Chắc chắn là các sếp không thể ôm hết mọi công việc, quản lý điều hành đến từng ngóc ngách của cả một hệ thống doanh nghiệp được. Nhưng để nhân viên tự do làm việc liệu có an tâm hơn? Sau đây là 7 “tuyệt chiêu” giao việc hiệu quả lại còn phát huy tốt nhất vai trò lãnh đạo của các nhà quản lý.
Mục lục
1. Tham gia có mặt cùng nhân viên
Rõ ràng là có sự đồng hành của sếp, nhân viên sẽ làm việc nhiệt tình với 100% năng lượng vì họ biết những thứ họ làm đang được cấp trên nhìn nhận và ghi nhận. Còn nếu bạn không có mặt thường xuyên ở văn phòng hoặc không có nhiều thời gian dành cho từng bộ phận thì sao? Hãy làm cho họ cảm giác được sếp của họ không hề lơ là họ một giây phút nào dù không cần hỏi nhân viên theo từng giờ.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan
Thật khó khăn cho các bạn nhân viên khi nhận được một câu chỉ thị ngắn ngủn của sếp : “Em làm cái này đi…”, “Em giúp anh/chị chuyện này nhé…”. Khi giao việc, người quản lý cần đính kèm một chút thông tin để công việc thêm rõ ràng cũng là giúp nhân viên hiểu bản chất công việc từ đó thực hiện đúng theo những gì mà nhà quản lý cần.
3. Giúp đỡ khi gặp vướng mắc
Công việc dù khó dù dễ vẫn luôn có những “tips” để thực hiện nó mượt mà hơn. Các sếp khi giao việc cho nhân viên có thể chia sẻ một chút về điều này. Cũng có thể trong quá trình làm việc phát sinh ra những rắc rối nan giải, nhân viên lại e dè không báo cáo, sợ bị sếp mắng. Trong trường hợp này, lãnh đạo cần một chút tinh tế để nhận ra vướng mắc và góp ý giúp nhân viên tháo gỡ rắc rối để hoàn thiện về sau.
4. Trao hy vọng và mục đích
Với các công việc đòi hỏi sự bền bỉ, cống hiến và cả năng lực, nhân viên cần một chút động lực để sẵn sàng dùng 200% nhiệt huyết để hoàn thành. Các sếp có thể thưởng nóng bằng tiền lương hay đơn giản là khao cả team một chầu cà phê, trà sữa, “chanh sả” hơn thì một chuyến đi nghỉ mát cho những nhân viên xuất sắc… Nhân viên nào lại chối từ là fan của một sếp tâm lý phải không nào?
5. Kết nối và sống tình cảm
Nếu công việc được thực hiện trong 1 tuần, hãy kiểm tra tiến độ sau 3 ngày. Khi hỏi về tiến độ công việc nhà quản lý cũng nên tế nhị, không nên dùng các câu hỏi mang ý nghĩa ra lệnh. Thay vì hỏi: “Anh/ chị đã làm xong việc chưa?” bạn hãy hỏi “Tiến độ công việc thế nào?” nhằm tránh gây áp lực hoặc cảm giác không được tin tưởng, ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên.
6. Làm công việc trở nên thú vị
Công việc thì có bao giờ là hết, sẽ thật là nhàm chán nếu hằng ngày cứ phải làm lặp đi lặp lại một quy trình. Nhân viên cần một môi trường làm việc năng động, trẻ trung để tạo sự phấn khởi, hăng say mà điều này phụ thuộc vào sự sáng tạo của các vị sếp.
7. Làm gương
Không có chuyện các sếp thì đi làm muộn, công việc chậm tiến độ, tính kỉ luật kém lại đòi hỏi nhân viên của mình ưu tú. Khẳng định năng lực của mình cũng là một cách “tạo uy”, xây dựng chữ tín, lòng tin tưởng của các sếp… Nhưng làm thế nào để mọi người đều thấy mà không bị nói là khoe mẽ, phô trương, đấy là nghệ thuật của mỗi người quản lý.