Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều khó tránh khỏi việc mắc sai lầm quản trị. Một nhà lãnh đạo tốt sẽ luôn thoải mái thừa nhận lỗi của mình và xem đó như một bài học để hoàn thiện doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu cứ lặp đi lặp lại những lỗi giống nhau có thể tạo ra nhiều bất lợi cho công ty cũng như là sự nghiệp cá nhân của nhà quản trị. Do đó, việc cố gắng để tránh những sai lầm quản trị doanh nghiệp chính là chìa khóa để giúp việc vận hành đạt hiệu quả hơn.
Sai lầm quản trị doanh nghiệp số 01: Không giao phó nhiệm vụ cho nhân viên
Sai lầm quản trị doanh nghiệp phổ biến của CEO là từ chối san sẻ công việc
Quá trình xây dựng doanh nghiệp luôn đòi hỏi một bệ phóng đủ cứng cáp, đủ hoàn thiện, mà ở đó, sự kết nối chặt chẽ giữa mọi người phải luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, ở một số công ty hiện nay, các nhà lãnh đạo lại từ chối phân công công việc cho cấp dưới của mình, tự ôm đồm, đảm nhiệm giải quyết tất cả mọi thứ.
Điều này không chỉ gây lãng phí tài nguyên, năng lực và công sức của nhân viên mà còn khiến cho các nhà lãnh đạo không có đủ thời gian để quan sát, mở rộng tầm nhìn doanh nghiệp.
Đọc thêm: Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên thường gặp
Sai lầm quản trị doanh nghiệp số 02: Không bày tỏ nguyện vọng với cấp dưới
Khi các nhà quản trị không bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình với cấp dưới thì họ sẽ không biết rõ mình nên làm gì, không biết mục tiêu cần hướng đến là gì. Lúc đó, nhân viên đến công ty sẽ xem mỗi ngày làm việc như một cách để kiếm tiền chứ không phải vì đam mê hay muốn gắn bó lâu dài với công việc mình đang theo đuổi.
Nhân viên không hiểu được mục tiêu doanh nghiệp chỉ là những “cỗ máy”
Vì thế, các nhà lãnh đạo cần phải nêu ra những kỳ vọng những mục tiêu cụ thể để truyền động lực mỗi ngày cho nhân viên, định hướng đúng đắn giúp họ ngoài phát triển bản thân còn có thể góp phần vào sự hưng thịnh của công ty.
Sai lầm quản trị doanh nghiệp số 03: Từ chối tiếp thu và học hỏi
Khi bước chân vào cuộc chạy đua mở rộng quy mô doanh nghiệp, nếu ngừng học hỏi thì bạn sẽ dễ dàng bị tụt lại phía sau, trở thành một kẻ chậm tiến so với những người khác.
CEO bảo thủ sẽ khiến doanh nghiệp thụt lùi so với đối thủ
Cởi mở nhận thức, tiếp thu ý tưởng đóng góp từ nhiều phía là cách tốt nhất để phát triển. Hãy đừng nên quá tự mãn cho rằng đã đủ năng lực để vận hành thành công một doanh nghiệp, bởi chính sự tự mãn này sẽ khiến cho chúng ta dễ vấp ngã và trượt dài trong thất bại.
Sai lầm quản trị doanh nghiệp số 04: Không dành nhiều thời gian cho nhân viên
Thực tế, cấp dưới của chúng ta sẽ tìm kiếm ở chúng ta nhiều hơn là vai trò của một người quản lý. Một số khác có thể xem ta là huấn luyện viên, bậc cha mẹ hay thậm chí là những người bạn. Thế nhưng bất luận họ nhìn chúng ta như thế nào thì họ vẫn luôn cần thời gian của chúng ta.
Làm ngơ hay không dành thời gian để lắng cho nhân viên của mình là một trong những lỗi thường gặp nhưng cũng không quá khó để sửa chữa. Nói một cách đơn giản thì hãy luôn xuất hiện đúng lúc khi cấp dưới cần chúng ta.
Sai lầm quản trị doanh nghiệp số 05: Không công nhận năng lực của nhân viên
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn được đánh giá đúng đắn và công nhận năng lực của bản thân. Vì thế, việc làm ngơ hoặc phủ nhận những đóng góp của cấp dưới chính là nguyên nhân tạo ra sự bất mãn kéo dài trong môi trường doanh nghiệp.
Hãy đối xử công bằng với tất cả cấp dưới, công nhận thành tựu và khuyến khích khen thưởng khi họ làm tốt nhiệm vụ của mình. Đây cũng chính là cách để giúp tạo ra sự tin tưởng và trung thành tuyệt đối dành cho doanh nghiệp.
Sai lầm quản trị doanh nghiệp số 06: Giao tiếp không hiệu quả
Tri thức là quan trọng nhưng đối với một lãnh đạo có tri thức tốt, tất cả mọi quy trình quản trị được xem là thất bại khi mọi người không thể giao tiếp với nhau một cách hiệu quả.
Ví dụ như khi cấp trên trình bày ý kiến A thì nhân viên lại hiểu thành ý B, kết quả dẫn đến việc không hiểu nhau hoặc hiểu sai ý nhau.
Giao tiếp kém là sai lầm quản trị doanh nghiệp cơ bản
Để có thể trở thành một quản lý hiệu quả, hãy cởi mở hơn trong việc giao tiếp, thể hiện ý kiến với mọi người, với cấp dưới của mình vì điều này sẽ góp phần giúp nâng cao sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty, nâng cao chất lượng đầu ra cho doanh nghiệp.
Sai lầm quản trị doanh nghiệp số 07: Dễ dãi trong vấn đề tuyển dụng
Quá thờ ơ, dễ dãi hay không cẩn thận trong vấn đề tuyển dụng có thể khiến cho hiệu suất làm việc của các bộ phận, phòng ban bị giảm xuống.
Nếu doanh nghiệp của bạn thuê phải một người không có tính hợp tác, làm việc không siêng năng, không có năng lực thì sẽ làm tổn hại đến cả đội ngũ công ty chứ không riêng cá nhân nào.
1Office – Bí quyết giúp sửa lỗi quản trị hiệu quả cho doanh nghiệp
Với bộ công cụ HRM giúp giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực, các nỗi lo về vấn đề tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp cũng sẽ được xóa sổ.
Nhờ vào những tính năng thông minh, với tiêu chí xử lý các vấn đề về nguồn nhân lực nhanh, gọn, chính xác, 1Office có thể tự động tích hợp với email tuyển dụng, tự động lấy hồ sơ của ứng viên đồng bộ lên hệ thống, sau đó bóc tách dữ liệu, phân nguồn thông tin rõ ràng, tránh tình trạng xáo trộn, nhầm lẫn, khó kiểm soát hồ sơ.
Từ đó, việc đánh giá năng lực của các ứng viên cũng “dễ thở” hơn và ít nảy sinh rắc rối hơn. Các báo cáo trong quá trình hoạt động của các kênh tuyển dụng cũng tự động cập nhật nhanh chóng để các lãnh đạo cấp cao hơn có thể theo dõi và đánh giá đúng đắn hiệu suất làm việc của chuyên viên tuyển dụng.
Việc lưu trữ thông tin, hồ sơ nhân sự toàn bộ đều được thực hiện tập trung trên một phần mềm, giúp nhà quản lý tra cứu thông tin dễ dàng. Ngoài ra bộ công cụ này còn có thể tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn khi năng lực của nhân viên đều được xem xét, đánh giá, khen thưởng đúng đắn.
Hãy cùng tìm hiểu thêm về những tính năng tuyệt vời khác của phần mềm 1Office tại đây: 1Office – Bí quyết giúp hoàn thiện quy trình quản trị doanh nghiệp tốt nhất hiện nay