Đăng ký

Trong suốt thời gian qua, hoạt động quản lý rủi ro và tuân thủ trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi.  Bài viết này, 1Office muốn tổng quát về xu hướng quản lý rủi ro và tuân thủ các các ngân hàng hiện nay. Đồng thời chỉ ra những thách thức và khó khăn khi ứng dụng công nghệ vào quản lý hệ thống ngân hàng hiện có tại Việt Nam. 

Xu hướng quản lý rủi ro ngân hàng tại Việt Nam thời đại 4.0

Cuộc cách mạng 4.0 đã thúc đẩy kinh tế – xã hội kéo theo sự thay đổi chóng mặt của tất cả các ngành hàng trên thế giới. Có thể kể tới những sự xuất hiện đem tới sự phát triển tốc độ này đó là: 

  • Hệ thống xử  lý bằng robot; 
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên; 
  • Các mô hình trí tuệ nhân tạo và học máy; 
  • Thực tế ảo tăng cường; 
  • Công nghệ nhận dạng giọng nói và khuôn mặt; 
  • Dữ liệu lớn và học máy…

Chính những phát minh này làm cải thiện chất lượng sống của con người rất rất nhiều. Và ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài. Chính cuộc cách mạng 4.0 giúp ngành ngân hàng thay đổi tích cực trong phương pháp vận hành, quản lý rủi ro. Đây cũng chính là xu hướng hiện tại được hầu hết các ngân hàng có mặt trên thế giới áp dụng. 

Xem thêm: Tầm quan trọng của CRM trong quản lý ngân hàng

Áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý rủi ro ngân hàng đã thay đổi ngành này như thế nào?

Các công nghệ mới đã tạo điều kiện góp phần vào quá trình giám sát và quản lý rủi ro của lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Và quá trình tác động của công nghệ vào ngành ngân hàng được biểu hiện qua những khía cạnh sau: 

  • Quá trình kết nối theo chiều ngang của các hệ thống thông minh;
  • Quá trình tích hợp theo chiều dọc của các mạng lưới chuỗi giá trị;
  • Sử dụng kỹ thuật trong suốt toàn bộ chuỗi giá trị; 
  • Tăng tốc thông qua các công nghệ đột phá.

Đó là 4 khía cạnh của ngành ngân hàng đã thay đổi khi áp dụng công nghệ 4.0. Cùng 1Office đi tìm hiểu chi tiết từng khía cạnh nhé!

Lãi suất tiền gửi ngân hàng nào cao nhất tháng 5/2021?
Quản lý rủi ro ngân hàng thời kỳ chuyển đổ số là bài toán hóc búa với mỗi doanh nghiệp.

Sự thay đổi trong kỳ vọng của khách hàng

Đây là một trong những yếu tố xuất phát từ người dùng và sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong mô hình kinh doanh và cả cấu trúc của ngành ngân hàng. Thế hệ Z trong tương lai là đối tượng chính của các NHTM. Đặc điểm của đối tượng này đó chính là khả năng tiếp xúc và tiếp thu công nghệ cực kỳ nhạy bén. Ngoài ra, những đối tượng khách này rất nhạy với giá và dành nhiều thời gian cho internet. Do vậy, xu hướng chuyển đổi mô hình hoạt động của NHTM theo các hướng sau: 

  • Phát triển các dịch vụ mang tính tự động hóa để giảm bớt thời gian và chi phí, tăng mức độ trải nghiệm số hóa của khách hàng; 
  • Phát triển hệ thống tư vấn sản phẩm và định giá theo từng cá nhân nhằm tối ưu hóa quá trình bán hàng và tối đa hóa lợi nhuận

Cả hai hướng đều yêu cầu hệ thống quản lý rủi ro ngân hàng phải tự động hoá. Ngoài ra cần nhiều dữ liệu về khách hàng hơn.

Ứng dụng công nghệ trong các kỹ thuật đo lường và phân tích rủi ro

Quản lý rủi ro ngân hàng không hề đơn giản như chúng ta vẫn thường nghĩ. Đây là bài toán vô cùng hóc búa và tốn nhiều nguồn lực. Sự ra đời của công nghệ mới chính là giải pháp cứu cánh cho ngành ngân hàng. Những phần mềm này cho phép khả năng tính toán và xử lý dữ liệu nhanh hơn với chi phí thấp hơn, điều này hỗ trợ ngân hàng ra quyết định hiệu quả hơn. 

Sự xuất hiện của các loại rủi ro phi tài chính

Ngoài những lợi ích mà công nghệ mới mang tới thì cũng kéo theo đó là sự hình thành của các loại rủi ro phi tài chính. Chính điều này buộc các cơ quan quản lý giám sát phải siết chặt các luật lệ và gia tăng quản lý rủi ro. Một số rủi ro các NHTM Việt Nam cần đặc biệt quan tâm hiện nay: Rủi ro hệ thống, rủi ro mô hình, rủi ro tấn công mạng…

Thực trạng ứng dụng công nghệ vào quản lý của các ngân hàng tại Việt Nam 

Bám sát theo những định hướng thì không chỉ NHTM mà cả ngân hàng Nhà nước cũng đã nghiên cứu và triển khai các công nghệ. Nhằm tăng hiệu quả hoạt động, tăng trải nghiệm của khách hàng và giảm bớt chi phí.

Có thể kể tới những ứng dụng tiêu biểu của ngân hàng trong thời kỳ công nghệ số là:

  • Ứng dụng AI vào nhận diện và quản lý dữ liệu cá nhân của khách hàng 
  • Sử dụng AI vào chăm sóc khách hàng. Điển hình cụ thể là Robot chat tự động của TP bank… 
  • Về xác thực điện tử, dịch vụ đã được triển khai rộng rãi tại nhiều ngân hàng trong năm 2020. 
  • ….

Những ứng dụng nêu trên của công nghệ 4.0 đã thay đổi gần như hoàn toàn phương pháp quản lý và làm việc của hệ thống ngân hàng. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ có ích với bạn.

Xem thêm: Tổng hợp mẫu quy trình bàn giao công việc Excel chuẩn

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone