083.483.8888
Đăng ký

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, kỹ năng thuyết phục là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của nhà quản trị. Một nhà quản trị giỏi không chỉ cần có kiến thức, kinh nghiệm, mà còn cần biết cách thuyết phục người khác. Là một nhà quản trị doanh nghiệp, bạn có đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục nhân viên, đối tác, khách hàng? Nếu vậy, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của 1Office để học hỏi những nghệ thuật thuyết phục người khác dễ áp dụng và cực hiệu quả.

1. Tại sao thuyết phục là một nghệ thuật?

Thuyết phục không chỉ là một kỹ năng thông thường, mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và tinh tế. Để thuyết phục hiệu quả, người thuyết phục cần có kiến thức về người và tình huống, hiểu biết về nghệ thuật giao tiếp, và tinh thần tinh tế.

Kiến thức về người và tình huống

Để thấu hiểu và thuyết phục một người, bạn cần phải nắm vững tình hình, sở thích, mục tiêu và giá trị của họ. Khả năng phân tích tình huống và dự đoán phản ứng của đối tượng là yếu tố quan trọng để xây dựng một thông điệp thuyết phục mạnh mẽ.

Ví dụ, khi bạn đề xuất một ý tưởng cho sếp của mình, bạn cần biết rõ những lợi ích mà ý tưởng đó mang lại cho công ty, và cách nó liên quan đến mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Bạn cũng cần hiểu rõ tính cách và sở thích của sếp để lựa chọn cách tiếp cận phù hợp.

Sự hiểu biết về nghệ thuật giao tiếp

Ngoài kiến thức về người và tình huống, người thuyết phục cần có kỹ năng và am hiểu tường tận các kỹ thuật giao tiếp. Điều này bao gồm cách sắp xếp thông điệp, lựa chọn từ ngữ, và cách thể hiện thái độ và tôn trọng trong giao tiếp.

Kỹ năng lắng nghe và tương tác cũng rất quan trọng để tạo ra một môi trường thân thiện và mở cửa cho sự đồng tình. Khi bạn thuyết phục nhân viên, việc lắng nghe ý kiến và đặt ra câu hỏi để khám phá sâu hơn về quan điểm của họ có thể giúp tăng khả năng thành công.

Tinh thần tinh tế

Tinh thần tinh tế là yếu tố quan trọng cuối cùng để thuyết phục hiệu quả. Người thuyết phục cần biết cách điều chỉnh thông điệp và cách tiếp cận để phù hợp với từng đối tượng. Bạn cũng cần linh hoạt và sẵn sàng thay đổi chiến lược nếu cần thiết. Trong quá trình thuyết phục, bạn cần chú ý đến phản ứng của đối tượng để điều chỉnh thông điệp sao cho phù hợp.

2. Kỹ năng cần có để trở thành người thuyết phục giỏi

Kỹ năng cần có để trở thành người thuyết phục giỏi
Kỹ năng cần có để trở thành người thuyết phục giỏi
  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả là nền tảng của bất kỳ kỹ năng thuyết phục nào. Bạn cần có khả năng truyền đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng, súc tích và thuyết phục. Điều này có nghĩa là bạn cần có vốn từ vựng phong phú, khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách trôi chảy và tự tin, và khả năng lắng nghe hiệu quả.
  • Kỹ năng xây dựng mối quan hệ: Khi bạn có mối quan hệ tốt với người bạn đang thuyết phục, họ sẽ có nhiều khả năng tin tưởng bạn và bị thuyết phục bởi bạn hơn. Bạn có thể xây dựng mối quan hệ bằng cách thể hiện sự quan tâm đến người khác, lắng nghe họ một cách chu đáo và xây dựng sự tin cậy.
  • Kỹ năng lập luận logic: Bạn cần có khả năng đưa ra các lập luận rõ ràng và có sức thuyết phục để ủng hộ quan điểm của mình. Điều này có nghĩa là bạn cần có khả năng phân tích vấn đề một cách cẩn thận, thu thập bằng chứng và khai thác bằng chứng đó một cách triệt để.
  • Kỹ năng ứng biến: Bạn cần có khả năng điều chỉnh linh hoạt cách tiếp cận của mình để phù hợp với từng đối tượng và cách thức xử lý tình huống thông minh để đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình thuyết phục người khác. Điều này có nghĩa là bạn cần có khả năng hiểu nhu cầu và động lực của người bạn đang thuyết phục, và điều chỉnh thông điệp của mình cho phù hợp.

Ngoài những kỹ năng trên, bạn cũng cần có sự tự tin và kiên trì. Thuyết phục là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì. Bạn không nên bỏ cuộc nếu bạn không thành công ngay lập tức. Hãy tiếp tục luyện tập và phát triển các kỹ năng của bạn, và bạn sẽ sớm trở thành một người thuyết phục giỏi.

3. 6 nguyên tắc bất biến của nghệ thuật thuyết phục

Nguyên tắc thuyết phục #1: Có qua có lại –  Principle of reciprocity

Nguyên tắc thuyết phục #1: Có qua có lại –  Principle of reciprocity
Nguyên tắc thuyết phục #1: Có qua có lại –  Principle of reciprocity

Nguyên tắc này cho rằng con người có xu hướng đáp lại những gì người khác làm cho mình. Khi ai đó làm điều gì đó tốt cho chúng ta, chúng ta thường cảm thấy có nghĩa vụ phải đáp lại. Điều này có thể được sử dụng để thuyết phục người khác bằng cách làm cho họ cảm thấy như họ đã được nợ.

Ví dụ: Khi bạn đi mua hàng ở cửa hàng, nhân viên bán hàng thường sẽ tặng cho bạn một món quà nhỏ như bút, sổ tay hoặc mẫu sản phẩm. Món quà này sẽ khiến bạn cảm thấy biết ơn và cảm thấy “có nghĩa vụ” phải quay lại lần 2 để mua hàng của cửa hàng đó.

Bài học rút ra của nguyên tắc này là Hãy luôn là người cho đi trước và bạn sẽ nhận lại những món quà bất ngờ cho hành động đó.

Nguyên tắc thuyết phục #2: Sự khan hiếm – Principle of scarcity

Mấu chốt của nguyên tắc này là luận điểm con người thường đánh giá cao những thứ khan hiếm hơn những thứ có sẵn trước mắt hoặc đang sở hữu. Bạn sẽ thấy nguyên tắc này được áp dụng phổ biến nhất để thuyết phục khách mua hàng trong kinh doanh bằng cách tạo ra cảm giác khan hiếm về sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ví dụ, các cửa hàng thời trang thường đưa ra các chương trình giới thiệu mẫu mã đặc biệt với số lượng giới hạn chỉ 1000 khách hàng đầu tiên hoặc chương trình giảm giá 50% cho 200 khách hàng đầu. Điều này tạo ra cảm giác khan hiếm, thúc giục người mua nhanh chóng ra quyết định mua hàng.

Bài học rút ra từ nguyên tắc này là Hãy luôn đem lại sự khan hiếm, thiếu mới cần, có đủ rồi thì sẽ không cần. Yếu tố khan hiếm sẽ là yếu tố chính yếu để khuyến khích, thúc đẩy đối phương nhanh chóng thực hiện một hành động nào đó theo ý bạn.

Nguyên tắc thuyết phục #3: Nguyên tắc của quyền lực – Principle of authority

Nguyên tắc thuyết phục #3: Nguyên tắc của quyền lực – Principle of authority
Nguyên tắc thuyết phục #3: Nguyên tắc của quyền lực – Principle of authority

Con người có xu hướng nghe theo những người có uy tín, có địa vị, có tầm ảnh hưởng, hoặc là các chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Điều này có lẽ là kết quả của sự phát triển văn hóa và phân tầng xã hội đã khiến chúng ta có xu hướng tin tưởng những người có chuyên môn hoặc quyền lực. Các công ty cũng áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động quảng cáo của mình.

Ví dụ minh họa dễ thấy nhất là trong các quảng cáo TV. Trong video, họ thường nói rằng “sản phẩm được chứng nhận/đánh giá cao/nghiên cứu bởi các tổ chức nghiên cứu thế giới” và đi kèm hình ảnh của những chuyên gia nghiên cứu mặc áo blouse trắng. Tất cả đều nhắm tới mục đích thuyết phục người xem rằng sản phẩm của họ chất lượng và uy tín, tạo cảm giác an toàn cho người dùng.

Áp dụng trong doanh nghiệp, khi cấp trên thuyết phục cấp dưới tham gia một dự án mới. Cấp trên cần giải thích tầm quan trọng của dự án đối với sự phát triển của công ty và đưa ra những lợi ích mà nhân viên sẽ nhận được khi tham gia dự án, chẳng hạn như cơ hội học hỏi và phát triển, cơ hội thăng tiến,… Mục đích của người quản lý là thuyết phục nhân viên rằng dự án này là một cơ hội tuyệt vời để nhân viên phát bản thân và thể hiện năng lực của mình.

Nguyên tắc thuyết phục #4: Nguyên tắc đồng nhất nhất quán – Principle of consistency.

Đây là một nguyên tắc nói về hành vi của con người. Nội dung của nguyên tắc này là Mọi người sẽ có cảm giác thuyết phục khi người khác hành động nhất quán với niềm tin và giá trị mà họ biết hoặc tin tưởng. Điều này được áp dụng trong nghệ thuật thuyết phục người khác bằng cách bạn thực hiện bắt chước theo những điều mà họ đã nói hoặc là làm trước đó, khiến họ cảm thấy như bạn đang hành động nhất quán với chính họ.

Ví dụ: Sếp của nhân viên A là một người sùng đạo phật. Do đó, khi nhân viên trình bày các ý tưởng liên quan đến tôn giáo, phật đạo thì người sếp này dễ chấp thuận, đồng tình hơn.

Nguyên tắc thuyết phục #5: Nguyên tắc về sự yêu thích – Principle of liking

Nguyên tắc này cho rằng con người thường có xu hướng đồng tình, tin tưởng và yêu mến những người mà họ thích, có thiện cảm. Điều này có thể được sử dụng để thuyết phục người khác bằng cách khiến họ cảm thấy yêu mến con người bạn hoặc có thiện cảm về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nhưng làm thế nào để có được sự yêu mến từ người khác?

Các nhà nghiên cứu tâm lý đã xác nhận rằng có 3 yếu tố chính khiến chúng ta thích một ai đó:

  • Sự tương đồng: Chúng ta thường thích những người giống mình, cả về ngoại hình, tính cách, sở thích,…
  • Sự khen ngợi: Chúng ta thường cảm thấy thích thú và được trân trọng khi được người khác khen ngợi.
  • Sự hợp tác: Chúng ta thường thích những người có thể hợp tác với mình để đạt được mục tiêu chung.

Trong nghệ thuật thuyết phục, dù bạn có nói tốt, thấu hiểu họ đến đâu, mà ấn tượng ban đầu của bạn khiến họ khó chịu, họ không có sự yêu mến, sự thiện cảm với bạn thì mọi lời thuyết phục bạn nói đều vô nghĩa. Do đó, bài học từ nguyên tắc này là Chiếm được cảm tình của đối phương. Giống câu nói “Có tiền là có tất cả” thì trong thuyết phục “Có cảm tình là có tất cả”.

Nguyên tắc thuyết phục #6: Sự đồng thuận của xã hội – Principle of consensus (Social Proof)

Nguyên tắc thuyết phục #6: Sự đồng thuận của xã hội – Principle of consensus
Nguyên tắc thuyết phục #6: Sự đồng thuận của xã hội – Principle of consensus

Nguyên tắc này cho rằng con người thường tin tưởng và làm theo những gì người khác đang làm. Nói cách khác, chúng ta có xu hướng đưa ra quyết định về những gì mình không chắc chắn bằng cách theo dõi và thực hiện theo hành vi của những người xung quanh. Điều này có thể được sử dụng để thuyết phục người khác bằng cách tạo ra một cộng đồng mà mọi người cùng thực hiện một hành động, người bạn muốn thuyết phục sẽ có cảm giác họ cần phải làm theo số đông.

Ví dụ, một nhân sự trong nhóm không có thói quen điền báo cáo trước buổi họp, là một trưởng phòng, bạn có thể thay đổi thói quen đó bằng cách yêu cầu tất cả mọi người trong team điền và gửi báo cáo, ngoại trừ người đó. Sau 1 thời gian, người nhân sự đó sẽ tự quan sát và thực hiện theo tất cả mọi người.

4. 6 mẹo nâng tầm nghệ thuật thuyết phục người khác

Dựa vào 6 nguyên tắc bất biến của nghệ thuật thuyết phục đỉnh cao, 1Office bật mí cho bạn một số mẹo giúp nâng tâm kỹ năng thuyết phục người khác dưới đây

Chú trọng cảm xúc của đối phương

Con người là sinh vật cảm xúc. Chúng ta thường đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc hơn là lý trí. Vì vậy, cảm xúc là yếu tố luôn được khai thác nhiều nhất trong nghệ thuật thuyết phục.

Mọi câu từ, cử chỉ hay cách nói chuyện của bạn cần tạo được cảm xúc mạnh mẽ cho người đối diện. Điểm quan trọng trong việc khai thác cảm xúc trong nghệ thuật thuyết phục là đánh vào điểm yếu và sở thích của người nghe. Khi người nghe cảm thấy rằng thông điệp của bạn có liên quan đến lợi ích của họ, họ sẽ có nhiều khả năng bị thuyết phục hơn.

Đánh vào tâm lý đám đông

Đây chính là một trong những điểm yếu lớn nhất của con người. Khi ở trong đám đông hoặc có người đồng hành, họ cảm thấy được bảo vệ và an toàn hơn. Khi bạn tách biệt đối phương với phần còn lại số đông, họ sẽ có cảm giác bất an, và sợ hãi. Lúc này họ sẽ rất khó để lắng nghe bạn. Thay vào đó, bạn tạo cho họ cảm giác quyết định của họ giống với mọi người, đối tác của bạn sẽ cảm thấy an tâm tuyệt đối và khiến họ tự tin đưa ra quyết định hơn.

Rèn luyện tính nhượng bộ

Mọi người thường có tâm lý tự tôn, muốn chứng tỏ mình là người khôn ngoan và chiến thắng. Vì vậy, trong một cuộc nói chuyện, việc bạn chiếm thế thượng phong không đồng nghĩa với việc bạn đã thuyết phục được người khác.

Thay vì cố gắng giành phần thắng, bạn nên học cách nhượng bộ khi cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tạo thiện cảm với người nghe, khiến họ dễ dàng chấp nhận quan điểm của bạn hơn. Đồng thời, bạn cũng cần tiết chế trong lời nói và hành động của mình để điều tiết mọi chuyện một cách linh hoạt.

Biết lắng nghe và thấu hiểu nhằm thu phục lòng người

Biết lắng nghe và thấu hiểu nhằm thu phục lòng người
Biết lắng nghe và thấu hiểu nhằm thu phục lòng người

Tất cả chúng ta ai cũng muốn được tôn trọng và thấu hiểu. Vì vậy, bạn hãy lắng nghe và thấu hiểu những gì đối phương nói. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ và thuyết phục họ dễ dàng hơn.

Sử dụng hình ảnh để thuyết phục hiệu quả hơn

Khi thuyết phục ai đó, chúng ta thường gặp phải sự phản kháng từ phía họ do con người có xu hướng bảo vệ quan điểm của mình, và điều này khiến họ bỏ qua những thông tin mới. Một cách hiệu quả để phá vỡ rào cản này là sử dụng hình ảnh.

Nghiên cứu cho thấy rằng những người sử dụng hình ảnh để minh họa cho lập luận của mình có thể thuyết phục người khác hiệu quả hơn 43% so với những người không sử dụng. Hình ảnh có thể giúp người nghe hiểu thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn và cũng có thể giúp người nghe nhìn thấy vấn đề từ một góc độ mới, từ đó dễ dàng bị thuyết phục hơn.

Chia sẻ cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực

Việc trình bày ý tưởng một cách khách quan và toàn diện là rất quan trọng. Điều này giúp người nghe đánh giá một cách chính xác, đồng thời tạo niềm tin và tăng khả năng thuyết phục. Khi trình bày ý tưởng, hãy tập trung làm nổi bật những ưu điểm vượt trội, đồng thời chỉ đề cập đến nhược điểm một cách súc tích, ngắn gọn. Tuyệt đối không nên thổi phồng ưu điểm hoặc che giấu nhược điểm.

5. Nghệ thuật thuyết phục trong bán hàng

Nghệ thuật thuyết phục khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định việc khách hàng có mua hàng hay không. Để bán được sản phẩm và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần có khả năng giao tiếp và thuyết phục tốt.

Mở đầu câu chuyện thú vị

Cách mở đầu câu chuyện là yếu tố quan trọng quyết định thành công hay thất bại của một cuộc hội thoại. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, và cách mở đầu câu chuyện cũng vậy. Nếu bạn có thể chọn chủ đề hay câu nói phù hợp với bối cảnh hiện tại, khách hàng sẽ có nhiều khả năng tiếp tục câu chuyện với bạn.

Để đạt được điều này, bạn cần xác định được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, bạn có thể đưa ra, gợi ý những hành động hoặc câu nói hướng khách hàng đến mục tiêu mà bạn muốn.

Duy trì sự tương tác thông qua cách đặt câu hỏi thông minh

Giao tiếp là chìa khóa của nghệ thuật thuyết phục khách hàng. Nếu chỉ một mình bạn nói, khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu và không hứng thú. Thay vào đó, bạn nên tương tác với khách hàng bằng cách đặt những câu hỏi hướng tới bản thân khách hàng.

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ. Khi bạn hiểu được khách hàng, bạn sẽ có thể đưa ra những lời khuyên hoặc giải pháp phù hợp, từ đó thuyết phục họ mua hàng. Ngoài ra, việc đặt câu hỏi cũng giúp cuộc trò chuyện diễn ra tự nhiên và thú vị hơn. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và dễ dàng chia sẻ với bạn.

Phản hồi khách hàng nhanh chóng

Nếu như Khách hàng có thắc mắc, băn khoăn về sản phẩm, hãy phản hồi nhanh chóng. Điều này thể hiện sự quan tâm, chu đáo của bạn và doanh nghiệp đối với khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy bản thân được trân trọng và trở nên yên tâm, tin tưởng vào bạn hơn.

Giao tiếp có nhịp điệu

Ấn tượng khi giao tiếp không chỉ phụ thuộc vào vẻ bề ngoài, mà còn được thể hiện qua cách nói chuyện. Các nhấn nhá câu từ, tốc độ và ngữ điệu là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên ấn tượng tốt đẹp trong mắt người đối diện.

Đặc biệt, đối với các cuộc hẹn qua điện thoại, việc tạo nhịp điệu khi nói là vô cùng quan trọng. Giọng nói và ngữ điệu là công cụ duy nhất giúp bạn thuyết phục khách hàng trong trường hợp này. Bạn nên sử dụng giọng nói rõ ràng, mạch lạc, nhấn nhá đúng chỗ để tạo sự thu hút và ấn tượng cho người nghe.

6. Những cuốn sách nghệ thuật thuyết phục hay nhất

#1. Nghệ thuật thuyết phục lòng người trong kinh doanh

Nghệ thuật thuyết phục lòng người trong kinh doanh
Nghệ thuật thuyết phục lòng người trong kinh doanh

Cuốn sách “Nghệ thuật thuyết phục lòng người trong kinh doanh” là một tài liệu bổ ích cho những ai đang muốn phát triển kỹ năng giao tiếp và thuyết phục. Cuốn sách cung cấp những phương thức hiệu quả cho việc giao tiếp, thuyết phục, phát triển phong thái chuyên nghiệp trong kinh doanh và đời sống.

Đối với các nhà quản lý, cuốn sách sẽ giúp họ nâng cao khả năng lãnh đạo, giao tiếp với nhân viên và khách hàng. Đối với những người đang tìm kiếm cơ hội thăng tiến, cuốn sách sẽ giúp họ xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

#2. Phong thái của bậc thầy thuyết phục

Phong thái của bậc thầy thuyết phục
Phong thái của bậc thầy thuyết phục

Nghệ thuật thuyết phục và khả năng “dụ dỗ” người khác là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cuốn sách “Phong thái của bậc thầy thuyết phục” cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bạn trở thành một người thuyết phục giỏi, dựa trên nền tảng đạo đức và lương tâm.

Cuốn sách này sẽ không giúp bạn ngay lập tức trở thành một người thuyết phục giỏi. Tuy nhiên, những gì sách muốn chuyển tải sẽ là hành trang để bạn trang bị cho bản thân, giúp bạn đạt được mục tiêu thuyết phục một cách hiệu quả và thuyết phục.

#3. Thuyết phục bằng sự thấu cảm – Khi sự thật không thể lay chuyển lòng người

Cuốn sách này không chỉ đơn thuần là hướng dẫn cách thuyết phục người khác. Nó còn giúp bạn hiểu được tâm lý của người mà bạn muốn thuyết phục, và vượt qua thách thức khi đối mặt với những người có quan điểm trái ngược.

Thuyết phục bằng sự thấu cảm – Khi sự thật không thể lay chuyển lòng người
Thuyết phục bằng sự thấu cảm – Khi sự thật không thể lay chuyển lòng người

Cuốn sách này sẽ giúp bạn:

  • Hiểu được nhu cầu và mong muốn của người mà bạn muốn thuyết phục.
  • Tạo dựng mối quan hệ với người đó, để họ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng lắng nghe bạn.
  • Trình bày thông điệp của bạn một cách rõ ràng và thuyết phục.
  • Đáp ứng những phản hồi của người đó một cách khéo léo.

Cuốn sách của Lee Hartley Carter không đảm bảo rằng bạn sẽ luôn thành công trong việc thuyết phục người khác. Tuy nhiên, nó sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tăng cơ hội thành công

#4. Thôi miên bằng ngôn từ

Thôi miên bằng ngôn từ
Thôi miên bằng ngôn từ

Cuốn sách “Nghệ thuật thôi miên bằng ngôn từ” là một tài liệu hữu ích cho những ai đang muốn phát triển khả năng giao tiếp và thuyết phục.Nhất là với những ai đang theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp hoặc những người còn đang băn khoăn tìm kiếm con đường đi riêng cho mình.

Cuốn sách cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bạn có thể sử dụng ngôn từ một cách hiệu quả, tạo ấn tượng tốt đẹp và thuyết phục người khác. Cuốn sách sẽ giúp bạn:

  • Tạo ra những câu chữ có sức hút và truyền cảm hứng.
  • Khơi gợi sự thấu hiểu và đồng cảm từ người khác.
  • Tạo dựng mối quan hệ và xây dựng lòng tin với người khác.
  • Thuyết phục người khác hành động theo ý muốn của bạn.

#5. Những đòn tâm lý trong thuyết phục

Những đòn tâm lý trong thuyết phục
Những đòn tâm lý trong thuyết phục

Cuốn sách “Những đòn tâm lý trong thuyết phục” được viết bởi Giáo sư Robert B. Cialdini, chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý học và Tiếp thị của trường Đại học Bang Arizona. Với sự am hiểu sâu rộng về tâm lý học và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tiếp thị, Giáo sư Cialdini đã chỉ ra 6 nguyên tắc tâm lý cơ bản chi phối hành vi của con người, từ đó giúp bạn áp dụng các nguyên tắc này để thuyết phục người khác một cách hiệu quả.

7. Ví dụ áp dụng nghệ thuật thuyết phục thành công

Ví dụ #1

Trong bài thuyết trình tại TED talk về vấn đề cải cách hệ thống tư pháp hình sự tại Mỹ, Luật sư Nhân quyền Bryan Stevenson đã chọn cách mở đầu bằng câu chuyện về trải nghiệm của ông khi làm việc tại nhà giam các tử tù. Thay vì giới thiệu bản thân và những thành tích của mình, ông đã kể một câu chuyện chân thực và cảm động về những người mà ông đã gặp gỡ và giúp đỡ.

Cách mở đầu này đã tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa Stevenson và khán giả. Người nghe có thể cảm nhận được sự đồng cảm và thấu hiểu của ông đối với những người bị kết án tử hình. Điều này đã giúp Stevenson tạo dựng được niềm tin và sự ủng hộ của khán giả cho những luận điểm mà ông sẽ trình bày trong bài nói.

Ví dụ #2

Warren Buffett là một nhà đầu tư tài ba, đồng thời cũng là một nhà thuyết phục tài ba. Ông thường xuyên sử dụng phép ẩn dụ trong lời nói của mình để truyền tải thông điệp thuyết phục người nghe một cách rõ ràng, dễ hiểu và dễ nhớ.

Một ví dụ điển hình là vào năm 2017, trong cuộc họp cổ đông thường niên của Berkshire Hathaway, Buffett đã ví von tình trạng tăng thuế phí sức khỏe là con ký sinh trùng khó ưa (unpleasant tapeworm) của nền kinh tế Mỹ. Phép ẩn dụ này đã giúp ông mô tả một cách sinh động và chân thực tác động tiêu cực của tình trạng này đối với nền kinh tế. Thông qua hình ảnh con con ký sinh trùng, Buffett đã cho thấy rằng chi phí chăm sóc sức khỏe đang ngày càng tăng cao và đang trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.

Phép ẩn dụ của Buffett đã được các tờ báo và truyền thông sử dụng rộng rãi, góp phần làm tăng nhận thức của người dân về vấn đề này. Điều này cho thấy rằng phép ẩn dụ là một công cụ thuyết phục hiệu quả, có thể giúp truyền tải thông điệp đến nhiều người một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đây chắc chắn là một công cụ hữu ích khi bạn muốn áp dụng nghệ thuật thuyết phục cho không chỉ một, mà là nhiều người hay thậm chí cả tổ chức, doanh nghiệp.

—————-

Nghệ thuật thuyết phục thực tế không quá xa vời và bạn hoàn toàn có thể chinh phục được nó bằng cách trau dồi mỗi ngày và áp dụng thường xuyên. Hy vọng rằng những chia sẻ của 1Office sẽ giúp ích cho bạn khi đàm phán, nâng cao kỹ năng giao tiếp để lấy được lòng người khác. Chúc bạn thành công!

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone