Đại dịch COVID-19 qua đi để lại những di chứng nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Song bên cạnh đó, trận đại dịch cũng xem như một cơ hội để các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ, các ngành nghề cùng xem lại hình thức hoạt động và đường lối phát triển của mình, nhằm tìm ra những chỗ còn thiếu sót, định hình lại toàn bộ cơ chế hoạt động cho doanh nghiệp. Giữa cơn bão thị trường liên tục thay đổi, làm cách nào có thể biến nguy cơ thành thời cơ để sống sót và vực dậy mạnh mẽ trở lại? Câu trả lời liệu có phải là chuyển đổi số ngành bất động sản?
Thực trạng ngành bất động sản hậu COVID-19
Sau trận đại dịch COVID-19, ảm đạm và bế tắc là hai từ khoá miêu tả đúng nhất tình hình của ngành bất động sản. Hầu hết các nguồn khách hàng tiềm năng bị mất đi do gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính. Các dự án bất động sản bị đóng băng, một số mặt bằng kinh doanh đóng cửa hoặc thu hồi do chủ cửa hàng không còn đủ khả năng để chi trả, nợ chồng thêm nợ, lỗ càng thêm lỗ.
Hoạt động “cầm chừng”, ngành bất động sản ảm đạm
Do hoạt động mua bán không còn có thể được tổ chức rầm rộ như trước dẫn đến việc các sàn giao dịch cũng hoạt động cầm chừng, khiến các doanh nghiệp bất động sản lâm vào tình cảnh khó khăn hơn bao giờ hết. Thậm chí một số doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển nhượng không ít tài sản của mình để có thể duy trì việc kinh doanh của họ.
Sau đại dịch, hoạt động mua bán bất động sản của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn
Huy động vốn – Bài toán khó ngành bất động sản hậu COVID
Việc tìm cách huy động vốn từ khách hàng cũng là một bài toán đau đầu cho các doanh nghiệp bởi lẽ bất kỳ ai cũng muốn đầu tư vào các ngành đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng hơn, do đó bất động sản chưa bao giờ là lựa chọn đầu tư được ưu tiên trong thời điểm hiện tại.
Các “nút thắt” pháp lý khiến ngành Bất động sản khó khăn
Những nút thắt hành chính cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp Bất động sản điêu đứng khi các dự án nhà ở, nhà đất đều bị đứng chững lại do gặp rắc rối về mặt thủ tục pháp lý. Từ vấn đề này, các chủ đầu tư đều bỗng dưng “nhát tay”, thay vì tiếp tục đầu tư thì lại có xu hướng “bán tháo chạy” liên tục.
Một trong những trở ngại ngành bất động sản hậu COVID là vấn đề thắt chặt thủ tục hành chính
Các vấn nạn ngành Bất động sản phải đối mặt hậu COVID-19
Vấn nạn về nhân sự ngành Bất động sản
Tình trạng nhân sự nghỉ việc, nhảy việc rất nhiều do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng không có đủ nhân lực, thiếu hụt lao động, không kiểm soát được chất lượng tuyển dụng. Điều này gây ra tình trạng thừa mứa nhân sự nhưng lại không đủ năng lực hoặc tuyển dụng nhầm những thành phần gây bất lợi cho điều kiện phát triển của doanh nghiệp.
Vấn nạn về báo cáo, đánh giá công việc ngành Bất động sản
Bởi vì tính chất riêng biệt của ngành Bất động sản là yêu cầu xử lý, tổng hợp nhiều dạng báo cáo khác nhau, cho nên khi không có nền tảng tổng hợp cụ thể, các nhà quản trị sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi và đánh giá chất lượng công việc của nhân viên.
Đọc thêm: https://1office.vn/dong-bo-quy-trinh-cong-viec-giai-phap-quan-ly-toi-uu/
Vấn nạn về nguồn cung ngành Bất động sản
Do các nhu cầu đầu tư trong ngành bất động sản đòi hỏi nguồn cung lâu dài nên sau đại dịch, mối quan hệ cung cầu trở nên mất cân bằng do lượng khách hàng cũ phải bán tài sản trong khi nguồn khách hàng tiềm năng cũng bị tắc nghẽn do các nút thắt pháp lý siết chặt hậu COVID-19.
Sự mất cân bằng giữa nguồn cung và cầu trong ngành bất động sản gia tăng rõ rệt hậu COVID-19
Chuyển đổi số ngành bất động sản – “Cơn mưa ngày hạn” cho các doanh nghiệp
Thực tế cho thấy, để có thể phục hồi và vực dậy các doanh nghiệp bất động sản, điều ưu tiên nên làm sau đại dịch chính là bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số.
Hãy thử tưởng tượng đến những kết quả thiết thực mà xu thế chuyển đổi số ngành bất động sản có thể mang lại. Việc cải thiện, nâng cao toàn bộ cỗ máy hoạt động có thể đạt hiệu quả đến 65%, trong khi các chi phí hao tổn của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi số sẽ giảm đến 47% so với lúc trước (theo CEO ADT Group).
Chuyển đổi số ngành Bất động sản được đánh giá là phương pháp tốt nhất để phục hồi doanh nghiệp
Chuyển đổi số ngành bất động sản – Ai nhanh hơn người đó thắng
Ở thời đại khi công nghệ đang dần dần chiếm lĩnh thị trường thế giới, việc áp dụng chuyển đổi số chính là tạo được “bàn đạp” vững chắc, tối ưu được tất cả những công cụ quản trị chiến lược, dự án, quản lý nhân sự, giảm thiểu lãng phí nguồn nhân lực lẫn trí lực để thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp.
Cùng với việc có thể giám sát nhân sự lẫn chất lượng làm việc mà không cần phải có mặt 24/7, phương pháp chuyển đổi số ngành bất động sản còn giúp các doanh nghiệp lưu trữ, cập nhật tình hình, điều phối và kiểm soát tiến độ dễ dàng với công cụ Gantt Chart. Vấn đề kết nối với cấp trên, hoặc tổng hợp báo cáo đều sẽ được hoàn thành trong tích tắc nhưng vẫn vô cùng chuẩn xác.
Với chuyển đổi số ngành bất động sản các nhà quản trị dễ dàng theo dõi tiến độ dự án
Ngoài ra, chuyển đổi số giúp những đối tượng quan tâm dễ dàng tiếp cận doanh nghiệp dựa trên những phân tích dữ liệu thông minh. Các nhà quản trị sẽ không còn phải đau đầu hay vật lộn với những “cuộc chạy marathon” để tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng.
Thông qua chuyển đổi số, các chủ đầu tư sẽ luôn nắm rõ được tổng thể tình trạng của doanh nghiệp từ đó có chiến lược và đường lối phù hợp hơn để phát triển trong tương lai.
Hãy tìm hiểu thêm về bộ công cụ 1Office – “trợ thủ đắc lực” cho các doanh nghiệp Bất động sản trong thời kỳ chuyển đổi số tại đây: https://1office.vn/