Trong lĩnh vực kinh doanh, ngoài việc nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh thì xây dựng mô hình tổ chức công ty hiệu quả là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp đạt nhiều thành công. Vậy bạn đã hiểu mô hình tổ chức công ty là gì? Có những loại mô hình cơ cấu tổ chức công ty nào? Cùng 1office tìm hiểu đáp án chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
I. Mô hình tổ chức công ty là gì?
Mô hình cơ cấu tổ chức công ty hiểu đơn giản là một cấu trúc phân loại, nhằm xác định hoạt động của tổ chức doanh nghiệp. Tại mô hình này, bạn có thể xác định rõ công việc, trách nhiệm giữa các bộ phận và các cấp bậc trong bộ máy quản lý.
II. Các loại mô hình tổ chức công ty thịnh hành hiện nay
Trong lĩnh vực kinh doanh, tùy thuộc vào ngành hành cũng như quy trình hoạt động mà mỗi doanh nghiệp có thể cơ cấu theo các tổ chức công ty khác nhau.
1. Mô hình tổ chức công ty đơn giản
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá nhân độc lập sẽ phù hợp với loại hình cơ cấu tổ chức đơn giản này. Trong cơ cấu tổ chức này thường sẽ được phân ra thành 2 cấp bậc:
- Cấp bậc 1: Là chủ doanh nghiệp (người quản lý trực tiếp doanh nghiệp)
- Cấp bậc 2: Là các bộ phận (nhân viên) làm việc dưới sự lãnh đạo của cấp bậc 1.
Mô hình này thực sự hiệu quả với các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ, một vài sản phẩm chính và không có quy mô sản xuất lớn. Do đó, nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp thì hãy tham khảo mô hình này nha.
2. Mô hình tổ chức công ty theo chức năng
Cơ cấu công ty theo chức năng là việc phân tách và quản lý công việc từng bộ bộ phận. Ưu điểm của mô hình này là mỗi thành viên trong từng bộ phận là người am hiểu và thành thạo nghiệp vụ của mình.
Trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay, việc xây dựng mô hình tổ chức công ty theo chức năng sẽ được phân chia thành các bộ phận sau:
- Giám đốc điều hành: Người đứng đầu doanh nghiệp, có chức vụ quản lý mọi bộ phận liên quan.
- Bộ phận marketing: xây dựng chiến lược, quảng cáo sản phẩm, gia tăng thương hiệu công ty đến khách hàng.
- Bộ phận kinh doanh: Tìm kiếm, tư vấn và bán sản phẩm cho khách hàng. Đây là bộ phận mang lại nguồn thu nhập trực tiếp cho công ty.
- Bộ phận sản xuất: Là bộ phận làm ra các sản phẩm để các phòng ban khác quảng cáo, bán hàng.
- Bộ phận tài chính: Hay còn gọi là bộ phận kế toán. Công việc chính của bộ phận này là hạch toán chi tiết nguồn tiền ra vào công ty.
- Bộ phận hành chính, nhân sự: Bộ phận quản lý nhân sự đồng thời tổ chức các chương trình xây dựng, kết nối mọi người với nhau.
Trong mô hình này, giám đốc điều hành là người đứng đầu điều phối hoạt động của mọi bộ phận khác. Các doanh nghiệp có thể ứng dụng phần mềm quản lý công ty để đảm bảo sự chuyên nghiệp, kiểm soát tốt các công việc của từng bộ phận, thúc đẩy hiệu suất kinh doanh nhanh chóng.
3. Mô hình tổ chức công ty theo các bộ phận độc lập
Đây là loại mô hình phù hợp với các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn sẽ được phân chia nhiệm vụ theo từng đơn vị nhỏ. Mỗi đơn vị nhỏ sẽ phát triển theo nhiều cơ sở, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh, địa bàn hoạt động khác nhau.
Việc phân chia cơ cấu tổ chức công ty theo các đơn vị nhỏ giúp gia tăng tính độc lập và thôi thúc mục tiêu kinh doanh của từng đơn vị. Mỗi đơn vị có thể tự xây dựng cho mình mô hình hoạt động riêng phù hợp để phát triển tốt nhất.Cấu trúc phân chia của mô hình này sẽ như sau:
- Tổng giám đốc: Người đứng đầu doanh nghiệp, có chức năng chi phối, kiểm soát công việc của mọi đơn vị.
- Đơn vị 1: Thực hiện dự án, sản phẩm 1
- Đơn vị 2: Thực hiện dự án, sản phẩm 2
- Đơn vị 3: Thực hiện dự án, sản phẩm 3
Mô hình này thực sự phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp. Để quản lý, điều hành các dự án sát sao, chủ doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu những sai sót trong quá trình vận hành.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tổ chức công ty
Việc kinh doanh phát triển của doanh nghiệp không chỉ dựa theo nguyên tắc xây dựng mô hình công ty như nào? Mà còn phụ thuộc rất nhiều vào 4 yếu tố sau:
1. Môi trường bên ngoài
Doanh nghiệp cần thay đổi và thích ứng theo môi trường xung quanh. Sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng lớn, nếu bạn không đáp ứng được xu hướng thị trường và gia tăng chất lượng sản phẩm thì sẽ khó phát triển lâu dài.
2. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Chiến lược phát triển là yếu tố then chốt để kinh doanh thành công. Người đứng đầu ở mỗi doanh nghiệp cần xây dựng được kế hoạch cho từng bộ phận, từng cá nhân để mang lại giá trị công việc cao nhất.
3. Công nghệ
Công nghệ là thứ không thể thiếu trong kinh doanh 4.0. Việc áp dụng công nghệ trong công việc giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, đẩy cao hiệu suất công việc. Tối ưu hóa thời gian và chi phí nhân sự so với phương pháp thủ công.
4. Nguồn lực
Nhiều doanh nghiệp lấy tiêu chí phát triển nhân viên là phát triển doanh nghiệp. Do đó, nhà quản trị cần lưu ý đến các yếu tố liên quan đến nhân việc như: chuyên môn, sự tự giác, tính kỷ luật, trách nhiệm với công việc…
Như vậy, 1office.vn đã giúp các bạn hiểu hơn thế nào là mô hình tổ chức công ty? Các loại mô hình cơ cấu tổ chức công ty thịnh hành hiện nay như nào? Và những chia sẻ về các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển doanh nghiệp. Hy vọng bài viết mang lại giá trị và giúp bạn phát triển kinh doanh của mình thành công hơn.
Đăng ký để được tư vấn: 083 483 8888
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA