Cách mạng công nghiệp 4.0 đã phá vỡ cấu trúc của các ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Báo trước một sự chuyển đổi của hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0”. Trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Cách mạng công nghiệp 4.0 nhanh chóng thay thế lao động chân tay
Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến những thay đổi cực kì to lớn trong sản xuất, kinh doanh và tiếp thị. Kể từ khi có sự xuất hiện của các phần mềm nghiệp vụ, cánh tay robot, trí tuệ nhân tạo với các doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp được gì khi áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất?
Áp dụng thành công công nghệ để tối ưu hoá quy trình sản xuất. Từ việc theo dõi vùng nguyên liệu đến thu hoạch, vận chuyển, chế biến. Thậm chí là việc dự báo thời tiết để lên kế hoạch thu hoạch.
Ví dụ như Công ty mía đường Lam Sơn đã có một sự thay đổi rõ rệt và quan trọng. Để vận hành trong mỗi mùa vụ thu hoạch, công ty cần có khoảng 1000 xe vận chuyển. Nhờ đến sự số hoá cùng với các thiết bị, ứng dụng phụ trợ. Công ty đã thay thế nhân lực của 40 kế toán bằng hệ thống quản trị trí tuệ nhân tạo.
Trong một báo cáo gần đây, tổ chức Lao động quốc tế đã chỉ ra. Một tỉ lệ lớn nhân công ngành dệt may, giày da có nguy cơ mất việc bởi tự động hoá. 64% tại Indonesia, 86% ở Việt Nam và 88% ở Campuchia. Điều này vẽ ra viễn cảnh về cuộc sống bấp bênh của lao động trong khu vực.
Ngay cả những nhân sự chuyên môn, lao động kĩ thuật trình độ cao cũng có thể hoàn toàn bị thay thế khi ứng dụng công nghệ mới vào các quy trình làm việc.
Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến các ngành nghề khác
Đối với các ngành nghề khác như luật sư, nhà báo, tư vấn viên cũng dần cảm thấy được sức ép từ sự thay đổi như vũ bão của công nghệ. Khi mà các dữ liệu được thu thập và phân tích để đưa ra các tư vấn tức thời chính xác. Khi các báo cáo được trích xuất ngay tại thời điểm mà người quản lý cần. Hay việc các thông tin xuất hiện trà lan trên mạng xã hội ngày một nhanh chóng.
Ông Trương Gia Bình, chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, trong nhiều lần chia sẻ với doanh nghiệp hay giới báo chí đều nhấn mạnh về cơ hội song hành cùng thách thức trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong quá trình chuyển đổi số hoá đã và đang diễn ra trên toàn cầu, số hoá là xu thế không thể cưỡng được.
Điều gì diễn ra khi doanh nghiệp không thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
Cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến cơ hội không những dành cho các doanh nghiệp lớn mà còn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thậm chí là các nhà khởi nghiệp.
Thay vào đó, áp lực cũng rất lớn. Đó là nguy cơ mất việc của người lao động. Và cũng là sự sụp đổ của doanh nghiệp, tập đoàn nếu không nhận thức được vấn đề.
Xem thêm bài viết tại:
ĐÃ ĐẾN LÚC MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI CHO HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ
7 CÁCH MÀ DOANH NGHIỆP B2B CÓ THỂ SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐỂ GIA TĂNG LỢI NHUẬN
Theo Doanh nhân Sài Gòn