083.483.8888
Đăng ký

Ngày 13/03/2021, 1Office phối hợp cùng HSM đã cùng tổ chức thành công Webinar “Quản trị nhân sự cho chuỗi bán lẻ trong kỷ nguyên chuyển đổi số”. Chương trình với sự đồng hành chia sẻ của 03 vị khách mời: chị Trần Thị Thu Hồng – Giám đốc Nhân sự Tập đoàn Golden Gate; anh Nguyễn Việt Hoà – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Thời trang YODY; và anh Lê Việt Thắng – Tổng giám đốc 1Office, cùng với sự tham gia nhiệt tình của hơn 120 anh chị là các lãnh đạo, quản lý chuyên viên nhân sự đến từ nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực khác nhau. 

1. Xu hướng và đặc điểm của nhân sự trong các chuỗi bán lẻ

Tại buổi webinar chị Trần Thị Thu Hồng – Giám đốc Nhân sự Tập đoàn Golden Gate chia sẻ: Con người ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt trong kinh doanh dịch vụ dạng chuỗi, đây là một yếu tố cốt yếu, không một công nghệ nào có thể thay thế được. Bởi bản chất, con người là đối tượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là người đem những giá trị của công ty đến với khách hàng, người quyết định trực tiếp đến mức độ hài lòng, cũng như chỉ số khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ tăng hay giảm.

Nhân sự đóng vai trò quan trọng như vậy, nhưng tại các doanh nghiệp chuỗi bán lẻ. lại rất lớn: Theo thống kê riêng về tỉ lệ biến động nhân sự trung bình của ngành F&B là 80-90% và tỷ lệ này tại Mỹ là 72%. Tỉ lệ này được dự đoán sẽ đang có chiều chướng tiếp tục tăng cao bởi đặc điểm công việc của ngành và sức cạnh tranh lao động với nhau. và với các ngành khác

Chị Trần Thị Thu đã chỉ ra 05 xu hướng quản trị nhân sự năm 2021:

– Quan tâm đến trải nghiệm của nhân viên

– Đầu tư cho sức khoẻ tinh thần của nhân viên

– Thiết kế và chuyển đổi nội dung, cách thức đào tạo

– Dữ liệu nhân sự là yêu tố quan trọng để đưa ra quyết định

– Các doanh nghiệp tăng gấp đôi chuyển đổi số

Vậy tại các công ty kinh doanh chuỗi, yếu tố nào giữ vai trò trọng yếu nhất trong việc quyết định chất lượng dịch vụ? 

2. Các bài toán về nhân sự của doanh nghiệp bán lẻ dạng chuỗi

2.1. Những kinh nghiệm chia sẻ từ câu chuyện của YODY:

Với hơn 06 năm xây dựng và có những bước phát triển đột phá, anh Nguyễn Việt Hoà – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Thời trang YODY đã đúc rút được 07 các giải pháp phát triển cho chuỗi bán lẻ đã và đang được YODY áp dụng và thực hiện thành công.

– Lựa chọn người phù hợp, cùng động lực, cùng chí hướng và mục tiêu (con người đi trước, công việc theo sau)

Việc tuyển chọn nhân sự ngay từ đầu phải được triển khai một cách hiệu quả và đúng đắn, phải tìm được những con người phù hợp với mình, hợp với văn hoá của tổ chức, độ gắn kết cao. Có như vậy đội ngũ nhân sự mới có thể gắn bó được đường dài, sẵn sàng và luôn hết mình vì tổ chức trong bất cứ hoàn cảnh, khó khăn nào. 

– Đội ngũ quản lý cấp trung phải quyết liệt, mạnh mẽ và nỗ lực trong mọi việc:

Giai đoạn đầu của doanh nghiệp, có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong bước tuyển dụng và tìm kiếm nhân tài. Nhưng càng doanh nghiệp nhỏ lại càng phải cố gắng hết sức, thử tất cả các cách, làm việc hăng say, luôn luôn nghĩ cách, không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ đổ lỗi cho quy mô công ty nhỏ hay lớn, mà cần hiểu rằng, tất cả công việc đều do bản thân mình đã đủ cố, gắng nỗ lực hay chưa.

Luôn chủ động tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ các công ty lớn khác để tìm ra những biện pháp cho mình.

– Giáo dục trước, đào tạo sau:

Đối với những nhân sự mới vào công ty, cũng như “nàng dâu khi mới về nhà chồng”, cần có sự mềm mỏng, giúp các bạn làm quen với môi trường làm việc là điều cần được ưu tiên hàng đầu. Bỏ qua câu chuyện về hiệu suất làm việc, về KPI, những ngày đầu chúng ta cần chia sẻ về văn hoá của doanh nghiệp mình.

Ví dụ: Tại sao YODY lại tồn tại? sứ mệnh của YODY là gì, tầm nhìn và những định hướng chung của công ty? Tại sao sao bạn nên cống hiến cho YODY mà không phải ở một tổ chức nào khác? ….

Trong đào tạo, luôn luôn có người hướng dẫn, chỉ việc, nhưng không bao giờ làm thay, không bao che. Sau mỗi giai đoạn thử việc, những người đánh giá sẽ là những người làm việc thân cận, để đảm bảo tính khách quan và công bằng.

– Tư duy phối hợp phòng ban & bộ phận

(Khối hậu phương hỗ trợ tối đa cho khối tiền tuyến, giảm bớt các hoạt động không mang lại doanh thu)

Việc đầu tiên trong hoạt động làm việc phối hợp giữa các phòng ban là thông tin phải được truyền đi nhanh, kịp thời, và đúng. 

Có hai loại khách hàng chính: Khi sử dụng dịch vụ (khách hàng là số 1) và khách hàng nội bộ (là cấp trên, cấp dưới, phòng ban khác,…). Làm việc phối với với Tư duy phục vụ, làm thế nào để những người phối hợp với mình tốn ít thời gian nhất, ít thủ tục, tiện kiệm sức lực và tiền bạc mà vẫn đảm bảo giải quyết được công việc.

Quan điểm khối hậu phương (văn phòng) phải là phục vụ cho tiền tuyến (khối kinh doanh trực tiếp). Mọi công tác từ thủ tục hồ sơ, phê duyệt, quy trình cần được làm ngắn gọn, tinh giảm nhất để hỗ trợ tiền tuyến trong công tác kinh doanh sao cho hiệu quả.

Những gì không chạm tới đội ngũ phía dưới, không phục vụ, hỗ trợ được tiền khối tiền tuyến thì không làm

Mọi hoạt động không đem lại doanh thu thì cắt giảm thời gian, ngắn gọn lại

Không tranh luận đúng sai, không đổ lỗi, mà chỉ hướng đến phân tích làm thế nào để phục vụ tốt hơn.

– Sử dụng nền tảng công nghệ để tối ưu toàn bộ quy trình công việc và truyền tải thông tin hiệu quả. Yody đã thành công với việc sử dụng phần mềm 1Office vào vận hành.

Sử dụng mạng xã hội nội bộ và các công cụ các để truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng và đầy đủ. 

Cần có hệ thống truyền tải thông tin một cách hiệu quả, tránh bị rớt thông tin. Sử dụng các công cụ, nền tảng công nghệ hỗ trợ để thông tin đến được tất cả mọi người, cần sự xác nhận và cam kết thực hiện của đội ngũ nhân viên.

– Trao quyền cho các quản lý cấp trung:

Trao quyền vừa là một cách để cắt giảm quy trình phức tạp, cũng là một cách để động viên, tăng mức độ gắn kết của đội ngũ nhân sự với công ty, tổ chức.

Giảm bớt các hoạt động giám sát, đánh giá năng lực, hiệu quả công việc, dành thời gian đó để nhân viên có thể chuyên tâm vào các hoạt động kinh doanh, phục vụ khách hàng được hiệu quả hơn.

– Luôn quan tâm, hướng dẫn và động viên nhau:

Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để giữ chân nhân tài. Dù những phúc lợi về lương thưởng, đãi ngộ không quá cạnh tranh, nhưng việc thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần, luôn tận tình hướng dẫn, động viên nhau chính là sợ dây có sự mạnh gắn kết to lớn. 

Điều này, giúp nhân viên luôn cảm thấy hạnh phúc, viên mãn, vui vẻ, cảm nhận như được trở về nhà, được thoải mái nhất và được làm những điều vĩ đại nhất.

2.2. Những kinh nghiệm chia sẻ từ câu chuyện của Golden Gate:

Những ảnh hưởng của Covid-19 tới ngành F&B và dịch vụ:

– F&B/dịch vụ chịu tác động sớm nhất, mạnh mẽ nhất, thiệt hại lớn nhất.

Cơ hội phục hồi sớm, nhanh hơn do dân số trẻ, có tính xã hộ cao, nhu cầu ăn uống đa dạng theo phong cách hiện đại

– Cách vận hành thị trường đổi khác: Khách hàng tặng mạng nhu cầu quan tâm về vệ sinh, món ăn cho sức khoẻ, đặt món từ xa, yêu cầu về tốc độ giao hàng…

Một số thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt:

– Tuyển dụng: Tuyển với số lượng lớn, thời gian ngắn, chi phí thấp với chất lượng nhân sự đáp ứng yếu tố dịch vụ

– Đào tạo: Nhân viên phải đạt chuẩn trong thời gian ngắn; quản lý cần trang bị những năng lực mới (VD: trải nghiệm khách hàng)

– Văn hoá: Phát triển được văn hoá dịch vụ hướng khách hàng tới tận Front-line, cấp thấp nhất (trong khi turn-over rate cao, nhân sự ít gắn bó do đặc điểm ngành)

– Ngân sách: Ngân sách giảm, điều kiện nhiều biến động nghiêm trọng nhưng vẫn phải giữ người và làm cho nhân viên hạnh phúc.

Vậy phải làm thế nào để giải quyết, đối mặt với những thách thức đó?

– Các nhóm giải pháp hiệu quả: Thực hiện chuyển đổi số, Phát triển và thay đổi trong đào tạo, Phát triển văn hoá công ty.

– Chuyển đổi số: Chuyển đổi số mạnh mẽ trong toàn bộ hoạt động quản trị nhân sự

– Tuyển dụng: áp dụng các công cụ, nền tảng chuyển đổi số vào tuyển dụng số lượng lớn, tạo kế hoạch marketing cho tuyển dụng

– Quản lý lao động

– KPI

– Đào tạo: Training on Job – Các giải pháp Easy Training: Easy to learn; Easy to test; Easy to approach; Hand-on training tập trung vào các năng lực ưu tiên, phát triển mạnh mẽ năng lực training cho các levels quản lý từ cấp cơ sở.

– Phát triển văn hóa: Triển khai xây dựng và phát triển văn hoá Omotenashi

– Phát triển và hoàn thiện bộ Golden Gene

– Triển khai một cách có hệ thống

– Tạo ra các chương trình thay đổi hành vi

– Truyền thông mạnh mẽ

– Đồng thời thiết lập các giải pháp tương thưởng, đãi ngộ phù hợp (ngân sách nhỏ – hạnh phúc to). Ở Golden Gate trong thời kỳ Covid-19, phòng nhân sự đã triển khai chương trình: “Không để ai bỏ lại phía sau”, đưa ra các phần quà dành cho những nhân viên cần hỗ trợ.

Với lượng kiến thức lớn của các diễn giả mang lại trong suốt sự kiện là những kiến thức thực tế được chia sẻ và có tác dụng hữu ích đến tất cả các Anh chị tham gia buổi webinar “Quản trị nhân sự cho chuỗi bán lẻ trong kỷ nguyên chuyển đổi số” ngày 13/3. Đây là một sự kiện mang ý nghĩa dành cho các doanh nghiệp dạng chuỗi nói riêng và các doanh nghiệp khi tiến hành chuyển đổi số để bứt phá khi có bài toán quản trị tổng thể cần thiết hiện nay.

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone