Trong thời đại công nghệ mới, Digital Transformation (Chuyển đổi số) là xu hướng tất yếu của mọi doanh nghiệp. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức để doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn mô hình quản lý truyền thống và vận hành hoàn toàn trên nền tảng Internet
Digital Transformation là gì?
Digital transformation là quá trình ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hiệu quả hơn. Với quản lý doanh nghiệp, chuyển đổi số là việc ứng dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp để vận hành mọi công việc trên nền tảng Internet và số hóa mọi tài liệu trong doanh nghiệp lên một bộ lưu trữ chung.
6 XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NĂM 2019
1. Chatbot hoàn thiện hơn
Chatbot là một chương trình máy tính hoặc một trí thông minh nhân tạo tiến hành một cuộc trò chuyện theo phương pháp thính giác hoặc văn bản. Năm 2019, đã có thêm bước tiến lớn trong việc xử lí ngôn ngữ tự nhiên và phân tích biểu hiện cảm xúc trên nhiều người.
Nhiều người cho rằng việc xử lí ngôn ngữ tự nhiên này sẽ làm thay đổi hoàn toàn ngành dịch vụ, không cần con người vận hành như dây chuyền thức ăn nhanh, quy trình cho vay, nhà tuyển dụng việc làm,..
Đến cuối năm 2019, sẽ có khoảng 40% các công ty lớn áp dụng công nghệ này, biến chatbot trở thành một trong những xu hướng chuyển đổi công nghệ hàng đầu trong năm nay. Tuy nhiên, nhiều người tin các công ty sẽ chọn cách nâng cao tay nghề người lao động hơn là việc thay thế họ, vì máy móc có thể đưa ra những yêu cầu rõ ràng hơn nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điểm không hài lòng về sự đồng cảm và cảm xúc để mang lại cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời hơn.
2. Điện toán đám mây
Các công ty dần nhận ra rằng chỉ sử dụng riêng lẻ kết nối đám mây công cộng, đám mây riêng tư, trung tâm dữ liệu không phải là một lựa chọn tốt. Thỉnh thoảng, họ cần phải kết hợp lại. Vì thế quá trình kết nối đám mây vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện nhằm bắt kịp nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp như: lưu trữ, kết nối, bảo mật hoặc phát triển ứng dụng…
Các nhà cung cấp đám mây công cộng chính trên toàn cần cũng đang bắt đầu đưa ra các tùy chọn đám mây riêng. Multicloud – đám mây đa phương tiện, sẽ là từ ngữ thông dụng mới trong công nghệ sản xuất.
3. Blockchain
Khái niệm blockchain dường như chỉ gắn liền với tiền điện tử, nhiều người cho rằng đây là một chiến lược tiếp thị hơn là một công nghệ thật sự.
Cho đến nay, công nghệ này chỉ là một mớ hỗn độn, bởi lẽ blockchain quá phức tạp để những người không chuyên sử dụng và cũng không có cách áp dụng tiêu chuẩn nào ở thời điểm hiện tại.
Để được chấp nhận rộng rãi thì cần phải tạo ra một phiên bản dễ hiểu để mọi người có thể áp dụng được ngay. IBM đã và đang nỗ lực biến blockchain trở nên phổ biến hơn ngoài việc ứng dụng vào tiền mã hoá. Hiện IBM đã công bố sẽ nghiên cứu tiềm năng của blockchain trong vận chuyển hàng hóa và dịch vụ. Các nhà phát triển công nghệ khác cũng đã có động thái tìm hiểu sâu hơn để nhận ra tiềm năng của blockchain trong năm 2019.
4. Máy móc thay thế lao động thủ công
Phần mềm quản lý, robot, trí tuệ nhân tạo… đã và đang xuất hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam, mang đến những thay đổi lớn trong toàn bộ doanh nghiệp từ quản lý, kinh doanh đến nhân sự, marketing.
Với việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao, nhân sự lao động chân tay sẽ được cắt giảm đáng kể, đặc biệt năng suất làm việc của mỗi nhân sự sẽ được tăng lên. Với những công việc phức tạp đòi hỏi phải đầu tư nhiều, số lượng nhân sự để hoàn thành sẽ giảm đi đáng kể.
Những ứng dụng công nghệ không chỉ cắt giảm chi phí cho nhân sự mà còn nâng cao hiệu quả đáng kể. Đó là lý do vì sao mọi doanh nghiệp đều đang bắt sóng với cách quản lý doanh nghiệp mới của thời đại chuyển đổi số.
5. Xu hướng AR (công nghệ tương tác ảo)
Công nghệ thực tế ảo AR chỉ khả thi khi áp dụng vào các trò chơi và các ứng dụng chuyên dụng cao trên thị trường. Công nghệ tương tác ảo tiếp tục là cái tên được nhắc tới nhiều khi nói về xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong năm 2019.
AR có thể được ứng dụng rộng rãi trong việc đào tạo lao động. Đó là tất cả những gì công nghệ cần có: không chỉ hay ho mà còn phải hữu ích. Một số người cho rằng AR phát triển chậm nhưng thật ra công nghệ này có thể tăng tốc trong năm 2019.
6. Đầu tư cho các phần mềm quản lý
Theo khảo sát của Cisco’s Global Index, đến năm 2018 59% các công việc sẽ được thực hiện trên hệ thống của các phần mềm quản lý và đến 2019 tỷ lệ đạt mức 83%.
Điều đó cho thấy xu hướng chuyển đổi số sang các phần mềm quản lý doanh nghiệp là tất yếu.
Với các phần mềm, doanh nghiệp có thể quản lý mọi phân hệ:
- Quản lý công việc
- Quản lý nhân sự
- Quản lý khách hàng
- Quản lý marketing
- Quản lý kho
- Quản lý quỹ
- Quản lý tài sản
- Cài đặt các dự án và quy trình tự động
- Cài đặt cảnh báo
CÁCH THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, Chuyển đổi số càng ngày càng trở nên quan trọng trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Về lộ trình chuyển đổi số đơn giản dựa trên hai yếu tố chính: hướng thị trường/bên ngoài và hướng hiệu quả/bên trong cho chiến lược số.
Yếu tố hướng bên trong tập trung tối ưu hoá quy trình cũng như chi phí hoạt động của các doanh nghiệp.
Yếu tố hướng bên ngoài chú trọng kiến tạo và đưa những giá trị đột phá tới khách hàng.
“Các doanh nghiệp chuyển đổi số có thể chọn một trong 4 lựa chọn căn bản dưới đây:
– Hướng bên trong và hướng thị trường phạm vi nhỏ/thử nghiệm: khi doanh nghiệp chọn một quy trình hoặc một phần công việc tạo giá trị nhỏ cho khách hàng và có một vị trí không quan trọng trong toàn bộ quy trình vận hành của doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp du lịch quyết định tự động hóa phần công việc gửi e-mail chăm sóc và chào mời các sản phẩm/dịch vụ mới tới khách hàng, khi đó lựa chọn chiến lược này là hệ thống chăm sóc khách hàng qua điện thoại thông minh khi khách hàng khởi động và gửi mã sản phẩm về trung tâm.
Lựa chọn chiến lược 1 rất phù hợp với các doanh nghiệp khi giúp cho lãnh đạo và cấp quản lý hiểu các giá trị của chuyển đổi số trên thực tế.
– Hướng bên trong phạm vi lớn và hướng thị trường/bên ngoài phạm vi nhỏ/tối ưu: Lựa chọn này phù hợp với doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình vận hành bên trong của mình, đảm bảo chi phí và hiệu quả vận hành. Ví dụ của lựa chọn này là một doanh nghiệp vận tải quyết định triển khai hệ thống giám sát và vận hành toàn bộ đội xe nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ thứ hai là quá trình các khách sạn kết nối hệ thống đặt phòng với các trang web đặt phòng nhằm tối ưu hóa hệ thống bán hàng.
Lựa chọn chiến lược 2 phù hợp với các doanh nghiệp có phạm vi hoạt động lớn. Đa phần các doanh nghiệp lớn đã tiến hành lựa chọn này trong những năm qua. Các doanh nghiệp cần chú trọng lựa chọn này khi phạm vi vận hành của họ phát triển theo thời gian. Một lý do quan trọng cho lựa chọn 2 là quá trình tập trung chủ yếu trong nội bộ sẽ ít gây ra các rủi ro về thương hiệu cũng như thị trường.
– Hướng bên trong phạm vi nhỏ và hướng thị trường phạm vi lớn/kiến tạo giá trị: Đây là lựa chọn khi doanh nghiệp hướng tới phát triển những sản phẩm/dịch vụ số nhằm tạo ra những giá trị đột phá, sáng tạo với khách hàng. Bản chất của lựa chọn này là hướng tới số hóa toàn bộ quy trình phục vụ và kiến tạo cho khách hàng. Ví dụ cho lựa chọn 3, chẳng hạn một doanh nghiệp giáo dục quyết định triển khai AI và hệ thống video đào tạo trực tuyến trong việc cung sản phẩm/dịch vụ giáo dục cho khách hàng. Ví dụ khác, chẳng hạn một doanh nghiệp du lịch sử dụng dữ liệu lớn trong việc cung cấp dịch vụ lựa chọn và đặt phòng khách sạn.
– Hướng bên trong và hướng thị trường đều trên phạm vi lớn: Đây là lựa chọn triệt để và cũng nhiều rủi ro nhất với doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện số hóa cho các sản phẩm/dịch vụ mới theo lựa chọn 3, đồng thời số hóa toàn bộ các quy trình và sản phẩm khác trong doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp giáo dục nói trên có thể số hóa toàn bộ quá trình tiếp nhận, vận hành và kiểm soát lớp học bên cạnh sản phẩm số hóa đào tạo trực tuyến. Doanh nghiệp du lịch có thể tiến hành số hóa toàn bộ quy trình nhận, điều hành tour song song với sản phẩm số đặt khách sạn.
Lựa chọn chiến lược nào phụ thuộc vào nguồn lực, ý muốn cũng như cạnh tranh trên thị trường cho từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo người viết, các doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện lựa chọn 1 và 2 vì nó mang lại rủi ro ít, khi các hoạt động tập trung vào bên trong doanh nghiệp.
Lựa chọn 3 phù hợp với các doanh nghiệp trong các ngành có mức độ cạnh tranh cao hoặc các đối thủ cạnh tranh có tỷ lệ số hóa lớn như du lịch, bán lẻ. Nói cách khác, các doanh nghiệp lớn cần nhanh chóng đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra những sản phẩm/dịch vụ số bên cạnh những sản phẩm/dịch vụ truyền thống.
Lựa chọn 4 áp dụng cho những doanh nghiệp có các đối thủ cạnh tranh đã thực hiện số hóa gần như toàn bộ các hoạt động của họ. Ví dụ sinh động cho lựa chọn này chính là taxi công nghệ và ngân hàng.”
Bên cạnh đó, để chuyển đổi số thành công doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi các tài nguyên trong doanh nghiệp, đó là việc sử dụng hệ thống quản lý thông minh và số hóa toàn bộ tài nguyên.
Phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể 1Office cùng đồng hành chuyển đổi số với doanh nghiệp!
Xem thêm bài viết tại:
4 CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CHO TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP