Đăng ký

Trong lĩnh vực kinh doanh, business partner đang là cụm từ nhận được sự quan tâm rất lớn từ các công ty, doanh nghiệp. Vậy business partner là gì? Tầm quan trọng của business partner trong kinh doanh như thế nào? Cùng 1Office tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

I. Business partner là gì ?

Business partner dịch ra tiếng việt là “ đối tác kinh doanh”. Họ có thể là một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ký kết cùng phát triển ngành hàng với bạn. Mục tiêu của sự hợp tác này giúp cả 2 bên cùng có lợi và thu được giá trị, lợi nhuận cao nhất.

Business partner là gì
Business partner là gì? Vai trò của Business partner đối với doanh nghiệp

Business partner được chia ra làm 2 loại:

– Business partner chung: Các đối tác chung sẽ có trách nghiệm liên quan đến các vấn đề trong quá trình hoạt động kinh doanh như: khoản vay, quản lý đầu công việc, quản lý quá trình phát triển dự án…cùng nhiều nghĩa vụ khác.

– Business partner hạn chế: Đối tác kinh doanh hạn chế hiểu đơn giản là những nhà đầu tư. Họ sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến pháp lý như đối tác chung. Bên cạnh đó, họ cũng không có quyền tham gia kiểm soát và điều hành hoạt động dự án như đối tác chung.

II. Tầm quan trọng của business partner trong kinh doanh

Đối tác kinh doanh mang tầm quan trọng vô cùng lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Sự kết hợp hài hòa giữa các doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc thúc đẩy hiệu suất bán hàng nhanh chóng.

– Gia tăng lợi thế cạnh tranh: Hợp tác doanh nghiệp giúp bạn có thêm kiến thức, chuyên môn, gia tăng nguồn lực. Từ đó, giúp quá trình marketing sản phẩm tốt hơn; tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng khổng lồ.

– Phủ sóng thương hiệu rộng rãi: Khi đối tác kinh doanh có cùng mục tiêu và tầm nhìn chiến lược. Sự cộng tác phù hợp không chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng hơn mà còn phủ sóng làm tăng giá trị sản phẩm, tăng thương hiệu công ty rộng rãi.

– Tăng cơ sở khách hàng tiềm năng: Thông qua một vài thỏa thuận với đối tác kinh doanh. Có nhiều cách giúp doanh nghiệp của bạn gia tăng cơ sở khách hàng tiềm năng. Giải sử, công ty bạn đang cung cấp giải pháp quản lý nhân sự hợp tác với một công ty chuyên về phần mềm marketing. Khi đó, sẽ có thỏa thuận, với bất cứ khách hàng nào mua phần mềm quản lý nhân sự đều biết đến các phần mềm marketing và ngược lại. Điều này, giúp bạn phát triển thêm cơ sở khách hàng nhanh chóng và hiệu quả cao.

Có thể thấy, tầm quan trọng của business partner trong kinh doanh là vô cùng lớn. Để duy trì sự ổn định và hợp tác lâu dài, các doanh nghiệp cần đưa ra những điều khoản cụ thể, rõ ràng trước khi ký hợp đồng hợp tác.

III. Những điều khoản cần chú ý đến business partner 

Sau khi đã hiểu được khái niệm business partner là gì và tầm quan trọng của business partner trong kinh doanh. Bạn cần hiểu thêm các điều khoản sau để đảm bảo sự hợp tác được lâu dài và mang giá trị tốt nhất.

business partner tự động
Những điều khoản cần chú ý đến business partner

1. Chia sẻ quyền lợi như thế nào? 

Trong business partner cần thỏa thuận và nêu rõ quyền lợi của mỗi bên là như nào? Hãy đảm bảo rằng, tỷ lệ quyền lợi được nêu rõ trong hợp đồng. Đây là yếu tố then chốt giúp hợp tác được lâu dài và mang lại giá trị lợi nhuận cao nhất.

2. Nhiệm vụ của từng bên ra sao?

Để có sự hợp tác giá trị nhất, 2 bên cần thỏa thuận rõ công việc của từng bên, từng bộ phận. Đây là cách giúp quản trị công việc tốt nhất, mang lại giá trị cao nhất. Nếu bên nào không hoàn thành công việc của mình theo KPI đặt ra sẽ bị phạt theo điều khoản được nêu rõ trong hợp đồng

3. Nếu đối tác chấm dứt hợp đồng giữa chừng, sẽ xử lý ra sao?

Tùy thuộc vào bản hợp đồng trước khi ký, sẽ có phương án xử lý phù hợp nhất. Trong bản ký kết hợp đồng, hãy nêu rõ nếu đối tác tự ý chấm dứt hợp đồng trong khoảng thời gian còn hiệu ứng, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luận và khoản tiền bồi thường n%

4. Quyết định được đưa ra như nào?

Có rất nhiều trường hợp, 2 doanh nghiệp kết hợp với nhau với tỷ lệ 50-50. Do đó, khi xảy ra mâu thuẫn, bất đồng lớn sẽ rất khó xử lý. Để tránh gặp phải tình huống này, bạn nên nhờ sự can thiệp của bên thứ 3 với 1% cổ phần để có thể giải quyết mâu thuẫn trên.

Nội dung bài viết trên là giải đáp thắc mắc “business partner là gì”. Đồng thời nêu rõ tầm quan trọng của business partner trong kinh doanh. Hy vọng bài viết của chúng tôi giúp bạn có thêm kiến thức mới để quản lý và phát triển doanh nghiệp hiệu quả nhất. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện của 1Office giúp doanh nghiệp bạn tối ưu hóa quá trình quản lý công việc tự động, quản lý nhân sự, quản lý tiền lương nhân viên một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Để hiểu hơn về nền tảng quản trị doanh nghiệp tổng thể 1Office, bạn có thể tham khảo video giới thiệu tổng quan về hệ thống quản lý doanh nghiệp dưới đây

Đăng ký để được tư vấn: 083 483 8888

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:

Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone