Recruiter và Headhunter là hai khái niệm phổ biến với những người làm trong ngành HR. Quen thuộc với HR nhưng các bộ phận khác lại hoàn toàn xa lạ với khái nghiệm này. Hôm nay, trong tập 02 của series “HRM Toàn Tập”, hãy cùng 1Office tìm hiểu hai khái niệm cơ bản trong tuyển dụng này là gì nhé!
Khái niệm cơ bản về Recruiter và Headhunter
Recruiter (nhà tuyển dụng) được hiểu là những người được doanh nghiệp thuê để tìm kiếm nhân sự cho những vị trí còn trống trong doanh nghiệp đó. Họ thường là những người làm trong phòng nhân sự của chính doanh nghiệp đó, hoặc số ít là doanh nghiệp sẽ thuê bên thứ ba.
Headhunter (thợ săn đầu người) khái niệm này được hiểu theo nghĩa bóng có nghĩa là những người chuyên tìm ra các ứng viên phù hợp, các nhân sự có những kỹ năng đặc biệt không thể tuyển dụng qua các kênh thông thường cho doanh nghiệp. Đa số họ sẽ đến từ những doanh nghiệp thứ 3, số ít còn lại là nhân viên của doanh nghiệp đó.
Công việc và môi trường làm việc của Recruiter và Headhunter
Recruiter thường sẽ là nhân viên phòng nhân sự của doanh nghiệp đó. Recruiter là người chịu trách nhiệm chính cho việc tìm kiếm ứng viên. Hầu hết Recruiter sẽ sử dụng các kênh tuyển dụng công khai để tìm ứng viên. Các trang tin tuyển dụng, các social group, đôi khi cả là những cách truyền thống như đăng báo hoặc tờ rơi.
Headhunter thường đến từ những đơn vị thứ ba được doanh nghiệp thuê để tìm kiếm người phù hợp. Doanh nghiệp tìm đến Headhunter không phải vì doanh nghiệp không có một đội ngũ Recruiter mà doanh nghiệp muốn tìm những ứng viên với những đặc điểm mà Recruiter không thể tìm kiếm. Headhunter thường xuất thân không từ ngành tuyển dụng, họ xuất thân từ chính ngành mà doanh nghiệp muốn tìm kiếm nhân sự. Họ sử dụng những kênh không công khai, mối quan hệ cá nhân,… để tìm ra những ứng viên phù hợp nhất.
Số lượng và chất lượng ứng viên từ hai nguồn
Recruiter trả về những ứng viên có đặc điểm chung là “người tìm việc” nên chất lượng ứng viên thường sẽ thấp hơn kỳ vọng của doanh nghiệp. Mặt bằng nhân sự từ các nguồn trên thường ở mức trung bình trở xuống và là những người đang có nhu cầu tìm việc. Số lượng ứng viên từ nguồn này là rất lớn nên chỉ cần tìm trong thời gian ngắn và ứng viên thường sẵn sàng đi làm luôn. Recruiter phù hợp để tuyển những vị trí trung, thấp cấp trong doanh nghiệp, hay tuyển với số lượng nhiều
Headhunter mang lại những ứng viên có đặc điểm chung là “việc tìm người” nên chất lượng ứng viên thường thỏa mãn tất cả các yêu cầu của doanh nghiệp. Chất lượng của ứng viên là rất cao so với mặt bằng chung. Các ứng viên dạng này thường đã có rất nhiều năm kinh nghiệm, đã đảm nhiệm chức vụ quản lý và một số ứng viên đang làm việc cho doanh nghiệp khác. Số lượng ứng viên từ nguồn này sẽ tỉ lệ nghịch với chất lượng, có những vị trí cao thường cần đến vài tháng chỉ để tìm 01 ứng viên. Thế nên, Headhunter thường chỉ để tìm những vị trí quản lý cấp cao và để phục vụ những chiến dịch dài hạn của doanh nghiệp.
Chi phí vận hành
Doanh nghiệp khi sử dụng headhunter sẽ mất chi phí dịch vụ cho bên thứ ba. Chi phí này tùy thuộc vào chất lượng ứng viên bạn muốn tuyển thường sẽ rất cao với những vị trí quản lý hàng đầu. Nhưng doanh nghiệp sẽ không mất thời gian và các chi phí ẩn khác như quản lý ứng viên, chi phí sàng lọc,…
Recruiter là “cây nhà lá vườn” nên chắc chắn chi phí sẽ là tối thiểu. Nhưng các chi phí ẩn khác như thời gian, chi phí quản lý, sàng lọc ứng viên,… sẽ rất khó để tính toán và phụ thuộc khá nhiều vào chuyên môn của nhân sự. Thêm vào đó khi tham gia vào tuyển dụng các công việc khác trong phòng HR sẽ bị ảnh hưởng tương đối nhiều.
Giao điểm giữa hai khái niệm
Talent Acquisition có thể coi là một giao điểm giữa hai khái niệm Recruiter và Headhunter. Talent Acquisition (thu hút tài năng) được định nghĩa là quá trình xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và tạo mối quan hệ với những ứng viên để đảm bảo nguồn ứng viên lâu dài. Về phân tích chi tiết của khái niệm Talent Acquisition 1Office sẽ hẹn mọi người trong một bài viết khác.
Điểm chung thứ hai là đều phải sàng lọc ứng viên – một công việc rất vất vả và nhàm chán. Quá trình tuyển dụng cũng tương tự như quá trình lọc qua chiếc phễu và công việc lọc sẽ chỉ chuyển đổi từ Recruiter qua Headhunter và ngược lại. Với Recruiter là lọc CV gửi đến còn Headhunter là sàng lọc danh sách từ linkedin, từ người quen,… Nhưng với công nghệ ngày nay những công việc đó đã được ATS giải quyết.
ATS (Applicant Tracking System) – một dạng AI hỗ trợ tuyển dụng – giải quyết những công việc thủ công trước đây. Với Recruiter, ATS hỗ trợ lọc đơn, tổng hợp đơn từ các nguồn, gửi mail, lên hẹn lịch,… những công việc lặp đi lặp lại mà AI hoàn toàn có thể giải quyết. Với Headhunter, ATS đóng vai trò như một cỗ máy lọc ứng viên trên các hội nhóm và linkedin để tìm ra ứng viên phù hợp. ATS trong tuyển dụng là thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 mà các doanh nghiệp nên áp dụng để tiết kiệm thời gian và công sức.
1Office hiện đang cung cấp một phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể có hỗ trợ ATS cho tuyển dụng, đăng ký sử dụng ngay tại đây!
Xem thêm bài viết liên quan: