Nhân viên không rời bỏ công việc, họ chỉ rời bỏ doanh nghiệp không đáp ứng mối quan tâm của họ. Vậy làm thế nào để nhà quản lý hiểu được mong muốn và nhu cầu của nhân viên? Trong bài viết dưới đây, 1Office sẽ giúp bạn tìm hiểu 8 mối quan tâm của nhân viên khi nhận việc, giúp thu hút và giữ chân nhân viên.
1. Thu nhập
Theo khảo sát được 02 công ty nhân sự Talentnet và Mercer thực hiện năm 2019, tỷ lệ người lao động nghỉ việc vì không được thưởng xứng đáng lên đến 47%. Số liệu này cho thấy thu nhập là mối quan tâm lớn nhất của nhân viên khi nhận việc.
Đây là thách thức lớn với SMEs khi ngân sách cho nhân sự còn hạn hẹp. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh lương cứng, sếp nên có chế độ thưởng phạt công khai, công bằng, minh bạch.
Một khoản thưởng xứng đáng sẽ là động lực để nhân viên phấn đấu. Một khoản phạt công minh để các nhân viên lấy đó làm gương. Không nên vì những tham tiếc vụn vặn mà kìm hãm động lực phấn đấu của nhân viên.
Xem thêm: Nhân viên làm việc kém hiệu quả, Sếp làm gì để cải thiện?
2. Được tham gia
Trong thời đại 4.0, khi con người ngày một có nhu cầu được vươn xa hơn và khẳng định bản thân, nhân viên không còn đơn thuần là công cụ để sếp giao việc. Họ sở hữu những khát vọng của riêng mình, khao khát được tham gia xây dựng công việc và thể hiện năng lực bản thân với cấp trên.
Để thúc đẩy nhiệt huyết làm việc, cải thiện hiệu quả công việc cũng như củng cố cảm giác tự hào cho nhân viên khi được làm việc tại doanh nghiệp, sếp nên tạo cơ hội cho nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến trong công việc.
Trong vô vàn ý tưởng, ý kiến của nhân viên, bạn có thể tìm thấy những hướng đi, lối tư duy mới để phát triển doanh nghiệp, tìm kiếm nhân tài.
3. Thú vị
Trong hiện tại và vài thập kỉ tới, phần lớn nhân viên trong các doanh nghiệp sẽ thuộc Gen Z (gồm những người sinh sau năm 1996). Đây là thế hệ được biết đến bởi tính ưa trải nghiệm và khám phá. Họ không gắn bó với công việc chỉ đơn thuần vì tiền bạc, vật chất như những thế hệ đi trước mà còn mong muốn tìm kiếm niềm vui trong công việc.
Để giúp công việc của nhân viên trở nên thú vị hơn, nhà quản lý có thể khéo léo lồng ghép những thử thách. Điều này giúp nhân viên có cơ hội thách thức giới hạn và phát triển.
Phần lớn nhân sự Gen Z không khao khát gì hơn được học hỏi. Khai thác vào nhu cầu này sẽ khiến công việc trở nên thú vị hơn và củng cố sự trung thành, tận tụy của họ cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Top 25+ phần mềm quản lý công việc hiệu quả tốt nhất 2023
4. Thăng tiến
“Những người sử dụng lao động hiện nay đánh giá thấp tầm quan trọng của người lao động, bởi lẽ sự linh động về mặt thời gian hoặc cơ hội thăng tiến sẽ là những yếu tố để họ có thể đưa ra quyết định đi hay ở lại một công ty nào đó.”
Trích “The Human Capital Edge”, tác giả Bruce Pfau và Ira Kay
Thăng tiến là mục tiêu mà nhiều người đặt ra khi quyết định gắn bó với một doanh nghiệp. Một lộ trình thăng tiến rõ ràng giúp nhân viên có động lực phấn đấu hơn trong công việc, thu hút và giữ chân người tài – vốn là những nhân viên đầy tham vọng và sẵn sàng rời đi nếu không thấy cơ hội phát triển.
5. Ghi nhận
Mọi nhân viên đều mong muốn những thành tích cá nhân của họ được thừa nhận và được hưởng một giá trị tương xứng với thành tích đó. Ghi nhận nỗ lực của nhân viên không chỉ đơn thuần là những khen thưởng cho thành quả của họ. Đó còn là sự quan tâm của lãnh đạo dành cho cấp dưới, ghi nhận những cống hiến của họ cho doanh nghiệp, dù công khai hay thầm lặng.
Phần lớn nhân sự hiện nay còn thiếu sót trong kỹ năng, kiến thức song sở hữu khả năng nỗ lực không ngừng nghỉ và thái độ làm việc cầu tiến. Họ sẵn sàng làm tăng ca, chấp nhận mức lương thấp hơn so thị trường và dành tâm huyết để đạt được kết quả tốt nhất. Dù thành quả có thể chưa đạt được mục tiêu đề ra, bên cạnh phê bình, bạn nên có hành động thể hiện sự trân trọng những cố gắng của họ và khích lệ tinh thần nhân viên.
Xem thêm: Bí quyết quản lý công việc hiệu quả hơn
6. Tha thứ
Dưới áp lực cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, áp doanh số và đưa ra những chỉ tiêu cao là thực trạng phổ biến, đặc biệt tại SMEs. Áp lực là điều không thể tránh khỏi và có thể đẩy nhân viên luôn trong trạng thái căng thẳng, không phát huy được tối đa năng lực và từ đó có những sai phạm.
Là lãnh đạo, bạn nên có những cân nhắc về tha thứ cho nhân viên. Điều này không đồng nghĩa với việc không quở trách, mà là cho nhân viên cơ hội được sửa sai, được học tập từ lỗi lầm của mình. Biết cách tha thứ là một nghệ thuật điều khiển tâm lý. Nó không chỉ nâng cao hình ảnh của lãnh đạo trong lòng cấp dưới, củng cố lòng trung thành mà còn buộc nhân viên ý thức phải nỗ lực hơn để chuộc lỗi và xứng với kỳ vọng của sếp.
7. Ổn định
Bên cạnh một bộ phận yêu thích chuyển việc, ổn định là nhu cầu cơ bản của đại đa phần nhân viên. Họ chủ yếu gồm những người có xuất thân từ nông thôn quyết tâm trụ lại chốn thành thị, những người không quá tham vọng, ngại thay đổi và những người đã hoặc có mong muốn lập gia đình.
Bên cạnh đó, khả năng ổn định cho thấy tiềm năng phát triển của một công ty, là bảo chứng để nhân viên tin tưởng cống hiến cuộc đời khi muốn chọn một điểm dừng.
8. Điều kiện làm việc
Một điều kiện làm việc được cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết, có những phụ cấp, chế độ bảo hiểm, lương thưởng,… là ước mơ và cũng và yếu tố để nhân viên quyết định gắn bó với doanh nghiệp.
Một điều kiện làm việc tuyệt vời có khả năng thu hút nhân sự đến với công ty, đồng thời quảng bá hình ảnh đẹp của doanh nghiệp qua các hoạt động truyền thông, lời kể của các nhân viên đã và đang công tác.
9. Bí quyết giúp nhà quản lý giữ chân nhân viên giỏi
Việc thấu hiểu và giữ chân nhân viên là một trong những mối quan tâm của các nhà quản lý. Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời đại số, 1Office đem đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp, giúp cho việc theo dõi, thấu hiểu mong muốn của nhân viên trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.1Office giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá năng lực nhân viên qua khung ASK: Thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledges) và nắm bắt được quá trình phát triển năng lực và theo dõi được sự tiến bộ của nhân sự qua các kỳ đánh giá.
Ngoài ra, 1Office có thể kết nối máy chấm công ở mọi chi nhánh, để đồng bộ dữ liệu ở tất cả các máy chấm công theo thời gian thực tế. Phần mềm sẽ số hóa mọi đơn từ hành chính trong tháng, tự động cập nhật vào bảng công để sinh ra bảng lương theo cấu hình đã cài đặt giúp cho việc tính lương cho nhân viên trở nên minh bạch và dễ dàng.
Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc quản lý, đánh giá và thấu hiểu nhân sự, hãy Đăng ký dùng thử để nhận tư vấn, 1Office sẽ hỗ trợ bạn giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng!
Xem thêm:
Sai lầm quản lý công việc – 5 điều CEO cần “phòng tránh” ngay
“Xốc” lại tinh thần cho nhân viên – Kỹ năng thiết yếu của nhà quản trị
Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp: 14 căn bệnh và “bài thuốc chữa”