Hiện nay, tại Việt Nam có tới hơn 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy việc quản trị các doanh nghiệp này có khó hay không? Việc ứng dụng những phần mềm quản trị vào có thực sự cần thiết?
Hãy cùng 1Office tìm hiểu xem áp dụng phần mềm quản trị có giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu hiệu suất làm việc không nhé!
Mục lục
Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau đều có cho mình những đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có những ưu thế chung:
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập khá dễ dàng, không cần huy động nhiều nguồn vốn. Ngoài ra, lực lượng lao động sử dụng ít và không yêu cầu nhiều vào đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Dễ dàng thâm nhập thị trường nhưng đi kèm là rủi ro lớn.
- Tuy nguồn vốn ít, thế nhưng những doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có thể dễ dàng áp dụng và trang bị những công nghệ mới và hiện đại.
- Cũng do ít vốn thế nên những doanh nghiệp này thường bị giới hạn ở khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Và nhìn chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp những vấn đề về khâu quản trị doanh nghiệp.
Có tới hơn 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ lâm vào tình trạng thất bại hoặc phá sản. Thế nhưng ít doanh nghiệp nhận ra nguyên nhân chính nằm ở khâu quản trị.
Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vận hành một cách trơn tru, các nhà quản lý cần lưu ý những nguyên tắc sau:
Kiểm soát toàn diện mọi vấn đề của doanh nghiệp
Thông thường đối với một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, người lãnh đạo cần phải làm rất nhiều việc. Từ khâu kinh doanh, bán hàng, nhân sự, kho bãi,… Việc này dẫn khiến nhà quản trị không thể tập trung làm tốt công việc của mình. Đó còn chưa nhắc tới chuyện bị nhỡ hay quên không làm một số đầu việc.
Do vậy, lãnh đạo cần cập nhật thường xuyên tình trạng hoạt động của công ty. Giải quyết ngay những vấn đề còn tồn đọng trong doanh nghiệp.
Hoạch định chiến lược đúng đắn, hiệu quả và rõ ràng trong quản trị
Chiến lược phát triển là yếu tố cơ bản mà mỗi doanh nghiệp đều cần có. Nếu bạn có chiến lược đúng đắn, phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn phát triển rất nhanh. Những nhà lãnh đạo cần tự mình đánh giá các vấn đề còn tồn đọng của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, cần cân bằng khả năng tài chính cùng tình hình thị trường để có những quyết định đúng đắn.
Đưa ra quyết định chính xác, nhanh chóng và kịp thời
Quyết định trong quản trị đóng vai trò vô cùng quan trọng dù ở quy mô nào đi chăng nữa. Bởi những quyết định này quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy, khi nhà lãnh đạo đưa ra quyết định cần chú ý những yếu tố sau:
- Đảm bảo tính khoa học
- Tính khách quan
- Có định hướng
- Tính hệ thống
- Tính tối ưu
- Tính cô đọng
- Tính linh hoạt
- Tính hợp pháp
Đối với một quyết định đúng đắn vào đúng thời điểm có thể đưa doanh nghiệp của bạn tới những kết quả hơn sự mong đợi
Chú trọng vào quản trị nhân lực
Con người là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công việc cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, nếu muốn phát triển doanh nghiệp không thể bỏ qua những người tài. Dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn, thì cũng cần có những chính sách đối đãi tốt với nhân viên của mình. Hãy tập trung một phần tài chính của doanh nghiệp vào việc tìm kiếm, bồi dưỡng nhân tài.
Mở rộng quy mô doanh nghiệp
Xây dựng doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa bao giờ đủ. Mỗi nhà quản trị doanh nghiệp cần đầu tư tập trung phát triển và mở rộng doanh nghiệp. Việc này giúp gia tăng giá trị cũng như tạo nên sự bền vững cho doanh nghiệp.
Ứng dụng khoa học công nghệ
Chúng ta không còn quá xa lạ với những thuật ngữ như chuyển đổi số, thời kỳ 4.0. Không ngoại trừ doanh nghiệp SMEs hay những doanh nghiệp lớn thì đều cần sử dụng như những ứng dụng công nghệ. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp của bạn mới không bị bỏ lại phía sau và theo kịp trên đường đua thị trường.
Doanh nghiệp sẽ nhận được những gì khi áp dụng phần mềm quản trị?
Những hiệu quả của phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể kể đến là:
- Phần mềm quản trị nhân sự sẽ giúp phòng nhân sự tăng hiệu quả tuyển dụng cũng như tiết kiệm tối đa chi phí. Ngoài ra, phần mềm còn giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá năng lực của nhân viên.
- Doanh nghiệp có thể hợp nhất tất cả các số liệu của các phòng ban. Giải pháp này có thể thay thế hoàn toàn các phần mềm hoạt động riêng lẻ của các phòng ban. Với tính năng có thể tự động tích hợp, thì doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu thông tin.
- Kiểm soát theo thời gian thực: các thông tin về doanh số, số lượng hàng hóa, báo cáo, … sẽ được cập nhật theo thời gian thực, giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi, đánh giá và đưa ra quyết định kịp thời
- Gia tăng tối đa hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.
- Cắt giảm tối đa chi phí cho doanh nghiệp.
- Khả năng tùy chỉnh linh hoạt: Phần mềm quản lý doanh nghiệp khi được ứng dụng tại các doanh nghiệp cần phải phù hợp với đặc thù nghiệp vụ của lĩnh vực của doanh nghiệp đó.
Tóm lại, quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ không quá khó nhưng cũng không quá dễ. Việc này đòi hỏi nhà quản trị cần có tư duy phân tích, lựa chọn và tối ưu. Các phần mềm quản lý là công cụ đắc lực giúp chủ doanh nghiệp quản trị dễ dàng hơn. Liên hệ ngay với 1Office – Nền tảng quản trị tổng thể cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc 0834 838888 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm: https://1office.vn/7-loi-khuyen-ve-quan-ly-doanh-nghiep-nho-tu-doanh-nhan-thanh-cong