Đăng ký

Mẫu mô tả công việc của Chuyên viên Social Media gồm những nội dung gì quan trọng? Nếu bạn là nhà tuyển dụng và đang có nhu cầu tìm kiếm nhân viên Social Media thì đừng quên tham khảo bài tổng hợp của 1Office về vị trí này nhé!

Mẫu mô tả công việc chuyên viên Social Media cần đủ thông tin hấp dẫn ứng viên 
Mẫu mô tả công việc chuyên viên Social Media cần đủ thông tin hấp dẫn ứng viên

Chuyên viên Social Media đóng vai trò quan trọng khi giúp doanh nghiệp tăng độ phủ thương hiệu qua các tài khoản mạng xã hội.

1. Mẫu mô tả công việc Chuyên viên Social Media có nội dung gì?

Mẫu mô tả công việc Chuyên viên Social Media gồm các thông tin quan trọng như yêu cầu công việc, kế hoạch hàng ngày, các quyền lợi đươc hưởng…

1.1 Mô tả công việc

Chuyên viên Social Media là người quản lý các tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp và nâng cao, bảo vệ hình ảnh công ty trong mắt công chúng, đặc biệt với khách hàng mục tiêu.

1.2 Các công việc cụ thể 

  • Xây dựng chiến lược, sáng tạo nội dung để phát triển hệ thống Social (Facebook, Instagram, Youtube, Linkedin,..).
  • Lên kế hoạch, sản xuất, biên tập, xuất bản và chia sẻ các nội dung tương tác hàng ngày trên hệ thống mạng xã hội của công ty.
  • Quản trị rủi ro, sự cố truyền thông liên quan đến công ty trên các trang mạng xã hội. Theo dõi và phản hồi hợp lý trước các bình luận có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ do công ty cung cấp.
  • Theo dõi, nghiên cứu và phân tích hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trên các kênh Social.
  • Thu thập, phân tích số liệu và insights của người dùng trên các mạng xã hội để có tối ưu hợp lý.
  • Báo cáo, phân tích hiệu quả công việc theo campaign/ tuần/ tháng để đánh giá hiệu quả và có đề xuất phù hợp cho hệ thống Social.
  • Phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện công việc theo yêu cầu của cấp trên.

1.3 Yêu cầu công việc

  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Báo chí, Marketing, PR hoặc các chuyên ngành liên quan.
  • Có X năm kinh nghiệm tại vị trí Chuyên viên Social Media hoặc các vị trí tương đương.
  • Có kinh nghiệm và kiến thức trong việc quản lý các kênh Social Media.
  • Có hiểu biết căn bản về Marketing, công cụ Marketing.
  • Có khả năng viết nội dung và giao tiếp tốt.
  • Năng động, sáng tạo, nhiệt tình.
  • Có khả năng sử dụng phần mềm thiết kế hoạch edit video là một lợi thế.

1.4 Quyền lợi được hưởng 

  • Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật (BHYT, BHXH, BHTN) và các chế độ phúc lợi theo nội quy, quy chế của Công ty (tham quan, nghỉ mát, lương thưởng, nghỉ Tết lễ,…).
  • Được hưởng đầy đủ các chế độ thăm hỏi sức khỏe cho bản thân và gia đình theo chính sách đãi ngộ của Công ty.
  • Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và thân thiện, có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp.
  • Thu nhập từ [mức lương doanh nghiệp đề nghị].

1.5 Quy chế công ty

  • Thời gian làm việc.
  • Địa điểm làm việc.

1.6 Thông tin liên hệ trong mẫu mô tả công việc của Chuyên viên Social Media

  • Tham khảo thông tin về Công ty tại:
    • Website.
    • Fanpage.
    • Một số kênh truyền thông các của doanh nghiệp (nếu có).
  • Chi tiết liên hệ để ứng tuyển:
    • Email Công ty.
    • Số điện thoại và tên liên hệ của nhà tuyển dụng.

2. Một số lưu ý khi tuyển dụng Chuyên viên Social Media

Khi tuyển dụng Chuyên viên Social Media, người quản lý nên tham khảo một vài công ty khác về mức lương phổ biến ở vị trí này.

Cần rõ ràng về mức lương để ứng viên không "hụt hững" khi đến phỏng vấn
Cần rõ ràng về mức lương để ứng viên không “hụt hững” khi đến phỏng vấn

2.1 Mức lương tham khảo trong mẫu mô tả công việc của Chuyên viên Social Media

Theo số liệu từ JobsGO, mức lương trung bình của công việc Chuyên viên Social hiện nay là 10 triệu VNĐ. Mức lương phổ biến của công việc trong khoảng từ 7 triệu đến 15 triệu VNĐ.

2.2 Bộ câu hỏi phỏng vấn cho vị trí Chuyên viên Social Media

Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp đánh giá sự nhanh nhạy, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của ứng viên.

2.2.1 Bộ câu hỏi tình huống

Giả sử gần đây có một từ khóa rất phổ biến trên mạng xã hội và cấp trên đề nghị bạn sáng tạo nội dung bài đăng sử dụng từ khóa đó. Tuy nhiên sau khi đánh giá mức độ phù hợp của từ khóa (nội dung nhạy cảm, không phù hợp với khách hàng,…), bạn thấy không nên làm điều này. Bạn sẽ làm gì để thuyết phục cấp trên?

2.2.2 Bộ câu hỏi đánh giá chuyên môn

  • Bạn có kinh nghiệm quản lý những mạng xã hội nào? Mạng xã hội nào hiệu quả nhất cho doanh nghiệp cũ của bạn? Theo bạn thì những mạng xã hội nào phù hợp với loại hình kinh doanh của chúng tôi?
  • Mô tả kế hoạch xây dựng nội dung trên mạng xã hội tại doanh nghiệp cũ của bạn. Theo bạn những nội dung nào phù hợp với doanh nghiệp của chúng tôi?
  • Theo bạn chỉ số nào là quan trọng nhất khi quản trị mạng xã hội?
  • Theo bạn, khi nào nên sáng tạo nội dung trên mạng xã hội “ăn theo” các trend đang nổi và khi nào không? Hãy liệt kê một vài từ khóa đang nổi hiện nay và cho biết từ khóa nào phù hợp để truyền thông trên mạng xã hội công ty?

2.2.3 Bộ câu hỏi hành vi

  • Bạn đã bao giờ gặp phải một sự cố truyền thông trên mạng xã hội chưa? Bạn sẽ xử lí tình huống, sự cố đó như thế nào?
  • Mô tả một chiến dịch truyền thông thành công/thất bại của bạn trên mạng xã hội. Bạn rút ra được điều gì từ việc này?

Để có thể triển khai các chiến dịch tuyển dụng, quản lý hồ sơ ứng viên dễ dàng và hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo các phần mềm quản lý hiệu quả của 1Office.

Xem thêm bài viết tại:

Mẫu mô tả công việc Chuyên viên Digital Marketing đúng chuẩn

Mẫu mô tả công việc Chuyên viên PR đúng chuẩn

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone