Đăng ký

Matsushita Konosuke – một doanh nhân người Nhật được coi là ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật đã từng nói “Tài sản quý nhất của các doanh nghiệp chính là con người”. Nhân sự là nhân tố hàng đầu làm nên sự thành công của một doanh nghiệp. Thế nhưng những nhân viên yếu kém lại cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự thụt lùi của doanh nghiệp đó.

Nhà quản lý nên sớm nhận biết dấu hiệu cảnh báo của nhân viên làm việc kém

Trong bất kỳ một công ty nào cũng sẽ có một vài người năng lực kém hơn những nhân viên khác. Họ có thể yếu về mặt kiến thức hoặc về mặt kỹ năng, thậm chí là về mặt thái độ. Thế nhưng, nhiều những nhân này lại không thích bị phê bình, không tự nhận khuyết điểm của bản thân để sửa chữa. Mặt khác, họ có thói quen tìm những lý do để viện cớ cho những thiếu sót của bản thân.

Nguyên nhân khiến sếp “đau đầu” khi xử lý nhân viên yếu kém

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân nhân viên làm việc kém hiệu quả như: năng lực bị hạn chế, thiếu kinh nghiệm làm việc, mục tiêu công việc không rõ ràng…Là một nhà quản lý, bạn sẽ phải tìm cách để khắc phục tình trạng nhân viên của mình làm việc kém hiệu quả, nhưng có không ít người “phát sầu” vì chưa thể xử lý những nhân viên này.

Xem thêm: Nhân viên làm việc kém hiệu quả, Sếp làm gì để cải thiện?

Khó xử lý nhân viên yếu kém do thiếu căn cứ – khó nói

Thiếu căn cứ là nỗi lo đầu tiên của bất cứ nhà quản lý nào, bởi lẽ bạn không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy nhân viên làm chưa tốt. Nhân viên kém là những người không thích bị phê bình nên khi thiếu đi căn cứ rõ ràng sẽ khiến họ không phục và có suy nghĩ tiêu cực theo hướng sếp là người độc tài, chỉ thích bắt bẻ.

Chỉ ra lỗi sai của họ là cách giúp nhân viên yếu kém sửa chưa thiếu sót của bản thân nhanh nhất

Khi nhân viên làm việc không tốt đừng dùng những câu phê bình mang tính chung chung, họ sẽ không hiểu được lỗi sai của mình để thay đổi. Thay vào đó, hãy chỉ ra những thiếu sót mà họ đang gặp phải, từ đó sẽ khiến nhân viên nhanh chóng thay đổi những thiếu sót của bản thân. Mặt khác, cũng khiến họ có cảm thấy sếp là người hào sảng và không để ý đến chuyện cũ trước đây.

Tham khảo: Nghệ thuật giao việc cho nhân viên của CEO 4.0

Các nhà quản lý khó xử lý nhân viên có năng lực làm việc kém vì “3 nỗi sợ”

Với nhiều nhà quản lý, họ luôn gặp khó xử trong việc xử lý nhân viên làm việc kém vì 3 nỗi sợ như: sợ mất lòng, sợ rời bỏ và sợ ảnh hưởng mối quan hệ. Cụ thể:

Sợ mất lòng

Khi chỉ ra những yếu kém của nhân viên, người quản lý rất dễ làm cho họ “ghét” mình. Nếu sếp là người không phải kiểu người “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” thì càng khiến cho mối quan hệ nhân viên – sếp trở nên căng thẳng.

Sợ nhân viên rời bỏ công ty

Có khá nhiều nhân viên rời bỏ công ty là do người sếp của họ, mà đây thường là những người có năng lực kém. Họ “nhạy cảm” với sếp, công việc và trong chính môi trường làm việc, đây là lý do họ sẽ nhanh chóng rời bỏ công ty. Không những thế, họ cũng có thể làm cho các nhân viên khác rời bỏ công ty như mình.

Sợ ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác

Mối quan hệ giữa nhân viên với sếp là yếu tố quan trọng điều hòa mọi hoạt động trong công ty. Trong công ty, không thể lúc nào nhân viên với sếp cũng căng thẳng, bởi nó chỉ gây hại chứ không có lợi. Và không chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa sếp và công ty, mà còn ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ giữa bạn bè ngoài đời của cả hai bên. Nếu giải quyết được những “nỗi lo” thì nhà quản lý cũng sẽ dễ dàng xử lý được những nhân viên yếu kém.

1Office là giải pháp quản trị tổng thể thể doanh nghiệp hiệu quả cho nhà quản lý

1Office – giải giải quyết nỗi lo của nhà quản lý trong quản trị nhân sự

Để giải quyết nỗi lo trong xử lý nhân viên yếu kém, 1Office là giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp hàng đầu được nhiều nhà quản lý lựa chọn. Thông qua bộ công cụ Workplace cho phép nhà quản lý dễ dàng quản lý nhân sự, khách hàng, công việc và truyền thông nội bộ dựa trên phương pháp tư duy khoa học, nền tảng công nghệ hiện đại thống nhất. Từ đó sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý nhân sự, nhất là những nhân viên yếu kém một cách tối ưu nhất.

Bài viết liên quan:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone