Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, tối đa hóa lợi nhuận cần một bộ máy vận hành trơn tru. Trong khi đa phần các doanh nghiệp đang chỉ chú trọng mảng kinh doanh mà quên mất đi mảng tối ưu hóa vận hành doanh nghiệp. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp vận hành không ổn định. Nói không ngoa nếu coi đây là covid 19 đang tàn phá các doanh nghiệp. Hôm nay hãy cùng 1Office tìm hiểu về một doanh nghiệp đang mắc bệnh quản trị yếu kém.
Quản trị yếu kém: Triệu chứng “bệnh”
Triệu chứng đầu tiên có thể thấy là quy trình làm việc không rõ ràng, thiếu minh bạch. Đây là triệu chứng rõ ràng và thường gặp nhất ở các doanh nghiệp quản lý yếu kém. Nhân viên không biết mình cần phải làm gì, báo cáo cho ai,…Bộ máy điều hành rối ren, khả năng điều hành, quản lý gần như không có hiệu quả. Nhân viên không được làm công việc đúng theo năng lực và hợp đồng.
Triệu chứng tiếp theo có thể thấy là lãnh đạo thiếu tư duy quản lý, không sát sao trong công việc. Người này thường không hề biết nhân viên mình đang phụ trách công việc gì. Đây có thể là hệ quả của việc thiếu quy trình làm việc lâu ngày hoặc đến từ những nguyên nhân chủ quan từ cả hai phía.
Văn hóa nội bộ yếu kém cũng là một triệu chứng của “căn bệnh” này. Nội bộ không còn đoàn kết, thường xuyên nói xấu nhau. Một không khí doanh nghiệp luôn rất căng thẳng. Làm việc trong một môi trường không có các sự kiện nội bộ sự gắn kết giữa người với người.
Quản trị yếu kém: Nguyên nhân “bệnh”
“Hệ miễn dịch” của doanh nghiệp yếu không đủ để tự loại trừ những vấn đề đang tồn đọng. Nó có thể do khả năng quản lý của lãnh đạo, không có khả năng xây dựng quy trình làm việc. Một nguyên nhân khác là cũng đến từ người quản lý là bộ máy bên dưới quá cồng kềnh, đông đúc khiến cho việc quản trị kém hiệu quả.
Nguyên nhân quản trị yếu kém khác cũng cần nhắc đến là kỹ năng và thái độ. Đây là hai yếu tố cần được training và làm rõ ngay từ giai đoạn onboarding nhưng đa phần các doanh nghiệp bỏ quên nên khi làm việc. Khiến việc giao tiếp giữa sếp và nhân viên luôn không khớp với nhau, giảm hiệu quả công việc.
Thiếu các công cụ quản trị cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc quản lý yếu kém. Những công cụ như lưu trữ đám mây hay các công cụ giao tiếp chỉ có thể giải quyết các công việc nhỏ và tức thời. Những dự án lớn hay quản lý nhiều nhân sự cần những công cụ chuyên biệt để quản trị hiệu quả.
Quản trị yếu kém: Hệ quả của “căn bệnh”
Với doanh nghiệp
Hệ quả đầu tiên có thể thấy rõ là sự trì trệ trong công việc. Hiệu suất từng cá nhân sẽ đi xuống kéo theo hiệu suất của cả hệ thống đi xuống. Các bộ phận sẽ rơi vào tình trạng “không biết đường nào mà đi”. Điều này dẫn đến lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp. Sự lãng phí tài nguyên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc doanh nghiệp giảm lợi nhuận. Vấn đề này kéo dài sẽ dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp.
Với nhân viên
Quản trị yếu kém là nguyên nhân của sự bất mãn trong nhân viên. Tâm lý không phục lãnh đạo có nguyên nhân từ việc thiếu sát xao trong công việc từ lãnh đạo. Vấn đề này làm nhân viên không thể sử dụng hết năng lực và trình độ của bản thân. Nếu tiếp diễn lâu dài sẽ dẫn đến 01 trong 02 vấn đề đó là sự ra đi của nhân viên hoặc trực tiếp làm giảm năng lực và thái độ của nhân viên.
Môi trường “yếu kém” tạo ra những nhân viên thiếu động lực làm việc
Quản trị yếu kém: “Thuốc trị bệnh”
Cũng giống như covid 19, quản lý yếu kém không có loại thuốc đặc trị mà phụ thuộc phần lớn vào chính sự kháng cự của người bệnh. Phương pháp điều trị căn bệnh hiệu quả nhất chỉ có thể là nâng cao trình độ cho toàn bộ hệ thống. Nhưng đây là quá trình lâu dài và rất tốn kém.
Loại “thuốc” được ưu tiên sử dụng hơn là một phần mềm quản lý doanh nghiệp. Đây là một giải pháp giúp gỡ rối cho doanh nghiệp. Những phần mềm này mang lại một công cụ quản lý từ công việc, dự án đến bán hàng, nhân sự. Đây là những công cụ cần thiết để nâng cao khả năng quản trị và hoạch định chiến lược. Xét về mặt kinh tế chi phí bỏ ra cho phần mềm quản trị doanh nghiệp rẻ hơn rất nhiều so với những tài nguyên công ty không thể tận dụng.
1Office mang đến cho doanh nghiệp của bạn một phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể hoạt động dựa trên nền tảng điện tảng điện toán đám mây.
Xem thêm bài viết liên quan:
Onboarding và những điều mà người HR nên biết
EVP (Employee Value Proposition) là gì?