083.483.8888
Đăng ký

Trong bối cảnh thị trường biến đổi nhanh chóng và phức tạp, kế hoạch dòng tiền là một công cụ hữu ích giúp đảm bảo sự ổn định và bền vững cho doanh nghiệp. Kế hoạch dòng tiền có thể giúp chủ doanh nghiệp quản lý tốt các quy trình tài chính và nâng cao hiệu quả quản lý dòng tiền. Trong bài viết này, 1Office sẽ hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch dòng tiền dễ hiểu và đầy đủ nhất.

1. Kế hoạch dòng tiền là gì?

Kế hoạch dòng tiền là một bản dự báo về dòng tiền vào (mọi khoản tiền doanh nghiệp kiếm được) và dòng tiền ra (bao gồm mọi khoản chi tiêu) của doanh nghiệp phát sinh vào 1 thời điểm nhất định trong tương lai. 

Nó giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài chính, từ đó phân bổ luồng tiền 1 cách hợp lý, cũng như đưa ra các biện pháp để cân bằng thu chi và triển khai kế hoạch đầu tư, kinh doanh phù hợp. Kế hoạch dòng tiền có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và bền vững của tài chính doanh nghiệp hoặc tổ chức.

2. Vai trò của kế hoạch dòng tiền đối với doanh nghiệp

Vai trò của dòng tiền đối với doanh nghiệp
Vai trò của dòng tiền đối với doanh nghiệp

Lập kế hoạch dòng tiền là một công việc quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài chính của mình, từ đó có những kế hoạch đầu tư, kinh doanh và phát triển phù hợp. Cụ thể, kế hoạch dòng tiền có những vai trò sau:

Dự đoán và kiểm soát dòng tiền

Thông qua bản kế hoạch dòng tiền, chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt xu hướng dòng tiền của doanh nghiệp hơn nhờ tập trung vào từng chuyển động ra – vào của tiền. Điều này rất quan trọng bởi nó giúp CEO lường trước các rủi ro để kịp thời điều chỉnh, tránh tối đa những trở ngại làm ảnh hưởng đến hoạt động của dòng tiền và doanh nghiệp.

Hạn chế rủi ro thiếu hụt tiền mặt

Thiếu hụt tiền mặt là một rủi ro tài chính lớn đối với doanh nghiệp. Kế hoạch dòng tiền giúp doanh nghiệp dự đoán trước những khoảng thời gian mà doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng thiếu hụt tiền mặt. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro này, chẳng hạn như tăng cường thu hồi công nợ, trì hoãn các khoản chi không cần thiết, hoặc tìm kiếm nguồn tài trợ bổ sung.

Tăng cường khả năng thanh toán

Kế hoạch dòng tiền giúp doanh nghiệp xác định được số tiền cần có để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ, tránh bị phạt chậm thanh toán hoặc bị mất uy tín với các đối tác.

Làm cơ sở cho quyết định kinh doanh

Kế hoạch dòng tiền giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng tài chính của mình để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng kinh doanh, kế hoạch dòng tiền sẽ giúp doanh nghiệp xác định xem doanh nghiệp có đủ tiền để thực hiện kế hoạch này hay không.

3. Hướng dẫn lập kế hoạch dòng tiền cho doanh nghiệp

Bước 1: Dự báo dòng tiền vào

Để việc dự đoán và lập kế hoạch được thuận tiện, thông thường dòng tiền vào của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:

Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh

Đây là dòng tiền nhận được từ các hoạt động tạo ra doanh thu như tiền thu bán hàng từ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, tiền thu hồi nợ phải thu từ khách hàng,…

Để dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh, bạn có thể căn cứ vào diễn biến quy luật bán hàng, thể thức thanh toán và thời điểm thanh toán của người mua, chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu thanh toán thu hồi sớm tiền hàng của khách hàng.

Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư

Bao gồm các khoản thu hồi từ các khoản đầu tư, tiền lãi từ các việc hoạt động đầu tư vào các công ty, dự án khác, tiền thu bởi sang nhượng, bán, thanh lý tài sản cố định, tiền thu hồi cho vay, tiền thu hồi đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp khác.

Cơ sở dự báo dòng tiền này là căn cứ các dự kiến hoạt động thanh lý tài sản cố định, chính sách thu hồi vốn đầu tư tài chính,…

Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính

Bao gồm các khoản tiền do các chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền, tiền huy động được từ việc vay vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu,…

Để dự báo dòng tiền, bạn cần căn cứ vào các khả năng vay nợ mới, chiến lược phát hành chứng khoán để huy động vốn, các hoạt động kêu gọi đầu tư,…

Bước 2: Dự đoán dòng tiền ra

Hiểu đơn giản, dòng tiền ra là tất cả các khoản chi tiêu bằng tiền mặt, tiền phát sinh từ các hoạt động vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Dòng tiền ra thường được phân thành 3 loại:

Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh

Đây là các khoản chi tiêu cho hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp như tiền chi trả cho đơn vị cung ứng vật tư, dịch vụ, tiền lương, các khoản nộp ngân sách nhà nước theo nghĩa vụ tài chính, các khoản chi cho hoạt động marketing và bán sản phẩm, tiền chi tiêu liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp, trả lãi tiền vay vốn kinh doanh,…

Cơ sở để doanh nghiệp dự báo dòng tiền ra từ các hoạt động kinh doanh là căn cứ vào các quy luật mua hàng và trả nợ, dự toán về quỹ lương, bảo hiểm, lãi vay và thuế phải nộp dự kiến. Ngoài ra, bạn cũng cần căn cứ vào các chính sách dự trữ hàng tồn kho, chính sách mua chịu,… để tính toán chính xác hơn.

Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư 

Bao gồm các khoản tiền chi tiêu cho hoạt động xây dựng và mua sắm tài sản cố định, tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, tiền cho vay,…

Cơ sở để dự báo dòng tiền này xuất phát từ nhu cầu đầu tư tài sản cố định cho các hoạt động của doanh nghiệp, chiến lược đầu tư góp vốn, chiến lược mua cổ phiếu, trái phiếu,…

Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính 

Bao gồm các khoản tiền trả nợ vay đến kỳ thanh toán, nợ thuê tài chính, tiền lãi trả cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp qua các hình thức như trả cổ tức, tiền mua lại cổ phiếu, lãi trái phiếu,…

Cơ sở để dự báo dòng tiền ra từ hoạt động này dựa vào nhu cầu trả nợ theo các hợp đồng tín dụng hiện hành và từ chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bước 3: Xác định dòng tiền thuần

Để tính dòng tiền thuần, bạn cần tính độ chênh lệch giữa dòng tiền vào so với dòng tiền ra của doanh nghiệp trong cùng một khoảng thời gian.

Ví dụ: 

Dòng tiền vào: 500 triệu

Dòng tiền ra: 300 triệu

⇒ Dòng tiền thuần = 500 triệu – 300 triệu = 200 triệu

Bước 4: Xác định số tiền tồn cuối kỳ

Số tiền tồn cuối kỳ có công thức xác định như sau:

Số tiền tồn cuối kỳ = Số tiền tồn đầu kỳ + Dòng tiền thuần trong kỳ

Trong đó: 

  • Dòng tiền thuần trong kỳ: Số tiền chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra.
  • Số tiền tồn đầu kỳ: Đối chiếu với số dư hiện có, xác định được số tiền dương hay âm trong kỳ.

Bước 5: Xử lý số tiền tồn

Trường hợp thiếu hụt vốn

Doanh nghiệp cần lập tức xem xét, tìm kiếm và áp dụng các giải pháp thích hợp nhằm cân bằng dòng tiền như xem xét vay vốn, đẩy mạnh hoạt động thu hồi nợ, thắt chặt các khoản chi tiêu,… Trên cơ sở đó, đánh giá sự cân bằng mới về thu và chi.

Trường hợp dư thừa vốn

Giải pháp cho doanh nghiệp trong trường hợp này là phân tích, đánh giá lại cách sử dụng tiền và phân bổ đầu tư một cách phù hợp để gia tăng khả năng sinh lời của đồng tiền.

Lưu ý rằng khi áp dụng các giải pháp xử lý dư thừa hay thiếu vốn cần phải tính toán chính xác dòng tiền bởi vì khi thay đổi số tiền của một kỳ nào đó sẽ có ảnh hưởng đến số tiền thừa, thiếu ở các kỳ tiếp theo.

4. Tải miễn phí file excel mẫu kế hoạch dòng tiền

1Office xin gửi tới bạn File kế hoạch dòng tiền cơ bản sau đây. Bạn đọc có thể tải về và tùy chỉnh các số liệu theo mô hình và đặc điểm của doanh nghiệp mình.

File mẫu kế hoạch dòng tiền excel
File mẫu kế hoạch dòng tiền excel

[Tải về] File excel Kế hoạch dòng tiền

 

Ngoài ra, nếu muốn có được bảng báo cáo chính xác về các khoản thu, các khoản chi, doanh nghiệp có thể sử dụng 1Office CRM với tính năng Quản lý thu chi vô cùng chính xác. Bằng tính năng này, doanh nghiệp sẽ xem được tổng quan báo cáo về tình hình dòng tiền ra Với tính năng quản lý thu chi, bạn sẽ dễ dàng quan sát, tính toán chi phí hoạt động của từng phòng ban, từng nhân sự. Mọi hoạt động ra vào của tiền đều được cập nhật rõ ràng, đầy đủ trên hệ thống và dễ dàng xuất báo cáo chi tiết thay cho mẫu file kế hoạch dòng tiền phía trên. 

1Office là công cụ hỗ trợ quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả với giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Phần mềm sẽ giúp bạn quản lý mọi khoản thu – chi trên cùng một hệ thống, cập nhật tức thời mọi hoạt động của dòng tiền. Hơn nữa, 1Office vô cùng minh bạch từng khoản thu, chi, bảo mật tuyệt đối thông tin, và tiết kiệm tối đa thời gian khởi tạo, phê duyệt, chi phí giấy tờ, mực in và thiết bị lưu trữ. Tính năng Quản lý thu chi của phần mềm 1Office sẽ giúp chủ doanh nghiệp nhìn tổng thể được dòng tiền từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dòng tiền trong tương lai được chính xác hơn.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách lập một bảng kế hoạch dòng tiền cơ bản và dễ hiểu nhất. Hy vọng nó sẽ có ích cho doanh nghiệp của bạn trong việc quản lý dòng tiền và phân bổ ngân sách một cách hợp lý. Chúc bạn thành công!

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone