083.483.8888
Đăng ký

Nâng cao hiệu quả tuyển dụng với câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh hiệu quả. HR có thể đánh giá ứng viên chính xác về thực tập sinh toàn diện về năng lực, thái độ, kỹ năng, mức độ phù hợp,… Tìm hiểu ngay!

Mục lục

1. Các vấn đề doanh nghiệp cần cân nhắc khi tuyển thực tập sinh

Các doanh nghiệp luôn phát triển chính sách hỗ trợ sinh viên thực tập và tìm giải pháp linh hoạt cho tình huống tạm thời về nhân sự. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi tuyển dụng thực tập sinh:

Các vấn đề doanh nghiệp cần cân nhắc khi tuyển thực tập sinh
Các vấn đề doanh nghiệp cần cân nhắc khi tuyển thực tập sinh
  • Xác định nhu cầu của doanh nghiệp cần tuyển thực tập sinh hay không?

Việc tuyển dụng thực tập sinh thường được thực hiện để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh ngắn hạn. Trong trường hợp công ty có các dự án ổn định và cần người có kinh nghiệm để thực hiện, có thể nên xem xét việc tuyển dụng nhân viên chính thức toàn thời gian hoặc thuê freelancer.

  • Thỏa thuận hợp lý về mức lương cho thực tập sinh

Vì thực tập sinh không được xem như nhân viên chính thức, nên mức lương thường không cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên đảm bảo tuân thủ luật lao động và cung cấp các chính sách phúc lợi hợp lý để đánh giá công sức mà họ đóng góp.

Hiện nay, mức lương trung bình cho thực tập sinh tại Việt Nam thường dao động từ 2 đến 4 triệu đồng mỗi tháng, mức lương có thể thay đổi tùy theo chính sách của từng công ty.

  • Trao đổi chi tiết về thời gian thực tập

Thường thời gian thực tập của thực tập sinh sẽ kéo dài từ 3 đến 5 tháng, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng nên trao đổi cụ thể với thực tập sinh, và tôn trọng ý kiến của ứng viên.

  • Đảm bảo kế hoạch đào tạo và hướng dẫn thực tập sinh (TTS) để họ có sự hòa nhập và không cảm thấy bị bỏ rơi.

Thực tập sinh thường thiếu kinh nghiệm, nên việc làm quen với công việc thường sẽ rất khó khăn. Để hỗ trợ, doanh nghiệp cần tạo cái nhìn tổng quan về công việc, chỉ định người hướng dẫn, và khuyến khích họ tìm hiểu các công cụ cần thiết. Đối với những thực tập sinh có tính cách nhút nhát hoặc có khả năng giao tiếp yếu,hãy đảm bảo luôn có người sẵn sàng giao việc và hướng dẫn họ để họ có thể làm việc hiệu quả.

2. Bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh

Bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh
Bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh

2.1 Mẫu câu hỏi phỏng vấn làm quen

Câu hỏi 1: Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình?

Đây là câu hỏi đầu tiên mà gần như nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi. HR có thể tìm hiểu về ứng viên, bao gồm kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, tính cách, và đánh giá sự phù hợp của họ với vị trí công việc thông qua lời giới thiệu của ứng viên. Đồng thời, câu hỏi này cũng tạo cơ hội cho ứng viên thể hiện khả năng giao tiếp và thể hiện tầm quan trọng của việc hợp tác trong tương lai.

Câu hỏi 2: Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng xem xét khả năng phù hợp của ứng viên với định hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong tương lai. Đôi khi, ứng viên có thể phù hợp với môi trường và văn hóa công ty, nhưng lại không khớp với sự mong đợi và định hướng cá nhân trong công việc.

Câu hỏi 3: Bạn đã biết gì về sản phẩm hoặc dự án chúng tôi đang làm việc? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về nó.

Việc tìm hiểu về công ty trước khi ứng tuyển vị trí thực tập sinh thể hiện tinh thần nghiêm túc và sự hứng thú của ứng viên đối với vị trí thực tập. Điều này là một yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng không nên bỏ qua khi đánh giá ứng viên.

Câu hỏi 4: Lý do vì sao bạn lại lựa chọn vào công ty chúng tôi?

Khi ứng viên trả lời câu hỏi kỹ lưỡng từ góc nhìn bản thân về công ty sẽ cho thấy được sự nghiêm túc từ họ đối với doanh nghiệp.

Nếu ứng viên có khả năng trình bày tổng quan về phong cách làm việc, văn hóa tổ chức, và các chế độ của công ty, cũng như giải thích tại sao họ có sự hứng thú với công ty, nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao khả năng gắn bó lâu dài của họ với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu câu trả lời của ứng viên thể hiện sự ngần ngại, đắn đo, hoặc chung chung, HR có thể cân nhắc thêm. Có khả năng rằng những ứng viên này sẽ không thể hoàn thành thời gian thực tập một cách bền vững và nhanh chóng trở nên không hứng thú hoặc quyết định nghỉ việc.

Câu hỏi này giúp các công ty có khả năng tuyển chọn thực tập sinh phù hợp hơn, tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong quá trình tuyển dụng.

Mẫu câu hỏi phỏng vấn làm quen
Mẫu câu hỏi phỏng vấn làm quen

Câu hỏi 5: Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá và hiểu sâu hơn về ứng viên. Những ứng viên được ưu tiên thường là những người có câu trả lời thể hiện thế mạnh liên quan đến vị trí công việc. Nếu có điểm yếu nào đó có thể khắc phục thông qua quá trình làm việc và phát triển, thì những ứng viên này cũng có khả năng được lựa chọn.

Câu hỏi 6: Tại sao bạn quan tâm đến vị trí thực tập này?

Câu hỏi này nhằm mục đích xác định mức độ quan tâm của ứng viên đối với vị trí công việc đang được tuyển dụng, cũng như cách họ hiểu và đặt kỳ vọng vào vị trí đó. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá tinh thần làm việc của ứng viên.

Câu hỏi 7: Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Các ứng viên thực tập thường có thời gian cống hiến cho công ty ngắn hạn, ít kinh nghiệm công việc và tập trung vào việc học hỏi. Do đó, mức lương mà họ yêu cầu thường phù hợp với mặt bằng chung.

Nhà tuyển dụng nên dựa vào điều này để đánh giá sự phù hợp của ứng viên với vị trí công việc. Nếu một ứng viên đòi hỏi mức lương cao mà không thể hiện được khả năng trong cuộc phỏng vấn, thì khả năng họ làm việc theo mong đợi có thể bị đặt dấu hỏi.

Câu hỏi 8: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?

Câu hỏi thường được đặt ở cuối cuộc phỏng vấn để đảm bảo rằng ứng viên có cơ hội đặt những câu hỏi hoặc thắc mắc của riêng họ. Điều này cho thấy sự quan tâm của công ty đến ứng viên và giúp họ cảm thấy được tôn trọng.

Dưới đây là một số câu hỏi HR có thể đề cập thêm:

Tại sao bạn chọn ngành học hoặc lĩnh vực này?

Bạn có kế hoạch học lên cao hơn trong tương lai không?

Thành tích nào mà bạn đã đạt được mà bạn tự hào nhất?…

2.2 Mẫu câu hỏi tình huống

Chuyển đổi từ môi trường học tập sang môi trường làm việc thực tế thường đòi hỏi sự thích nghi và khả năng xử lý tình huống. Việc đặt ra những câu hỏi tình huống trong quá trình phỏng vấn là một phần quan trọng để đánh giá khả năng của ứng viên. Dưới đây là một số câu hỏi tình huống mà HR có thể sử dụng.

Mẫu câu hỏi tình huống
Mẫu câu hỏi tình huống

Câu hỏi 9: Bạn có kỹ năng làm việc nhóm tốt không? Hãy chia sẻ một ví dụ về trải nghiệm làm việc nhóm bạn từng tham gia tại trường đại học.

Câu hỏi giúp nhà tuyển dụng biết được ứng viên có phải là người ham học hỏi hay tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân và nâng cao kiến thức hay không. Ngoài ra nó còn giúp đánh giá khả năng làm việc nhóm của ứng viên. Qua đó biết được khả năng làm việc trong tập thể của ứng viên như thế nào?

Câu hỏi 10: Bạn có khả năng làm việc trong khoảng thời gian X không?

Câu trả lời của ứng viên giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về khả năng quản lý thời gian, ưu tiên công việc và đối phó với áp lực của ứng viên trong môi trường học tập và làm việc. Ngoài ra, đây còn là một tình huống sẽ gặp phải trong quá trình làm việc và bạn muốn hỏi xem ứng viên có sẵn sàng thực hiện nó khi công việc yêu cầu không. Điều này cho thấy tính trách nhiệm của ứng viên.

Câu hỏi 11: Bạn đã từng đề xuất hoặc đóng góp ý kiến sáng tạo nào trong một dự án hoặc nhiệm vụ trước đây không?

Ở câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh này, nhà tuyển dụng  dùng để đánh giá về khả năng hiểu sâu hơn về khả năng sáng tạo, tư duy và đóng góp của bạn trong môi trường làm việc. Từ đó, giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem ứng viên có khả năng nhìn nhận vấn đề và sáng tạo trong công việc.

Câu hỏi 12: Nếu bạn được cung cấp một cơ hội để cải thiện một khía cạnh của dự án hoặc công việc, bạn sẽ làm gì và tại sao?

Ở câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh này, nhà tuyển dụng thường dùng để đánh giá về khả năng tự nhận thức, khả năng học hỏi từ ứng viên.Từ đó, HR sẽ hiểu sâu hơn về tư duy cải tiến và khả năng đóng góp của ứng viên trong việc nâng cao hiệu suất công việc.

3. Cách đánh giá thực tập sinh tiềm năng sau phỏng vấn

Cách đánh giá thực tập sinh tiềm năng sau phỏng vấn
Cách đánh giá thực tập sinh tiềm năng sau phỏng vấn

Sự cẩn thận và tỉ mỉ

Nhà tuyển dụng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng ở một thực tập sinh về kinh nghiệm, bất kể hiệu suất học tập của họ có xuất sắc đến đâu. Thay vào đó, họ cần được hướng dẫn, giao công việc và được sửa lỗi theo từng bước.

Tuy nhiên,bạn chắc chắn không muốn sửa đi sửa lại cho một thực tập sinh với một lỗi y như nhau. Một thực tập sinh xuất sắc là người biết tự sửa lỗi cho những sai lầm đã từng mắc. Họ có tính cẩn thận, sự tỉ mỉ và thường tỏ ra ham học hỏi.

Nếu ứng viên thể hiện những phẩm chất này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao và coi đó là điểm mạnh của ứng viên.

Kiến thức và hiểu biết

Hãy kiểm tra kiến thức cơ bản của ứng viên về lĩnh vực công việc. Điều này giúp đánh giá nền tảng kiến thức của thực tập sinh và những kiến thức họ đã học ở trường. Ngoài ra, cần kiểm tra xem họ có kinh nghiệm làm thêm công việc nào trước đây không. Liệu họ đã tham gia vào các dự án thực tế tại trường hay chưa?

Từ thông tin này, bạn có thể đánh giá mức kiến thức của thực tập sinh và từ đó lên kế hoạch đào tạo hoặc sắp xếp công việc phù hợp hơn cho họ.

Tinh thần làm việc

Tuyển dụng một thực tập sinh với ít kinh nghiệm không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là đảm bảo ứng viên có tinh thần học hỏi và chủ động. Nếu không có sự cẩn trọng trong quá trình sàng lọc, có thể gặp nhiều khó khăn trong tương lai.

Do đó, nhà tuyển dụng nên đánh giá thái độ của ứng viên trong cuộc phỏng vấn thông qua việc trao đổi thẳng thắn và quan sát phản ứng của họ. Điều này giúp đánh giá tinh thần làm việc của ứng viên và quyết định liệu họ phù hợp cho vị trí tuyển dụng hay không.

Ứng viên có phù hợp với văn hoá công ty không?

Một yếu tố quan trọng cuối cùng cần xem xét là sự phù hợp của thực tập sinh với văn hóa công ty. Điều này đảm bảo môi trường làm việc lành mạnh và hài hòa trong tổ chức.

Ngoài việc sàng lọc thông qua cuộc phỏng vấn, HR cũng có thể tìm hiểu và đánh giá ứng viên qua các hoạt động trên mạng xã hội và chia sẻ của họ. Điều này có thể phản ánh một phần con người và giá trị của thực tập sinh.

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng nên đặt những câu hỏi liên quan đến mục tiêu và định hướng cá nhân để đánh giá sự phù hợp với tổ chức.

Bên cạnh việc đặt ra các câu hỏi phỏng vấn, quy trình tuyển dụng cần phải được quy trình tuyển dụng cụ thể chi tiết và thang điểm đánh giá rõ ràng. Các tiêu chí đánh giá cần rõ ràng và được sử dụng để đưa ra quyết định cuối cùng.

Những lời khuyên quan trọng khi phỏng vấn thực tập sinh

4. Những lời khuyên quan trọng khi phỏng vấn thực tập sinh

  • Minh bạch quy trình tuyển dụng đến ứng viên:

Trong quá trình tuyển dụng, việc minh bạch về các vòng tuyển dụng rất quan trọng. Ngoài việc thông báo rõ ràng về quy trình tuyển dụng của công ty cho tất cả ứng viên, bạn cũng cần hướng dẫn những người có ít hoặc không có kinh nghiệm về quá trình này.

Đặc biệt là đối với những ứng viên chưa từng hoặc mới tham gia ít lần cuộc phỏng vấn xin việc, hãy mô tả chi tiết từng giai đoạn của quy trình tuyển dụng. Ví dụ, bạn có thể cho họ biết họ sẽ gặp ai trong quá trình tuyển dụng, họ nên chuẩn bị những gì, và họ sẽ nói gì trong các cuộc phỏng vấn. Những thông tin này giúp họ hình dung được những gì họ sẽ trải qua và tạo sự tự tin cho họ.

  • Đặt kỳ vọng rõ ràng và mục đích với thực tập sinh:

Hãy xem việc tuyển dụng thực tập sinh như việc tuyển một nhân viên chính thức bình thường. Đưa ra những yêu cầu và kỳ vọng rõ ràng về người mà bạn muốn đưa vào doanh nghiệp, và hãy thực hiện cuộc phỏng vấn một cách chặt chẽ.

Hãy đặt ra các câu hỏi liên quan đến mức lương mà công ty trả và xem phản ứng của ứng viên như thế nào. Câu hỏi như ‘Mức lương công ty trả có phù hợp với mong muốn của bạn không?’ có thể giúp bạn đánh giá thái độ làm việc của họ và khả năng đáp ứng được kỳ vọng của bạn.

  • Giao các nhiệm vụ để đánh giá kỹ năng của ứng viên

Hãy tạo ra các tình huống dựa trên các vấn đề thực tế mà công ty đã gặp trong quá trình làm việc trước đây và đưa cho các thực tập sinh giải quyết. Khi họ đối mặt với những tình huống này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng của họ áp dụng kiến thức học được vào việc giải quyết vấn đề thực tế.

Để giúp ứng viên thành công trong việc giải quyết, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp lời khuyên, chỉ dẫn và hỗ trợ phù hợp. Điều này giúp ứng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả và cung cấp thông tin quý báu về khả năng thích ứng và tận dụng kiến thức của họ.

  • Luôn thể hiện sự chuyên nghiệp với ứng viên:

Luôn thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với ứng viên là một yếu tố quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Hãy thể hiện sự tận tâm, chu đáo và nghiêm túc trong cuộc phỏng vấn tuyển dụng cũng như trong quá trình làm việc với thực tập sinh.

Bằng cách này, HR sẽ tạo dựng được một ấn tượng tích cực về doanh nghiệp, khiến ứng viên cảm thấy rằng tổ chức của bạn là một nơi đáng để học tập và làm việc. Điều này có thể thu hút và duy trì những tài năng trẻ trong công ty.

Ngoài việc xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn, các doanh nghiệp cũng nên sử dụng phần mềm hỗ trợ trong quá trình tuyển dụng để nâng cao hiệu quả. Trong số các phần mềm quản trị nhân sự, HRM 1Office đã được nhiều chuyên gia tuyển dụng tin dùng và đánh giá cao. Đây là một phần của phần mềm quản lý toàn diện cho doanh nghiệp – 1Office, và nó cung cấp nhiều công cụ hữu ích giúp HR dễ dàng thực hiện nhiều hoạt động, bao gồm:

  • Kho lưu trữ/ thư viện mẫu tài nguyên các câu hỏi phỏng vấn.
  • Lưu lại lịch sử kết quả phỏng vấn chi tiết.
  • Đánh giá ứng viên hiệu quả dựa trên quy trình và tiêu chí tuyển dụng chuẩn.

Trên đây là bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh mà HR không thể bỏ qua. HR lưu ngay nội dung bài viết và ứng dụng vào hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp mình nhé! Chúc bạn thành công!

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone