[1OFFICE] THÔNG BÁO RA MẮT TÍNH NĂNG QUẢN LÝ MỤC TIÊU OKR
Kính gửi Quý khách hàng,
1Office trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ trong suốt thời gian qua. Với mong muốn nâng cao chất lượng sản phẩm và để Quý khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn, chúng tôi luôn không ngừng nghiên cứu, phát triển những tính năng mới. Lần nâng cấp này, chúng tôi ra mắt tính năng Quản lý mục tiêu thuộc module KPI
Thời gian nâng cấp dự kiến: 18h00, Ngày 06/04/2023
Mục lục
Giới thiệu về Quản lý mục tiêu:
- Quản lý mục tiêu (OKR) là viết tắt của Objectives and Key Results (KR), là một phương pháp quản lý mục tiêu và kết quả chủ chốt của công việc. OKR giúp cho các cá nhân, nhóm, tổ chức xác định và theo dõi các mục tiêu chiến lược, đo lường hiệu quả của việc thực hiện các mục tiêu đó. OKR thường được sử dụng bởi các công ty công nghệ lớn như Google, Intel, Amazon… để tạo ra một nền văn hóa làm việc minh bạch, hướng tới kết quả, khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến liên tục.
Ví dụ: Một công ty muốn tăng doanh thu trong quý 2 năm 2023. OKR của công ty có thể là:
- Mục tiêu: Tăng doanh thu trong quý 2 năm 2023
- Kết quả then chốt:
- Tăng số lượng khách hàng mới lên 20%
- Tăng tỷ lệ giữ khách hàng lên 80%
- Tăng giá trị đơn hàng trung bình lên 10%
Lợi ích khi sử dụng Quản lý mục tiêu:
- Tăng cường sự thống nhất: Sử dụng OKR trong doanh nghiệp có thể cải thiện sự thống nhất và phối hợp nguồn lực. Nó giúp các nhóm và cá nhân liên kết công việc của họ với các mục tiêu cấp cao của tổ chức.
- Thúc đẩy văn hóa đổi mới: Tính tham vọng của OKR có thể gắn chặt sự sáng tạo và thử sai vào cốt lõi của hoạt động công ty. Nó khuyến khích nhân viên dám nghĩ dám làm và học hỏi từ kinh nghiệm.
- Tăng năng suất và sự gắn kết: OKR giúp quản lý biết được nhân viên nào đang tập trung vào mục tiêu và có hiệu suất cao. Nó cũng giúp nhân viên cảm thấy có trách nhiệm và tự chủ trong công việc của mình .
- Nâng cao khả năng thích ứng: OKR giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh các mục tiêu theo thay đổi của môi trường kinh doanh. Nó cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của các chiến lược và hành động.
- Tối ưu hóa phân bổ và quản lý nguồn lực: OKR giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được các ưu tiên và phân bổ nguồn lực cho các mục tiêu quan trọng. Nó cũng giúp doanh nghiệp bắt được các sự phụ thuộc chéo giữa các nhóm.
Các tính năng nổi bật trong Quản lý mục tiêu:
1. Tạo mới Mục tiêu:
- Cho phép người dùng tạo mới mục tiêu cho cá nhân hoặc phòng ban/ công ty
- Cho phép tạo mục tiêu theo Tháng, Quý, Nửa năm hoặc Năm
- Nhân sự quản lý mục tiêu có quyền tạo mới các kết quả then chốt (KR) và có quyền quản lý tất cả trong mục tiêu
- Nhân sự, phòng ban được chia sẻ có thể theo dõi được hiệu quả và hiệu suất của mục tiêu.
Tại màn chi tiết mục tiêu:
- Kết quả: Người phụ trách có thể thể tạo mới kết quả then chốt
- Trạng thái mục tiêu gồm 5 loại: Chưa bắt đầu, Đúng kế hoạch, Có nguy cơ, Gặp rắc rối, Hoàn thành, Lưu trữ.
- Căn chỉnh mục tiêu: Cho phép người phụ trách liên kết các mục tiêu có cùng phòng ban áp dụng và chu kỳ.
- Biểu đồ Tiến độ và Tỷ trọng Mục tiêu giúp người quản lý dễ dàng theo dõi, kiểm tra và đánh giá mục tiêu kịp thời.
Cây phòng ban được thiết kế với giao diện đơn giản, nhưng lại giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan, toàn diện về tiến độ của mục tiêu và các KR. Kết quả của các KR con sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của KR cha và Mục tiêu, kết quả được tổng hợp từ dưới lên trên.
2. Tạo mới Kết quả then chốt (KR)
- Trọng số: dùng để tính phần trăm hoàn thành của KR cha hoặc Objective
- Kết quả then chốt cha: Phần trăm (%) đạt được của kết quả then chốt con sẽ ảnh hưởng đến kết quả tiến độ của then chốt cha
- Loại KR: Có tất cả 5 loại KR giúp người dùng đánh giá mục tiêu gồm:
- Phần trăm: Báo cáo kết quả tiến độ theo % đạt được
- Khối lượng: Báo cáo tiến độ theo khối lượng đạt được (VD: Đạt được doanh thu 100 triệu/ 1 tỷ)
- Mốc thời gian: Phân chia thành các mốc thời gian để báo cáo (VD: Từ ngày 1/1/2023 đến 31/3/2023 đạt được 100 triệu / 1 tỷ)
- KPI: cho phép người dùng sử dụng tiêu chí KPI để báo cáo kết quả
- Công việc hoàn thành: cho phép người dùng tạo các công việc để báo cáo kết quả
- Người phụ trách KR sẽ báo cáo kết quả then chốt con theo định kỳ
- Tiêu chí đánh giá: Càng cao càng tốt (VD: Doanh số càng cao càng tốt) và Càng thấp càng tốt (VD: Tỷ lệ nợ/ cổ phần càng thấp càng tốt)
- Tần suất báo cáo: Báo cáo hàng ngày, trong tuần (từ thứ 2 – thứ 7 hàng tuần), ngày đầu mỗi tháng và ngày cuối mỗi tháng
- Khởi điểm: Thời điểm kết quả đạt được hiện tại
- Mục tiêu: Kế hoạch đạt được trong tương lai
3. Theo dõi kế hoạch và báo cáo kết quả then chốt
- Kế hoạch báo cáo giúp người báo cáo dễ dàng theo dõi được mục tiêu và giá trị cần đạt được theo từng ngày đề ra.
- Người phụ trách báo cáo có thể thay đổi tần suất và chỉnh sửa nội dung kế hoạch báo cáo sao cho phù hợp với mình.
- Người phụ trách mới có quyền được báo cáo kết quả then chốt con và cập nhật trạng thái. Trạng thái báo cáo gồm 5 loại
- Chưa bắt đầu
- Đúng kế hoạch
- Có nguy cơ
- Gặp rắc rối
- Hoàn thành
- Lưu trữ
- Ngày báo cáo chỉ hiển thị ngày gần nhất hoặc ngày báo cáo kế tiếp
- Tại màn chi tiết kết quả then chốt con, người dùng có thể theo dõi tiến độ mục tiêu thông qua biểu đồ đường Báo cáo kết quả. Các số liệu kế hoạch, kết quả đạt được, mục tiêu đề ra, … đều được thể hiện rõ ràng và minh bạch.
- Lịch sử báo cáo cho biết tiến độ đạt được mục tiêu và tỷ lệ hoàn thành tăng hay giảm bao nhiêu %
Lưu ý!
Quá trình cập nhật tính năng được thực hiện định kỳ và không ảnh hưởng đến dữ liệu của khách hàng.
Mọi hỗ trợ Quý khách hàng vui lòng gửi Ticket cho chúng tôi qua kênh Hỗ trợ!
Trân trọng,
Phòng phát triển phần mềm 1Office.