Trong một thế giới số hóa ngày càng phát triển, dữ liệu đã trở thành một tài nguyên quý giá đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực sự tận dụng được tiềm năng của dữ liệu, việc quản trị dữ liệu một cách hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Hãy cùng 1Office tìm hiểu sâu hơn về quản trị dữ liệu cho doanh nghiệp để dễ dàng tìm thấy các cơ hội phát triển mới, cải thiện năng suất hoạt động và bứt phá doanh thu trong tương lai.
Mục lục
1. Quản trị dữ liệu là gì?
Quản trị dữ liệu là tổng hợp, hệ thống các chính sách nội bộ mà các tổ chức sử dụng để quản lý, truy nhập và bảo mật dữ liệu doanh nghiệp. Đây không đơn thuần là việc thu thập và lưu trữ thông tin, mà còn là quá trình phân tích, xử lý và sử dụng dữ liệu để ra quyết định thông minh và định hình chiến lược kinh doanh. Bằng cách tận dụng công nghệ và các công cụ phân tích dữ liệu hiện đại, doanh nghiệp có thể nắm bắt được những cơ hội mới, tối ưu hóa hoạt động và cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng.
Quản trị doanh nghiệp bằng dữ liệu là một cách hiệu quả giúp cải thiện khả năng cạnh tranh và thích ứng với môi trường kinh doanh đang thay đổi một cách nhanh chóng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhận thức được giá trị của dữ liệu và bắt đầu áp dụng phương pháp quản trị bằng dữ liệu (Data – Driven) trong việc quyết định và hành động để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, quản trị vận hành của mình.
2. Vì sao quản trị dữ liệu quan trọng như thế?
Theo thống kê của Gartner, dự tính đến năm 2025, 80% doanh nghiệp phát triển mô hình kinh doanh kỹ thuật số sẽ thất bại do không tiếp cận các phương thức hiện đại để quản trị dữ liệu và phân tích. Bên cạnh đó, trong cuộc khảo sát với 350 giám đốc của các doanh nghiệp hàng đầu, 45% trong số đó xác định quản trị dữ liệu là ưu tiên hàng đầu. Cùng theo chân 1Office tìm hiểu tại sao quản trị dữ liệu đóng vai trò quan trọng đến thế trong quá trình kỹ thuật số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
Dữ liệu của doanh nghiệp là tài nguyên giá trị
Trong kỷ nguyên số ngày nay, dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Dữ liệu được ví như tài sản quý giá, có thể được khai thác để mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ở hoạt đồng đều tạo ra dữ liệu. Thông qua website, các trang mạng xã hội hoặc các hình thức thanh toán, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu người dùng …. Những dữ liệu này chứa một lượng lớn thông tin khách hàng bao gồm nhân khẩu học, sở thích, xu hướng, …. Đối với một doanh nghiệp đang hoạt động, đây là một nguồn tài nguyên lớn để khai thác nhằm thấu hiểu tâm lý, hành vi và insight khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể lập những chiến dịch truyền thông “chạm” đến tâm lý đối tượng khách hàng tiềm năng.
Đánh mất dữ liệu khách hàng là thảm họa cho công ty
Theo số liệu của Cục Lưu trữ & Hồ sơ Quốc gia Hoa Kỳ, 93% công ty mất trung tâm dữ liệu từ 10 ngày trở lên đã nộp đơn xin phá sản trong vòng một năm. 50% doanh nghiệp nhận thấy không quản lý dữ liệu hiệu quả trong cùng khoảng thời gian này cũng đã nộp đơn phá sản ngay lập tức.
Khi đánh mất dữ liệu, doanh nghiệp sẽ không thể truy cập vào các thông tin quan trọng, dẫn đến gián đoạn hoạt động kinh doanh, giảm năng suất và ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mặt khác, để lộ thông tin cá nhân của khách hàng gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của doanh nghiệp. Họ đặt những câu hỏi nghi vấn về bảo mật doanh nghiệp, mất niềm tin và quay sang đối thủ cạnh tranh.
Thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới
Trong thời đại bùng nổ thông tin, dữ liệu trở thành nguồn tài nguyên vô giá, giúp doanh nghiệp bứt phá đổi mới, sáng tạo bứt phá trong mọi lĩnh vực. Doanh nghiệp cần làm chủ dữ liệu để có thể phân tích dữ liệu về nhu cầu, thị hiếu khách hàng để thấu hiểu thị trường. Từ đó sáng tạo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tối ưu nhu cầu, mang đến trải nghiệm vượt trội cho khách hàng.
Ngoài ra, dữ liệu tương tác khách hàng cho phép doanh nghiệp thấu hiểu hành vi, sở thích, mong muốn của từng khách hàng. Doanh nghiệp có thể tận dụng để có thể cá nhân hóa trải nghiệm, xây dựng mối quan hệ gắn kết và thúc đẩy lòng trung thành. Đồng thời, dữ liệu mở ra cơ hội đột phá sáng tạo, khai thác tiềm năng ẩn sâu, tạo ra mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ độc đáo, mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng và doanh nghiệp.
3. Những lợi ích khi quản trị doanh nghiệp bằng dữ liệu
- Nâng cao hiệu quả hoạt động
Dữ liệu giúp doanh nghiệp truy cập, phân tích thông tin nhanh chóng, chính xác, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt, tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động tổng thể. Việc theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động qua dữ liệu giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu, từ đó điều chỉnh chiến lược phù hợp, loại bỏ những hoạt động kém hiệu quả.
- Tăng lợi thế cạnh tranh
Phân tích dữ liệu về thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng giúp doanh nghiệp thấu hiểu thị trường, nắm bắt xu hướng, từ đó phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp, triển khai chiến lược marketing hiệu quả và tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Dữ liệu giúp doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, từ đó nâng cao sự hài lòng, thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện hữu.
- Giảm thiểu rủi ro
Dữ liệu giúp doanh nghiệp dự đoán rủi ro tiềm ẩn, đưa ra giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực. Việc theo dõi và giám sát các hoạt động kinh doanh qua dữ liệu giúp doanh nghiệp phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Tuân thủ quy định
Không ít quốc gia có luật bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt, và doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định này để tránh bị phạt. Quản trị dữ liệu hiệu quả giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý và bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro pháp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp quản trị dữ liệu hiệu quả thể hiện sự chuyên nghiệp, minh bạch và tôn trọng khách hàng, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu và thu hút sự tin tưởng của khách hàng.
- Tạo ra nguồn thu nhập mới
Doanh nghiệp có thể khai thác dữ liệu để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, từ đó tạo ra nguồn thu nhập mới và gia tăng lợi nhuận.
4. Những thách thức đối với các doanh nghiệp triển khai quản trị bằng dữ liệu
Bên cạnh những lợi ích mà chiến lược quản trị dữ liệu mang lại, doanh nghiệp cũng gặp phải một số thách thức cần được chú ý và giải quyết nhanh chóng. Một trong số những thách thức đó bao gồm:
- Thiếu hụt nguồn lực
Việc triển khai quản trị dữ liệu đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng công nghệ, phần mềm, nhân sự có chuyên môn về dữ liệu, v.v. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính và nhân lực để đáp ứng yêu cầu này.
- Vấn đề ảnh hưởng đến văn hóa
Việc ứng dụng dữ liệu vào quản trị doanh nghiệp đòi hỏi sự thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp, khuyến khích sử dụng dữ liệu trong ra quyết định và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn tư duy truyền thống, thiếu niềm tin vào dữ liệu và gặp khó khăn trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Vậy nên để triển khai quản trị dữ liệu hiệu quả cho doanh nghiệp, bước đầu, người lãnh đạo cần cải thiện bản thân, hoàn thiện tri thức về quản trị doanh nghiệp bằng dữ liệu. Sau đó, họ có thể truyền đạt lại cho nhân sự và điều chỉnh văn hóa công ty theo từng bước nhỏ.
- Khó khăn trong việc thu thập và quản lý dữ liệu
Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, với định dạng và chất lượng không đồng nhất, gây khó khăn trong việc thu thập, tổng hợp và chuẩn hóa dữ liệu. Bởi vậy, doanh nghiệp cũng cần có giải pháp để sắp xếp, quản lý dữ liệu hiệu quả để đảm bảo an toàn, bảo mật và tính sẵn sàng của dữ liệu.
- Khả năng phân tích dữ liệu hạn chế
Việc phân tích dữ liệu đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng cao, mà nhiều doanh nghiệp chưa có đủ nguồn nhân lực đáp ứng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể chưa hoàn thiện về mặt tư duy (mindset), thiếu kỹ năng (skillset) xử lý dữ liệu và không thông thạo các công cụ hỗ trợ (toolset). Bởi vậy, người quản lý cần hoàn thiện bản thân và đội ngũ nhân sự để khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu.
- Vấn đề bảo mật dữ liệu
Việc quản lý dữ liệu lượng lớn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm bảo mật, đánh cắp dữ liệu, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần triển khai các biện pháp bảo mật dữ liệu chặt chẽ để bảo vệ dữ liệu của mình.
- Thiếu chiến lược dữ liệu
Nhiều doanh nghiệp triển khai quản trị dữ liệu một cách tự phát, thiếu chiến lược rõ ràng, dẫn đến việc sử dụng dữ liệu không hiệu quả và lãng phí nguồn lực. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược dữ liệu bài bản, xác định mục tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện cụ thể.
- Khó khăn trong việc ứng dụng kết quả phân tích dữ liệu
Việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy và cách thức làm việc của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận để đảm bảo kết quả phân tích dữ liệu được ứng dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả.
5. Khóa đào tạo: Quản trị doanh nghiệp thông minh bằng dữ liệu
Thấu hiểu khó khăn của doanh nghiệp trong những bước đầu áp dụng phương pháp quản trị bằng dữ liệu và nguyên nhân sâu xa là con người, Học viện 1Academy trực thuộc CTCP 1Office tự hào giới thiệu đến bạn khóa đào tạo “Quản trị doanh nghiệp thông minh bằng dữ liệu”.
Được xây dựng với lộ trình cụ thể, dễ tiếp cận được nghiên cứu và xây dựng bởi các giảng viên nhiều năm kinh nghiệm, các nhà lãnh đạo cấp cao, C-Level tại các tổ chức sẽ được củng cố kiến thức toàn diện từ Tư duy (Mindset) đến Kỹ năng (Skillset) và thực hành thành thạo với các Công cụ (Toolset). Đồng thời, tham gia khóa học Quản trị doanh nghiệp thông minh bằng dữ liệu, bạn sẽ được học hỏi từ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực; Cập nhật kiến thức mới nhất về quản trị dữ liệu; Nâng cao kỹ năng ứng dụng dữ liệu vào thực tế doanh nghiệp và Có cơ hội kết nối với các chuyên gia và học viên khác trong lĩnh vực này.
Tìm hiểu mọi thông tin chi tiết về khóa học ngay tại đây!
Tham gia khóa đào tạo về Quản trị dữ liệu cùng 1Academy, bạn sẽ có cơ hội được gặp gỡ, lắng nghe chia sẻ của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực chiến. Với sự dẫn dắt của Ms.Nguyễn Thanh Phương với hơn 15 năm quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp lớn và Mr.Phan Đức Hân với 13 năm trong ngành phân tích dữ liệu và điều hành doanh nghiệp, chúng tôi cam kết sau 4 buổi đào tạo, bạn sẽ có khả năng xây dựng chiến lược và làm chủ các ứng dụng công nghệ trong xây dựng chiến lược dữ liệu.
Bài viết trên, 1Office đã chia sẻ đến bạn những thông tin cụ thể xoay quanh vấn đề quản trị dữ liệu cho doanh nghiệp. Thông qua định nghĩa, lợi ích và những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình triển khai, chúng tôi hy vọng bạn đọc có kiến thức sâu hơn về chiến lược này. Để áp dụng hiệu quả và thành công vào doanh nghiệp bạn, đăng ký ngay khóa đào tạo Quản trị doanh nghiệp thông minh bằng dữ liệu với mức giá cực ưu đãi!
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa G2 Five Star Garden, số 2 Kim Giang, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Chi nhánh HCM: Lầu 3, 222 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Quận Tân Bình.
Hotline: 0387051409
Email: 1academy@1office.com.vn