083.483.8888
Đăng ký

Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, quản trị tổng thể một doanh nghiệp chưa bao giờ là việc dễ dàng. Song song với điều đó, có muôn vàn khó khăn vẫn luôn diễn ra như một thử thách “khó nhằn” dành cho các nhà quản trị. Những khó khăn đó đang dần dần trở thành những “bệnh nan y” khó chữa khiến cho các cấp lãnh đạo phải đau đầu mỗi khi đối mặt. Để chữa dứt bệnh mãn tính trong doanh nghiệp, hãy tìm hiểu rõ căn nguyên và tham khảo phương án xử lý được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 1: Nói xấu nơi công sở

Việc các nhân viên tụ tập nói xấu sếp hoặc nói xấu lẫn nhau đã không còn quá xa lạ trong môi trường doanh nghiệp. Chỉ cần một chút không vừa lòng hay xích mích nhỏ đã có thể tạo ra nhiều tin đồn, lời bàn tán không hay.

Nói xấu người khác luôn luôn là chủ đề nóng trong môi trường công sở

Nói xấu người khác luôn luôn là chủ đề nóng trong môi trường công sở

Dù cho đặt ra khá nhiều quy định hợp lý về việc cấm buôn chuyện nơi công sở nhưng hiệu quả mang lại vẫn không có gì đáng chú ý. 

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 2: “Ma cũ” bắt nạt “ma mới”

Thông thường các nhân viên có tuổi nghề nhiều hơn sẽ luôn vui vẻ giúp đỡ đồng nghiệp của mình, nhưng cũng không thiếu những “ma cũ” luôn lấy lý do phải “dạy dỗ” người mới vào một cách đàng hoàng mà chèn ép, bắt bẻ bằng đủ mọi cách.

Điều này không những khiến cho mâu thuẫn nội bộ công ty càng tăng cao mà còn tạo hiềm khích, xung đột cá nhân không đáng có.

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 3: Quấy rối

Trên thực tế, vẫn còn tồn tại rất nhiều công ty có lối tư tưởng xem thường nữ giới. Việc phụ nữ đến công ty làm việc vẫn bị đem ra dè bỉu, coi nhẹ, cho rằng họ không có khả năng, không xứng đáng cho vị trí công việc đó. Ngoài ra có một số trường hợp mà các nhân viên nữ bị đồng nghiệp nam, cấp trên quấy rối bằng lời nói, thậm chí là có những hành vi quấy rối tình dục. 

Việc quấy rối vẫn đang diễn ra hàng ngày trong môi trường doanh nghiệp

Việc quấy rối vẫn đang diễn ra hàng ngày trong môi trường doanh nghiệp

Thực trạng này vẫn đang ngày ngày diễn ra nhưng có những nhà lãnh đạo dù biết rõ nhưng vẫn cố ý làm lơ, xem thường, không giải quyết. 

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 4: Phân biệt đối xử

Có hàng tá kiểu phân biệt đối xử ở các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp trong nước lẫn liên kết nước ngoài. Điển hình như phân biệt về chủng tộc, phân biệt màu da, phân biệt giới tính, phân biệt tôn giáo v.v.. Phần lớn những lời hứa hẹn được đặt ra khi tuyển dụng hay hợp tác công việc ở các công ty liên doanh là sẽ không có bất kỳ vấn đề phân biệt đối xử nào xảy ra nhưng thực tế thì hoàn toàn khác.

Vẫn luôn tồn tại những vấn đề về “phân biệt đối xử” trong môi trường doanh nghiệp

Vẫn luôn tồn tại những vấn đề về “phân biệt đối xử” trong môi trường doanh nghiệp

Luôn luôn có sự thiên vị trong cách các công ty đối xử với người da màu hay người Châu Á hoặc người da trắng sẽ luôn nhận được sự quan tâm, chú ý nhiều hơn là những người đồng nghiệp thuộc chủng tộc khác, dù cho năng lực làm việc như nhau. Chính những điều này cũng góp phần tạo ra vô số bất mãn cho những người bị phân biệt đối xử. 

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 5: Nhân viên mất định hướng

Một trong những lý do mà ngày nay những người trẻ thường phải luôn chật vật loay hoay trong chính tương lai mà họ đã chọn lựa chính là không biết mục đích làm việc của bản thân là gì. Nói cách khác, có một số người mặc dù đã đi làm nhưng mỗi ngày đến công ty đều băn khoăn, trăn trở, mơ hồ về thứ mà mình đang thực hiện. Họ luôn tìm kiếm những câu trả lời cho những câu hỏi đại loại như họ làm công việc này với mục đích gì, đây có phải là vị trí mà họ mong muốn, mục tiêu của họ là gì, làm thế nào để phát triển, thăng tiến trong công việc v.v.

Cứ xoay vòng ngày này qua ngày khác, tất cả những suy nghĩ đó sớm muộn cũng sẽ “dìm chết” năng lực làm việc thật sự của nhân viên nếu không có sự dẫn dắt, giúp đỡ đúng đắn từ cấp trên của họ.

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 6: Chán việc

Nếu trước đây bạn là một nhân viên cần mẫn, lúc nào cũng nghĩ tới công việc, một ngày nọ, bạn bỗng dưng thấy uể oải, mệt mỏi với chính thứ mà bạn đang thực hiện mỗi ngày. Bạn thậm chí không còn thiết tha tìm lý do để tiếp tục nó được thì có nghĩa là bạn đang mắc phải căn bệnh “chán việc”. 

Chán việc đã trở thành bệnh mãn tính của nhiều nhân viên doanh nghiệp

Chán việc đã trở thành bệnh mãn tính của nhiều nhân viên doanh nghiệp

Và loại bệnh này bắt nguồn từ nhiều nguyên do. Một môi trường làm việc không tạo hứng thú, không tạo điều kiện để nhân viên có thể phát huy tiềm năng, thể hiện bản thân, hay chính nhân viên không tìm ra được mục tiêu, lý tưởng của mình. “Chán việc” không những khiến cho tinh thần của nhân viên sa sút, hiệu suất đầu ra giảm xuống còn có thể gây áp lực về phương diện nhân sự cho công ty. 

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 7: Không hài lòng với công việc, công ty

Đây là một trong những căn bệnh “khó đỡ” nhất khiến các nhà quản trị phải đau đầu để tìm cách “chữa”. Có rất nhiều trường hợp nhân viên khi mới vào nghề luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng một thời gian sau khi làm việc ở công ty thì lại trở nên chán nản, mỗi ngày làm việc đối với họ trở thành một loại cực hình.

Bệnh “không hài lòng” biểu hiện qua rất nhiều “triệu chứng”

Bệnh “không hài lòng” biểu hiện qua rất nhiều “triệu chứng”

Những “triệu chứng” trên có thể được gây ra bởi rất nhiều yếu tố, nguyên nhân khác nhau ví dụ như đồng nghiệp xung quanh, hay các bộ phận làm việc thiếu sự thấu hiểu, thiếu sự thông cảm. Cấp trên luôn gò bó nhân viên trong những điều luật thừa thãi, đãi ngộ không tốt, không biết lắng nghe, không có sự ghi nhận ý kiến của cấp dưới. Và nếu bất mãn kéo dài tích tụ lâu ngày, căn bệnh này sẽ trở thành “u nhọt” khiến cho hiệu quả làm việc của nhân sự công ty giảm xuống. 

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 8: Thiếu kỹ năng quản trị

“Triệu chứng” thể hiện rõ nhất khi các nhà quản trị không biết phân công nhiệm vụ hay giao phó công việc rõ ràng cho từng phòng ban, bộ phận có chuyên môn đảm nhận. Bên cạnh đó, việc lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm với cấp dưới cũng bị xem nhẹ, hoặc nếu có thì cũng chỉ là những câu nói hời hợt mang tính xã giao. 

Lắng nghe và thấu hiểu là những kỹ năng quan trọng để quản trị tốt một doanh nghiệp

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng để quản trị doanh nghiệp

Kể cả khi có những vấn đề hay thiếu sót xảy ra trong công việc, thay vì giúp đỡ nhân viên sửa chữa lỗi sai của mình thì các sếp thường mắng chửi hay dùng những lời nói khó nghe để khiến họ cảm thấy khổ sở, bất mãn. Cách quản lý doanh nghiệp này dễ dẫn tới những va chạm, xung đột không đáng có hoặc tâm lý chán nản, không hài lòng với cấp trên, công việc của mình.

Đọc thêm: Các bí quyết quản lý nhân sự

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 9: Sợ thay đổi

Bệnh này không chỉ xảy ra ở nhân viên mà còn xảy ra với các nhà quản trị trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Cấp dưới không dám thử nghiệm những phương pháp làm việc mới vì sợ mắc sai lầm, sợ không thể thích nghi hoặc không thể áp dụng được. Trong khi đó, cấp trên sợ thay đổi phương pháp quản trị, nghi ngờ về hiệu quả, ngại phải thay đổi chính bản thân mình. 

Ngoài ra bệnh “sợ thay đổi” còn biểu hiện qua nhiều hành vi cực đoan như sẵn sàng bác bỏ tất cả những đề xuất đổi mới hay tìm cách trốn tránh, quyết tâm chỉ theo đúng phương pháp cũ, lựa chọn ở trong vùng an toàn, không muốn thoát ra ngoài. Bất kể là với hình thức gì thì căn bệnh này cũng sẽ khiến cho doanh nghiệp dậm chân tại chỗ, không thể hoàn thiện cũng như phát triển vững mạnh.

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 10: “Lệch pha” trong công việc

Hầu hết những sự “trái khoáy” xảy ra trong môi trường doanh nghiệp đều bắt nguồn từ việc không hiểu nhau, không tìm được tiếng nói chung ở những vấn đề cần thống nhất. Quá trình bàn bạc, thảo luận không thể đi đến quyết định sau cùng vì tất cả mọi người đều không có ý muốn tiếp nhận, lắng nghe và đóng góp ý kiến một cách lành mạnh tích cực mà chỉ chăm chăm bác bỏ, bài xích cực đoan. 

Mất định hướng là căn bệnh thường gặp ở các nhân viên trẻ thời nay

“Lệch pha” là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng doanh nghiệp giảm xuống

Những mâu thuẫn tưởng chừng như không có gì là to tát nhưng thực chất lâu dần sẽ tạo ra sự chia rẽ nội bộ, hình thành phe phái, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến bộ mặt công ty và làm giảm hiệu quả công việc của các doanh nghiệp. 

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 11: Ngụy biện và đổ lỗi

Khi có rắc rối xảy ra với doanh nghiệp, thay vì nhận lỗi và sửa sai thì việc đầu tiên mọi người thường làm là ngụy biện và đổ lỗi.

Bắt nạt người mới là lý do khiến mâu thuẫn nội bộ công ty tăng cao

Ngụy biện và đổ lỗi – Căn bệnh thường gặp trong quản trị doanh nghiệp

Thói quen đùn đẩy, thiếu tinh thần trách nhiệm của không chỉ ở một số người trẻ tuổi mà cả ở những người có thâm niên trong nghề cũng vẫn còn tồn tại vấn đề “cha chung không ai khóc”. 

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 12: Làm việc rời rạc, thiếu gắn kết

Có rất nhiều nhân viên hay cấp trên thích thể hiện cái tôi quá lớn, dẫn đến vấn đề thường xuyên gặp phải ở các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, chính là không tìm thấy sự gắn kết giữa mọi người với nhau. 

Thảo luận, chia sẻ những ý kiến trong công việc hay đời sống hằng ngày đều phải dựa vào đối thoại trực tiếp một cách cứng nhắc, xã giao. Ở công ty thì việc ai nấy làm, phân chia công việc không đồng đều, người phải ôm đồm quá nhiều nhiệm vụ, người lại ngồi “cưỡi ngựa xem hoa”.

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 13: Mơ hồ, chồng chéo lịch biểu

Việc rất nhiều nhân viên chính thức của công ty không nắm rõ được lịch biểu, nhầm lẫn thời gian, mơ hồ về những mốc sự kiện này quan trọng của doanh nghiệp lại xảy ra khá phổ biến. 

Nhân viên không nắm vững lịch biểu khiến các nhà quản trị đau đầu

Nhân viên không nắm vững lịch biểu khiến các nhà quản trị đau đầu

Vấn đề này phần lớn xuất phát từ tâm lý thờ ơ với những gì xung quanh mình, ngoài ra các bộ phận đảm nhiệm công việc thông báo, quản lý lịch biểu vẫn còn “non tay”, không đủ kỹ năng để sắp xếp tất cả các công việc trong quy trình một cách hợp lý. Vì thế, căn bệnh này gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhân viên công ty việc theo dõi, nắm bắt tình hình và tiến độ của các dự án đang được tiến hành.

Bệnh mãn tính trong doanh nghiệp số 14: “Hay quên” thông tin, tài liệu

Kỹ năng sắp xếp được “núi” thông tin, tài liệu cũng là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà không phải ai cũng có thể tự nhiên mà biết được. Bằng chứng là trong thời đại hiện nay, có rất nhiều người phải loay hoay, vật lộn tìm đủ mọi cách để tổng hợp, sắp xếp, quản lý tài liệu một cách gọn gàng, nhưng vẫn bị sai sót hay làm “thất lạc” những thông tin quan trọng của công ty. 

Và không chỉ làm ảnh hưởng đến bộ mặt, lợi ích của công ty, trong trường hợp xấu nhất chính những điều đó sẽ tạo ra sơ hở, trở thành miếng mồi béo bở cho các doanh nghiệp đối thủ khác.

1Office – Phương thuốc chữa dứt những căn bệnh “mãn tính” cho doanh nghiệp

Đây là phần mềm có thể giúp “chữa trị” dứt điểm những căn bệnh tồn tại lâu dài trong nhân sự lẫn bộ máy điều hành của công ty. 1Office được tạo ra với những tính năng ưu việt có thể giúp lưu trữ, bảo mật thông tin một cách tuyệt đối.

Việc phân công nhiệm vụ cho các phòng ban cũng trở nên dễ dàng hơn với các công cụ quản lý công việc, quản lý lịch biểu v.v. Giải quyết vấn đề “hay quên” của nhân viên mỗi khi giải quyết nhiệm vụ.

Nếu như trước đây, việc quản trị và giao tiếp với các phòng ban gặp nhiều khó khăn thì hiện tại, chức năng mạng nội bộ hay quản trị nhân sự sẽ là cánh tay đắc lực cho các sếp mỗi khi công tác ở nước ngoài.

Hãy tìm hiểu thêm những tính năng ưu việt của 1Office tại đây: 1Office – Liều thuốc chữa “bệnh mãn tính” cho doanh nghiệp

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone