người bán và người mua. Người bán có thể dễ dàng bắt đầu kinh doanh và tiếp cận khách hàng tiềm năng, trong khi người mua có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi. Đó là lý do vì sao bán hàng online được đánh giá là xu hướng của hiện tại và tương lai.
5.3 Mô hình tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing
Tiếp thị liên kết là hình thức kiếm tiền bằng cách giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của người khác trên các nền tảng trực tuyến. Người tiếp thị sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng click mua hàng hoặc xem sản phẩm/dịch vụ qua đường link của họ.
Ví dụ, các KOL/Reviewer trên TikTok, Facebook,… có thể kiếm tiền hoa hồng bằng cách giới thiệu sản phẩm trên Lazada và Shopee và gắn đường link sản phẩm tiếp thị trong bài viết hoặc video của mình. Khi có khách hàng click mua hàng hoặc xem sản phẩm qua đường link của họ, họ sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
5.4 Mô hình Agency
Doanh nghiệp kinh doanh dựa trên mô hình Agency là đơn vị cung cấp các dịch vụ marketing cho các doanh nghiệp khác. Nhân sự của doanh nghiệp Agency là những chuyên gia marketing có chuyên môn và kinh nghiệm, họ sẽ tư vấn và triển khai các chiến dịch marketing giúp doanh nghiệp khách hàng đạt được mục tiêu.
Ví dụ, thương hiệu Durex đã hợp tác với Agency Dentsu Aegis để thực hiện các chiến dịch marketing nhằm lan truyền thông điệp độc đáo, thu hút sự quan tâm của người dùng và tăng độ nhận diện.
5.5 Mô hình cố vấn
Hình thức cố vấn là một mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp sẽ thuê những chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề của khách hàng. Khách hàng sẽ trả phí cho doanh nghiệp theo giờ hoặc theo ngày.
Ví dụ, HRchannel là một doanh nghiệp tư vấn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân tài. Ngoài việc tuyển dụng, HRchannel còn cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo để giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động.
5.6 Mô hình Freemium
Mô hình Freemium là loạihình kinh doanh kết hợp giữa miễn phí và trả phí. Đây là mô hình rất phổ biến ở những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phần mềm – Software as a service (SaaS). Doanh nghiệp cung cấp phiên bản miễn phí cho người dùng trải nghiệm, trong đó một số tính năng hoặc thời gian sử dụng bị giới hạn. Nếu người dùng hài lòng với phiên bản miễn phí, họ có thể nâng cấp lên phiên bản trả phí để sử dụng thêm các tính năng cao cấp hơn.
Ví dụ: Ứng dụng văn phòng: Microsoft Office cung cấp phiên bản miễn phí cho người dùng sử dụng trên điện thoại di động và máy tính bảng. Phiên bản miễn phí này bao gồm các tính năng cơ bản như soạn thảo văn bản, bảng tính, thuyết trình. Người dùng có thể nâng cấp lên phiên bản trả phí để sử dụng thêm các tính năng cao cấp như định dạng nâng cao, cộng tác, lưu trữ đám mây,…
5.7 Mô hình Multi-sided Platform
Mô hình kinh doanh trên thị trường đa chiều là loại hình thức mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho cả hai bên tham gia thị trường. Trong đó, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm điểm giao thoa giữa hai bên và cung cấp dịch vụ giúp họ giải quyết nhu cầu của nhau.
Ví dụ như TopCV – một nền tảng kết nối việc làm, nền tảng này cung cấp dịch vụ cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Đối với nhà tuyển dụng, TopCV giúp họ lọc và tìm kiếm ứng viên phù hợp. Đối với ứng viên, TopCV giúp họ kết nối với những vị trí công việc mà mình mong muốn.
5.8 Mô hình đồng đẳng
Mô hình kinh doanh đồng đẳng (Peer to Peer) là hình thức mà doanh nghiệp đóng vai trò là nhà trung gian kết nối trực tiếp giữa hai bên cung và cầu. Doanh nghiệp sẽ thu lợi nhuận từ khoản phí hoa hồng sau mỗi lần giao dịch thành công.
Mô hình này đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang lại lợi nhuận cực khủng mỗi năm. Một ví dụ điển hình là sàn thương mại điện tử Shopee. Shopee hoạt động với cơ chế cho người bán hàng thuê gian hàng trực tuyến và kết nối người mua đến sàn. Trên mỗi đơn hàng thành công, Shopee sẽ thu phí dịch vụ 5% từ người bán.
5.9 Kinh doanh theo hình thức đăng ký
Mô hình kinh doanh đăng ký là mô hình doanh nghiệp thu lợi nhuận từ việc người dùng trả phí để sử dụng dịch vụ theo chu kỳ cố định (ngày, tháng, năm). Người dùng có thể gia hạn đăng ký để tiếp tục sử dụng dịch vụ. Mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực để cung cấp dịch vụ hấp dẫn, duy trì khách hàng.
Ví dụ: Dịch vụ xem phim giải trí FPT Play thu phí đăng ký hàng tháng hoặc hàng năm để người dùng xem các bộ phim chiếu rạp, phim bom tấn mới.
5.10 Mô hình thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh trực tuyến, trong đó người mua và người bán có thể giao dịch với nhau thông qua internet. Mô hình này đã và đang trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế, được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới.
Để xây dựng mô hình thương mại điện tử, người bán cần tạo danh mục sản phẩm trên website hoặc sàn thương mại điện tử. Người mua có thể đặt hàng trực tuyến và thanh toán qua thẻ ngân hàng, ví điện tử,… Người bán sẽ căn cứ vào đơn hàng để quản lý thông tin khách hàng và tiến hành giao hàng.
Hiện nay, có rất nhiều công ty đã và đang thành công với lĩnh vực thương mại điện tử, điển hình như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… Các công ty này đã xây dựng được hệ thống website và sàn thương mại điện tử uy tín, đáp ứng nhu cầu mua sắm của đông đảo người tiêu dùng.
5.11 Mô hình lợi nhuận từ sản phẩm đi kèm
Mô hình kinh doanh này dựa trên việc bán sản phẩm chính với giá thấp để thu lợi nhuận từ các sản phẩm đi kèm bắt buộc phải có. Ví dụ, máy in được bán với giá rẻ để người dùng mua thêm mực in với giá cao.
5.12 Mô hình Privacy
Sự phát triển của Internet và sự gia tăng của các công ty thu thập dữ liệu người dùng đã đe dọa quyền riêng tư của con người. Để giải quyết vấn đề này, mô hình Privacy đã được áp dụng. Mô hình này đảm bảo cho chủ thể không bị bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì quan sát, theo dõi.
Ngoài Google, một số công cụ tìm kiếm khác như DuckDuckGo cũng đang áp dụng mô hình này. Công cụ sẽ chuyển dữ liệu của người dùng đến điều hướng riêng tư và kiếm tiền bằng cách bán từ khóa địa phương.
5.13 Mô hình kinh doanh nhượng quyền
Trong số các loại mô hình kinh doanh phổ biến ở Việt Nam hiện nay thì hình thức kinh doanh nhượng quyền được xem là mô hình quen thuộc và phổ biến nhất. Bên nhượng quyền sẽ ủy thác cho bên nhận nhượng quyền được phép kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ, thương hiệu, bí quyết kinh doanh,… và tiến hành thu phí trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ minh họa cho hình thức này là các thương hiệu chuỗi cửa hàng như Mixue, gà rán KFC, Lotteria, lẩu băng chuyền Kichi Kichi,Starbucks, Subway, McDonald’s,…
5.14 Mô hình kinh doanh ngành giáo dục
Đây là mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng giáo dục với đối tượng khách hàng mục tiêu chính là giáo viên, học sinh và các bạn sinh viên. Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức này cung cấp các sản phẩm dịch vụ là các công cụ, ứng dụng có thể đáp ứng được nhu cầu học tập, làm việc của khách hàng trong lĩnh vực giáo dục để thu về lợi nhuận. Có thể nói mô hình này dựa trên nguyên lý được pha trộn giữa mô hình Freemium và theo hình thức đăng ký để học nhiều bài học và sử dụng nhiều tính năng nâng cao.
5.15 Kinh doanh từ nội dung được cung cấp bởi người dùng
Kinh doanh dựa trên nội dung do người dùng cung cấp là một hình thức độc đáo, trong đó doanh nghiệp xây dựng một nền tảng trực tuyến cho phép người dùng chia sẻ và cung cấp nội dung. Nền tảng này thu hút người dùng nhờ những thông tin hữu ích, giải quyết được nhu cầu của họ. Khi số lượng người dùng tăng lên, nền tảng sẽ kiếm lợi nhuận thông qua quảng cáo.
Quora là một ví dụ điển hình cho mô hình này. Nền tảng này cho phép người dùng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. Nhờ đó, Quora cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ và hữu ích cho người dùng. Quora kiếm tiền thông qua quảng cáo được hiển thị trên nền tảng.
Ở Việt Nam, diễn đàn VOZ cũng áp dụng mô hình kinh doanh tương tự. Đây là một diễn đàn lớn với nhiều chủ đề khác nhau, từ công nghệ, giải trí đến đời sống xã hội. Các thành viên của VOZ chia sẻ và thảo luận về những chủ đề này, tạo ra một không gian sôi động và hấp dẫn. VOZ kiếm tiền thông qua quảng cáo và các hình thức liên kết.
5.16 Mô hình Blockchain
Blockchain là một công nghệ phân tán cho phép lưu trữ dữ liệu dưới dạng các khối được liên kết với nhau. Chuỗi dữ liệu này không thể bị thay đổi hoặc xóa bỏ mà chỉ có thể được bổ sung thêm thông tin.
Blockchain được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm tài chính, chuỗi cung ứng, y tế, giáo dục,… Một số doanh nghiệp đang ứng dụng blockchain trong mô hình kinh doanh của mình như Binance, Northern Trust,…
5.17 Mô hình kinh doanh gia đình
Mô hình gia đình là một hình thức doanh nghiệp tư nhân, trong đó chủ doanh nghiệp và thành viên quản lý cốt cán đều có mối quan hệ huyết thống với nhau. Một ví dụ điển hình là Samsung, với người sáng lập Lee Kun Hee và các thành viên trong gia tộc họ Lee nắm giữ phần lớn cổ phần của tập đoàn.
5.18 Mô hình đa thương hiệu
Mô hình đa thương hiệu là hình thức doanh nghiệp sở hữu và quản lý nhiều thương hiệu khác nhau, ngoài thương hiệu chủ chốt. Các thương hiệu này có thể hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Lợi ích của mô hình này là giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi một thương hiệu nhánh không được lòng khách hàng. Điều này là do mỗi thương hiệu đều có định vị và thị trường riêng, do đó thất bại của một thương hiệu không ảnh hưởng đến các thương hiệu khác.
Một số ví dụ điển hình của mô hình đa thương hiệu là các ông lớn trong ngành FMCG như Unilever (Lifebuoy, Dove, Vim, Knorr, Close Up…) và P&G (Comfort, Head&Shoulder, Tide, Downy,…).
5.19 Mô hình kinh doanh nhân bản
Kinh doanh nhân bản là mô hình lấy con người làm trung tâm, hướng đến mục tiêu tạo ra lợi nhuận bền vững mà không gây tổn hại đến môi trường và xã hội. Các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình này sẽ đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, nâng cao đời sống của người lao động, và cải thiện các dịch vụ sống của con người.
Ví dụ như tập đoàn sữa tươi TH True Milk đầu tư phát triển chuỗi giá trị bền vững, bao gồm hệ thống trang trại bò sữa và nông nghiệp xanh với quy trình sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường. Mô hình này không chỉ cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm sữa sạch, chất lượng cao mà còn tạo ra nhiều việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế nước nhà.
5.20 Mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng
Kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) là mô hình trong đó doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng mà không cần thông qua trung gian. Lợi ích của mô hình D2C là doanh nghiệp có thể dễ dàng truyền tải thông điệp của mình đến khách hàng, nhận phản hồi nhanh chóng và hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ.
BAEMIN là ví dụ điển hình của mô hình D2C. Thương hiệu đã triển khai nhiều chiến dịch marketing sáng tạo và hiệu quả, tập trung vào cảm xúc của khách hàng trẻ. BAEMIN hoạt động sôi nổi trên các mạng xã hội và đầu tư sản xuất nội dung bắt trend, mời KOL/Influencer có sức ảnh hưởng trong nhóm khách hàng mục tiêu.
5.21 Mô hình kinh doanh dựa trên hệ thống phân phối
Mô hình kinh doanh dựa trên hệ thống phân phối là mô hình trong đó doanh nghiệp kết nối với người tiêu dùng cuối cùng thông qua các thành viên trong kênh phân phối. Đây là mô hình phổ biến nhất trong kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng.
Vinamilk là một ví dụ điển hình cho mô hình này. Công ty sở hữu hệ thống kênh phân phối đa dạng với nhiều cấp độ trung thành, từ siêu thị, nhà phân phối, đại lý đến cửa hàng bán lẻ, chuỗi cửa hàng. Nhờ đó, Vinamilk có thể tiếp cận người tiêu dùng ở mọi nơi trên cả nước.
5.22 Kinh doanh dựa trên doanh thu tổng hợp đa nguồn
Doanh nghiệp kinh doanh với doanh thu từ nhiều nguồn có thể gia tăng lợi nhuận và mở rộng quy mô bằng cách khai thác thêm nhiều nguồn thu khác, không chỉ từ một sản phẩm hay một tập khách hàng.
Ví dụ như doanh nghiệp KIDO, doanh thu của công ty này được tổng hợp từ nhiều ngành khác nhau, bao gồm dầu ăn, kem, snacking và các mảng liên doanh. Điều này giúp KIDO giảm thiểu rủi ro kinh doanh và duy trì tăng trưởng bền vững.
6. Các mô hình kinh doanh mới xuất hiện tại Việt Nam
Nền kinh tế phẳng đã phá bỏ rào cản giữa các quốc gia, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến và mô hình mới. Dưới đây là một số mô hình mới và vô cùng tiềm năng tại Việt Nam.
6.1 Các mô hình kinh doanh lưu động
Đây là mô hình khá phổ biến ở nước ngoài, bắt gặp nhiều nhất là hình thức kinh doanh thực phẩm trên các xe bán tải, xe buýt. Dạng lưu động nghĩa là có thể di chuyển nhiều nơi bằng phương tiện để thực hiện việc kinh doanh mà không phải xây dựng cửa hàng cố định. Mô hình này có thể được áp dụng cho nhiều ngành hàng khác nhau, từ ăn uống, giải trí đến dịch vụ,…
Ưu điểm của mô hình kinh doanh lưu động:
- Tiết kiệm chi phí: Do không cần thuê mặt bằng, nên hình thức lưu động có thể giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
- Linh hoạt, dễ dàng di chuyển: Phương tiện di chuyển có thể dễ dàng di chuyển đến các khu vực đông dân cư, nơi có nhu cầu mua sắm lớn.
- Tiếp cận nhiều khách hàng: Mô hình kinh doanh lưu động có thể tiếp cận nhiều khách hàng ở nhiều địa điểm khác nhau.
Các loại mô hình kinh doanh lưu động phổ biến:
- Bán đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt, đồ ăn đường phố,…
- Bán quần áo, phụ kiện thời trang, đồ lưu niệm,…
- Xe đẩy cắt tóc, sửa xe lưu động,…
6.2 Mô hình kinh doanh khách sạn thú cưng
Kinh doanh khách sạn thú cưng là một dịch vụ chuyên biệt dành cho các chủ nuôi thú cưng, nơi họ trả phí cho dịch vụ chăm sóc và lưu trú cho thú cưng trong khoảng thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, như khi họ đi du lịch, công tác. Đây là một ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng và ngày càng được ưa chuộng trong thời đại ngày nay, khi nhiều người coi thú cưng như thành viên trong gia đình.
Mô hình này cung cấp các dịch vụ như chỗ ở, dinh dưỡng, chăm sóc y tế, và giải trí cho thú cưng. Khách sạn thú cưng thường được thiết kế với môi trường an toàn, thoải mái và tiện nghi, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống và hoạt động giải trí phù hợp.
6.3 Mô hình kinh doanh kết hợp
Việc kết hợp các mô hình kinh doanh khác nhau có thể mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp nếu được áp dụng một cách hợp lý. Khi triển khai đồng thời nhiều mô hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể gặt hái những lợi ích sau:
- Tăng doanh thu và lợi nhuận: Việc khai thác nhiều nguồn thu nhập khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc và rủi ro từ một mô hình duy nhất, đồng thời tạo điều kiện gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Tăng sức cạnh tranh: Sự kết hợp đa dạng mô hình giúp doanh nghiệp tạo ra điểm khác biệt và lợi thế so với các đối thủ, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Mở rộng thị trường: Bằng cách áp dụng nhiều mô hình bán hàng, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều nhóm khách hàng tiềm năng khác nhau, giúp việc mở rộng thị trường trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Dễ dàng thích ứng với thị trường: Trong bối cảnh thị trường luôn biến động, doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh khi áp dụng nhiều mô hình, giúp tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng.
Những ví dụ điển hình về doanh nghiệp áp dụng đa dạng mô hình kinh doanh có thể kể đến như Amazon, kết hợp mô hình bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử, và mô hình tiếp thị liên kết. Google cũng áp dụng nhiều mô hình như doanh thu ẩn và dịch vụ Premium trả phí, giúp họ thu lợi từ nhiều nguồn khác nhau.
Tuy nhiên, việc triển khai nhiều mô hình kinh doanh cũng mang đến không ít thách thức:
- Quản lý phức tạp hơn: Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý hiệu quả để tránh những sai sót hoặc nhầm lẫn trong quá trình vận hành.
- Tăng chi phí: Kết hợp nhiều mô hình sẽ làm gia tăng chi phí vận hành và quản lý, điều mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi.
- Mâu thuẫn lợi ích: Mỗi mô hình kinh doanh có chiến lược và mục tiêu khác nhau, điều này có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa các bộ phận hoặc trong định hướng phát triển chung.
Việc kết hợp nhiều mô hình kinh doanh có thể mang lại lợi ích lớn, nhưng doanh nghiệp cũng cần cẩn trọng để giải quyết tốt các thách thức đi kèm.\
7. Chi tiết 5 bước quy trình tự xây dựng mô hình kinh doanh riêng
Bước 1: Khảo sát nhu cầu khách hàng
Việc khảo sát nhu cầu khách hàng là bước quan trọng trong quá trình xây dựng mô hình kinh doanh, giúp doanh nghiệp hiểu rõ mong muốn và nhu cầu thực sự của khách hàng. Mục tiêu của doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sẽ sẵn lòng mua và sử dụng. Để thành công, doanh nghiệp cần xác định cụ thể nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu, từ đó tìm cách thu hút sự quan tâm của họ đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Khi doanh nghiệp có thể trả lời rõ ràng những câu hỏi liên quan đến nhu cầu và đối tượng khách hàng, đồng nghĩa với việc đã xác định được đúng nhóm khách hàng mục tiêu mà mình muốn phục vụ. Với cái nhìn rõ ràng này, các bước tiếp theo trong việc phát triển ý tưởng và chiến lược kinh doanh sẽ dễ dàng hơn, đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn.
Bước 2: Lên ý tưởng kinh doanh
Sau khi đã hiểu rõ nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Ý tưởng kinh doanh cần dựa trên việc đáp ứng nhu cầu, đồng thời phải mang lại doanh thu và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Để đạt được sự hài lòng từ phía khách hàng, ý tưởng kinh doanh cần phù hợp với các tiêu chí về giá cả, chất lượng và thiết kế sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần liên tục đổi mới và sáng tạo để giữ vững vị thế trong một thị trường liên tục thay đổi.
Bước 3: Hoạch định chi phí sản xuất và phân phối
Hoạch định chi phí sản xuất và phân phối là bước doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng về chiến lược giá, làm sao để bán sản phẩm không bị lỗ và quản lý tốt các chi phí phát sinh. Đây là bài toán mà mọi doanh nghiệp cần phải có kế hoạch giải quyết để đảm bảo mô hình kinh doanh đạt được lợi nhuận như mong muốn.
Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu với giá cả hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Đồng thời, việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và xây dựng đội ngũ nhân sự có trách nhiệm, chuyên môn cao cũng rất quan trọng để đảm bảo quá trình vận hành hiệu quả.
Ngoài chi phí sản xuất, các chi phí liên quan đến tiếp thị và bán hàng cũng đóng vai trò thiết yếu. Mỗi kênh phân phối có đặc điểm riêng, do đó cần xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp cho từng kênh để tránh các chi phí không cần thiết và giảm thiểu rủi ro thua lỗ.
Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing
Xây dựng chiến lược Marketing là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều khách hàng biết đến. Việc kết hợp nhiều chiến dịch quảng cáo đa dạng sẽ giúp tăng cường hiệu quả tiếp cận thị trường. Sau mỗi chiến dịch, doanh nghiệp cần đánh giá phản hồi và ý kiến từ khách hàng để điều chỉnh và cải thiện chiến lược tiếp thị sao cho phù hợp hơn.
Chiến lược Marketing có thể bao gồm các hoạt động như sử dụng phương tiện truyền thông truyền thống, mạng xã hội, tham gia triển lãm, tổ chức hội chợ, hoặc triển khai các chương trình khuyến mãi và tặng quà.
Bước 5: Hoàn thiện mô hình kinh doanh
Sau khi đã phân tích và thực hiện các bước trên, doanh nghiệp cần tiến hành hoàn thiện mô hình kinh doanh của mình. Trong quá trình thực hiện, có thể xuất hiện những vấn đề không lường trước được. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn tâm lý chấp nhận sự thay đổi và linh hoạt thích ứng với các tình huống phát sinh, từ đó đảm bảo sự ổn định và phát triển trong dài hạn.
8. Kết
Mô hình kinh doanh là nền tảng cho sự thành công của mọi doanh nghiệp. Do đó, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng và xác định những phương hướng hành động cụ thể, rõ ràng để xây dựng một mô hình phù hợp nếu có ý định khởi nghiệp. Hy vọng thông tin trên của 1Office sẽ giúp bạn tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!