Đăng ký

Mẫu mô tả công việc Chuyên viên PR rất cần thiết cho những doanh nghiệp đang cần tuyển dụng nhân viên ở vị trí này. Nếu bạn chưa biết soạn thảo bản mô tả công việc cho nhân viên truyền thông thì hãy tham khảo tổng hợp của 1Office trong bài viết sau.

Mẫu mô tả công việc Chuyên viên PR gồm nội dung gì?
Mẫu mô tả công việc Chuyên viên PR gồm nội dung gì?

Chuyên viên PR đóng vai trò quan trọng trong một tổ chức khi giúp xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Từ đó khiến khách hàng có cảm tình và quan tâm hơn đến sản phẩm, nhận thức vê thương hiệu của công ty.

1. Nội dung mẫu mô tả công việc Chuyên viên PR

Mẫu mô tả công việc Chuyên viên PR cần đầy đủ nội dung, từ công việc cụ thể hàng ngày đến yêu cầu chuyên môn.

1.1 Chuyên viên PR là gì?

Chuyên viên PR (Public Relations – Quan hệ Công chúng) là người quản lý quan hệ của công ty với các cơ quan bên ngoài. Chuyên viên PR có nhiệm vụ xây dựng, duy trì mạng lưới quan hệ xung quanh công ty để đảm bảo mối quan hệ tốt với công chúng, nâng cao độ nhận diện và hình ảnh thương hiệu tới cộng đồng.

1.2 Các công việc cụ thể

  • Nghiên cứu, đề ra và thực thi các chiến lược PR cho các thương hiệu sản phẩm và thương hiệu công ty;
  • Phụ trách và duy trì mối quan hệ với các cơ quan truyền thông, báo chí;
  • Soạn thảo các văn bản thông tin với báo chí, thông cáo báo chí tới các cơ quan báo chí. Cung cấp và làm rõ thông tin tới báo chí khi được phê duyệt;
  • Phối hợp với Phòng Hành chính Nhân sự xây dựng truyền thông nội bộ và quản lý trang web của công ty;
  • Phát hiện, báo cáo và xử lý các sự cố truyền thông, thiết lập các quy chuẩn và cách ứng xử đối với sự cố;
  • Đánh giá tiềm năng các hoạt động tài trợ, song hành và quản lý quan hệ;
  • Theo dõi các hoạt động truyền thông đối ngoại đang thực hiện và trình báo cáo lên cấp trên sau chương trình.

1.3 Yêu cầu công việc

 

Bản mô tả công việc ghi yêu cầu càng chi tiết càng dễ tìm được ứng viên phù hợp

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Báo chí – Truyền thông, Đối ngoại, Marketing hoặc các chuyên ngành liên quan;
  • Có X năm kinh nghiệm làm chuyên viên PR hoặc các vị trí tương đương;
  • Có kiến thức chuyên môn về PR, Truyền thông, Marketing;
  • Hiểu biết tốt về social media (blog, Facebook, Youtube,…);
  • Có khả năng biên tập, viết nội dung chuyên nghiệp, kiểm tra chính tả, ngữ nghĩa;
  • Có kỹ năng phối hợp quản lý rủi ro & khủng hoảng truyền thông;
  • Có quan hệ và kinh nghiệm làm việc với cơ quan báo chí là một lợi thế.

1.4 Quyền lợi được hưởng

  • Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật (BHYT, BHXH, BHTN) và các chế độ phúc lợi theo nội quy, quy chế của Công ty (tham quan, nghỉ mát, lương thưởng, nghỉ Tết lễ,…);
  • Được hưởng đầy đủ các chế độ thăm hỏi sức khỏe cho bản thân và gia đình theo chính sách đãi ngộ của Công ty;
  • Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và thân thiện, có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp;
  • Thu nhập từ [mức lương doanh nghiệp đề nghị].

1.5 Quy chế công ty

  • Thời gian làm việc;
  • Địa điểm làm việc.

1.6 Thông tin liên hệ trong mẫu mô tả công việc Chuyên viên PR

  • Tham khảo thông tin về Công ty tại:
    • Website;
    • Fanpage;
    • Một số kênh truyền thông các của doanh nghiệp (nếu có).
  • Chi tiết liên hệ để ứng tuyển:
    • Email Công ty;
    • Số điện thoại và tên liên hệ của nhà tuyển dụng.

2. Một số lưu ý khi tuyển dụng Chuyên viên PR

Khi tuyển dụng Chuyên viên PR thì bạn nên ghi nhớ các lưu ý quan trọng như:

Mức lương phổ biến cho Chuyên viên PR dao động từ 10 - 23 triệu đồng
Mức lương phổ biến cho Chuyên viên PR dao động từ 10 – 23 triệu đồng

2.1 Mức lương tham khảo trong mẫu mô tả công việc Chuyên viên PR

Theo số liệu từ JobsGO, mức lương Chuyên viên PR trên thị trường hiện nay trung bình khoảng 17 triệu VNĐ. Khoảng lương phổ biến nhất là từ 10-23 triệu đồng.

2.2 Bộ câu hỏi phỏng vấn cho vị trí Chuyên viên PR

Chọn đúng bộ câu hỏi đánh giá chuyên môn sẽ giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng tuyển chọn được đúng nhân tài trong lĩnh vực truyền thông đại chúng.

2.2.1 Bộ câu hỏi tình huống

  • Đội của bạn vô tình truyền tải một thông điệp gây hiểu nhầm với khách hàng của công ty. Bạn sẽ làm gì để giải quyết sự cố này?
  • Công ty muốn có những bài viết PR trên trên truyền hình lớn, bạn sẽ thực hiện công việc này như thế nào?

2.2.2 Bộ câu hỏi đánh giá chuyên môn

  • Hãy phân biệt giữa Quan hệ công chúng (PR) và Quảng cáo (Advertising)?
  • Bạn đã có kinh nghiệm sử dụng những kênh nào để tiếp cận khách hàng?
  • Kể lại quá trình bạn từng tham gia tổ chức một event.
  • Bạn đã từng xử lý khủng hoảng truyền thông chưa? Kết quả của việc xử lý đó như thế nào?
  • Kể lại quá trình bạn từng tham gia tổ chức một event. Bạn có rút ra được điều gì từ trải nghiệm này không? Nếu có, hãy cho chúng tôi biết đó là gì?

2.2.3 Bộ câu hỏi hành vi

  • Bạn hình dung 1 ngày làm việc của PR Executive tại công ty của chúng tôi như thế nào?
  • Bạn ngưỡng mộ đội ngũ PR nào nhất và vì sao?

Tham khảo bản mô tả công việc một số vị trí khác: Content Writer.

Nếu muốn triển khai chiến dịch tuyển dụng hiệu quả, nhanh chóng thì bạn nên sử dụng các phần mềm quản lý của 1Office. Các tính năng quản lý Chiến dịch tuyển dụng trên 1Office sẽ hỗ trợ bạn những công việc như: Tạo chiến xuất tuyển dụng, Thêm mới hồ sơ ứng viên, Chuyển trạng thái của ứng viên, Tạo lịch phỏng vấn, Thêm các kênh tuyển dụng,…

Download miễn phí mẫu mô tả công việc chuyên viên PR chỉ với 1 click TẠI ĐÂY.

Xem thêm bài viết tại:

Mẫu mô tả công việc Nhân viên truyền thông nội bộ

Mẫu mô tả công việc của Chuyên viên Social Media

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone