Để đạt được sự thành công, nhà lãnh đạo không chỉ cần kiến thức uyên bác lãnh đạo công ty mà kĩ năng giao việc cho nhân viên cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Vì lợi ích cho công ty cũng như chính bạn, bạn cần trở thành một người chủ biết phân công việc cho nhân viên một cách khôn ngoan.
Chính vì vậy, trên cương vị của một người quản lí, bạn cần biết rõ giao việc gì, cho ai và giao việc như thế nào để đạt hiệu quả cao. Hãy cùng 1Office tìm hiểu các bước trong quy trình giao việc cho nhân viên của các sếp nhé!
1. CHỌN VIỆC ĐỂ GIAO
Trước khi chọn việc để giao, người quản lí cần phân chia các loại công việc theo thứ tự ưu tiên: quan trọng, cấp thiết, không quan trọng, không cấp thiết. Việc phân chia như vậy sẽ đảm bảo trật tự hiệu quả công việc.
- Quan trọng và cấp thiết: Đối với những công việc mang tính quan trọng báo động đỏ hàng đầu như vậy, nhà lãnh đạo sẽ phải tự làm ngay.
- Quan trọng và không cấp thiết: Nhiệm vụ này bạn có thể giao cho nhân viên và trực tiếp tham gia cùng.
- Không quan trọng nhưng cấp thiết: Các sếp sẽ ủy quyền giao việc cho nhân viên cùng với đó là sự giám sát chặt chẽ tiến trình làm việc cũng như đôn đốc nhắc nhở họ.
- Không quan trọng và không cấp thiết: Bạn có thể ủy quyền giao việc trực tiếp cho nhân viên.
2. KẾ HOẠCH GIAO VIỆC CHO NHÂN VIÊN
Để có thể giao việc hiệu quả, bạn cần có một bản kế hoạch cụ thể làm rõ các vấn đề liên quan đến công việc bao gồm:
- Xác định mục tiêu công việc: Nhân viên sẽ không có động lực làm việc nếu không nắm rõ mục tiêu công việc của họ là gì. Chính vì vậy, bạn cần xác định rõ mục đích cuối cùng của công việc và lý do mà họ phải làm công việc này.
- Xác định đối tượng: Bạn cần phân quyền chỉ rõ ai là người làm nhiệm vụ này. Bởi khi làm việc, sự vượt quyền sẽ rất dễ xảy ra. Do đó một văn bản có ghi ranh giới quyền hạn chức vụ và trách nhiệm của nhân viên là không thể thiếu.
- Lập kế hoạch: Phân chia công việc rõ ràng cùng với tiêu chí và thời hạn công việc.
- Theo dõi, kèm cặp và điều chỉnh: Để đảm bảo tiến độ và hiệu quả, bạn cần giám sát tình hình công việc của nhân viên. Đôi khi, bạn cũng cần đưa ra những ý kiến đóng góp và hướng dẫn mang tính tích cực khi nhân viên gặp khó khăn.
- Đánh giá kết quả công việc: Sau khi hoàn thành công việc, bạn cần đánh giá chất lượng hiệu quả công việc, đưa ra lời nhận xét, từ đó tìm ra phương pháp phù hợp để chuẩn bị cho lần việc sau. Đồng thời lắng nghe ý kiến của họ về công việc và không ngại khen thưởng, khuyến khích nếu nhân viên của bạn làm tốt.
3. CHỌN NHÂN VIÊN ĐỂ GIAO VIỆC
Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng quyết định trực tiếp đến kết quả công việc. Là một người lãnh đạo, bạn cần hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên mình. Từ đó, bạn có thể giao việc theo hai phân loại sau:
Kiến thức – Kĩ năng – Thái độ làm việc
Ở phân loại này, nhân viên được chia thành 4 kiểu. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại mà bạn sắp xếp mức độ phù hợp với công việc được giao.
- R1: Nhân viên có kỹ năng và thái độ làm việc tốt. Đối với nhân viên này, cần giao việc theo quy trình.
- R2: Nhân viên này có kiến thức và thái độ tối nhưng lại thiếu kinh nghiệm làm việc và kĩ năng. Chính vì vậy, khi giao việc bạn phải giải thích rõ mục đích công việc.
- R3: Kiến thức và kỹ này của nhân viên này đều tốt, song lại thái độ làm việc lại thiếu nghiêm túc. Do đó, một bản cam kết khi giao việc rất cần thiết để đảm bảo chất lượng công việc.
- R4: Đây được coi là kiểu nhân viên ưu tú mà doanh nghiệp nào cũng muốn tuyển dụng. Ở họ hội tụ đầy đủ cả ba yếu tố kiến thức – kĩ năng – thái độ. Là những người được các sếp tin tưởng giao việc và ủy quyền.
Chỉ số IQ – EQ (Chỉ số thông minh và cảm xúc)
Được xác định theo 4 yếu tố: Thông minh, Ngu dốt, Chăm chỉ và lười biếng. Đối với phân loại này, bạn cần chú ý đến 2 dạng:
- Chăm chỉ và thông minh: Đây cũng là những nhân viên tiềm năng của công ty. Vì vậy, những công việc mang tính quan trọng và giá trị bạn nên giao cho họ.
- Thông minh nhưng lười biếng: Giao công việc khó giải quyết hoặc những việc phát sinh.
Đó chính là 3 bước cơ bản trong quy trình giao việc hiệu quả cho nhân viên. Tuy nhiên không phải người quản lí nào cũng thực hiện tốt quy trình như vậy.
Nhận ra được khó khăn này, phần mềm quản lí doanh nghiệp 1Office đã ra đời và đáp ứng nhu cầu của các nhà lãnh đạo trong việc sắp xếp loại công việc, quản lí nhân viên, theo dõi tiến trình làm việc và đánh giá kết quả trực tiếp trên hệ thống cùng với vô vàn tính năng tối ưu khác như:
- Quản lý nhân sự,
- Quản lý khách hàng,
- Quản lý công việc và
- Truyền thông nội bộ
Hãy cùng 1Office tiết kiệm tối đa thời gian, mọi công việc sẽ được giải quyết đơn giản hơn bao giờ hết