083.483.8888
Đăng ký

Ở vị trí là một CEO thì việc đối mặt và chịu trách nhiệm với tất cả những vấn đề xảy ra với doanh nghiệp là điều bạn phải làm. Tuy nhiên thực tế cho thấy, không phải nhà quản trị nào cũng đều có khả năng nhìn thấu được cốt lõi của vấn đề và tìm ra cách xử lý tốt nhất, giảm thiểu ảnh hưởng đến danh tiếng và chất lượng của doanh nghiệp. Do đó, mặc dù đã nhiều lần tìm hiểu và cố gắng khắc phục nhưng trong thời đại hiện nay, việc mắc sai lầm quản lý công việc vẫn khiến cho công ty nói chung lẫn các nhà quản trị nói riêng gặp không ít khó khăn.

Sai lầm quản lý công việc số 1: Không biết giao phó công việc cho cấp dưới

Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất hiện nay trong quá trình quản lý công việc của các CEO. Dù doanh nghiệp có đảm bảo nguồn nhân sự đủ năng lực để đảm đương nhiệm vụ hay không thì vẫn có những nhà quản trị giữ thói quen ôm đồm nhiều việc cùng một lúc. 

Dĩ nhiên các bạn có thể hoàn thành tốt tất cả mọi thứ nhanh hơn, ít tốn kém hơn và thậm chí là tốt hơn, nhưng xét về khía cạnh lâu dài, vấn đề này có thể khiến cho bản thân các nhà quản trị không có thời gian để quản lý hay giám sát kỹ hơn các hoạt động lớn, nhỏ của doanh nghiệp. 

Sai lầm lớn của các lãnh đạo là tự ôm đồm quá nhiều công việc

Sai lầm lớn của các lãnh đạo là tự ôm đồm quá nhiều công việc

Bên cạnh đó, việc kéo dài quá trình “ôm hết việc vào người” sẽ khiến cho tinh thần của bạn không còn giữ được sự minh mẫn, sáng suốt, khả năng tập trung vào tầm nhìn cốt lõi của doanh nghiệp cũng bị giảm xuống rất nhiều. 

Đối với các nhân viên hay những người ở trong đội ngũ công ty của bạn, họ có thể sẽ cảm thấy không được sếp tin tưởng. Về lâu dài họ sẽ càng nảy sinh cảm giác bản thân đang bị coi thường và không được tôn trọng bởi chính cấp trên của mình. 

Hãy luôn ghi nhớ rằng, giao phó công việc cho cấp dưới không phải là một lựa chọn hay một sự bắt buộc mà nó là một điều cần thiết.

Đọc thêm: Cách quản lý công việc giúp “bôi trơn” cỗ máy doanh nghiệp

Sai lầm quản lý công việc số 2: Cắt giảm chi phí vô tội vạ

Theo tâm lý chung của các nhà quản trị, cắt giảm những chi phí dù lớn hay nhỏ đều là một cách để tiết kiệm tối đa cho công ty. Tuy nhiên, trên thực tế, suy nghĩ này rõ ràng không mang lại hiệu quả tối ưu như cái cách mà người ta vẫn lầm tưởng về nó.

Cắt giảm chi phí vô tổ chức là một trong những sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp

Cắt giảm chi phí vô tổ chức là một trong những sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp

Việc cắt giảm mọi chi phí nếu không có chiến lược được hoạch định rõ ràng thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng nảy sinh mâu thuẫn giữa các phòng ban, các bộ phận trong công ty, cũng như gây ra sự bức bối khó chịu, lục đục nội bộ ngày càng tăng cao. 

Trong trường hợp xấu nhất, nếu quá chú trọng đến việc cắt giảm chi phí trên mọi phương diện mà bỏ qua ý kiến của khách hàng thì sẽ làm tổn hại đến danh tiếng lẫn hình ảnh của công ty. 

Sai lầm quản lý công việc số 3: Không đặt tầm nhìn xa

Hầu hết các CEO luôn chỉ nhìn thấy những mục tiêu ngắn hạn trong giới hạn vốn có của tầm nhìn. 

Xây dựng thương hiệu rõ ràng không phải là việc một sớm một chiều, do đó nếu chỉ nhìn vào các mục tiêu, lợi ích trước mắt mà không đặt tầm nhìn xa hơn, rộng hơn, thì các nhà quản trị mãi mãi sẽ không thể thấy được tổng thể của một bức tranh lớn mà chỉ có thể nhìn thấy được những phần nhỏ rời rạc mà thôi. 

Phóng tầm nhìn xa hơn giúp các nhà lãnh đạo quản lý công việc tốt hơn

Phóng tầm nhìn xa hơn giúp các nhà lãnh đạo quản lý công việc tốt hơn

Nếu chỉ tập trung vào những lợi ích ngắn hạn, chúng ta không chỉ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giải quyết vấn đề mà sai lầm này còn khiến chúng ta bị mờ mắt, không thể nhận ra được đâu là cốt lõi, gốc rễ để tìm ra phương pháp giải quyết triệt để. 

Vì thế cho nên, điều quan trọng mà các nhà quản trị cần làm là đặt tầm nhìn xa hơn trong mọi việc để có thể nắm rõ và lường trước được những vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang hoặc sắp phải đối mặt. 

Sai lầm quản lý công việc số 4: Quá keo kiệt trong lương thưởng

Tình trạng “keo kiệt” hay “tiết kiệm” quá mức trong vấn đề đối đãi với cấp dưới vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều doanh nghiệp. Xuất phát từ tâm lý “mì ăn liền” của một số nhà quản trị khi chỉ quan tâm đến việc hưởng lợi ích trước mắt, cho rằng mọi thứ đều là hiển nhiên và có sẵn mà không ghi nhận hoặc coi trọng sự đóng góp của nhân viên trong quá trình làm việc. 

Đừng để mắc sai lầm trong cách đối xử với cấp dưới

Đừng để mắc sai lầm trong cách đối xử với cấp dưới

Lâu dần điều này sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy bản thân bị đối xử bất công. Họ sẽ cho rằng những gì mà công ty dành cho họ không xứng đáng với công sức và thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp. 

Do đó, các nhà quản trị cần xem xét lại vấn đề lương bổng, hậu đãi dành cho những nhân viên có thành tích, năng lực tốt để có thể giảm bớt tình trạng chán nản, bỏ việc, không muốn gắn bó lâu dài với công ty.

Sai lầm quản lý công việc số 5: Luôn đổ lỗi khi gặp sự cố

Vận hành một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều không tránh khỏi những khi gặp rủi ro hay sự cố đáng tiếc. Lúc đó, việc mà một CEO nên làm là đứng ra chịu trách nhiệm và tìm phương hướng giải quyết vấn đề, không phải đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho các thành viên trong đội. 

Đổ lỗi cho nhân viên là sai lầm "chết người" mà các CEO thường mắc phải

Đổ lỗi cho nhân viên là sai lầm “chết người” mà các CEO thường mắc phải

Bởi vì nếu cứ tiếp tục giữ tâm lý đổ lỗi, chối bỏ, cấp trên sẽ khiến cho cấp dưới của mình cảm thấy bất mãn, từ đó tạo ra tâm lý không tôn trọng, coi thường sếp, hơn hết là tạo ra những xung đột ngầm khó giải quyết giữa cấp trên và cấp dưới và hiệu suất công việc bị giảm xuống trầm trọng. 

Do đó, việc tìm thấy phương pháp phù hợp, có thể tạo ra một quy trình quản lý hoàn thiện giúp vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru luôn là thách thức lớn đối với các nhà quản trị trong thời đại số. 

1Office – Phương pháp quản lý công việc giúp CEO tránh lỗi tối đa

Với các tính năng hàng đầu về quản trị, 1Office được tạo ra nhằm giúp các CEO giảm bớt được gánh nặng quản lý nhân sự. Không chỉ có thể dễ dàng theo dõi đánh giá được tiến độ của dự án, mà còn có thể giám sát, đánh giá đúng đắn năng lực của cấp dưới, qua đó có thể tiến hành điều chỉnh mức lương, khen thưởng, khích lệ những nhân viên đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 

Bộ công cụ CRM sẽ giúp đơn giản hóa các vấn đề về marketing, điều hành, xây dựng các chiến dịch, tạo ra các mục tiêu rõ ràng cho công ty, hay quản lý sổ quỹ, lưu trữ, giám sát các dữ liệu xuất – nhập kho một cách rõ ràng, minh bạch.

Sử dụng phần mềm 1Office có thể giúp giảm tải hai vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp:

  1. Tiết kiệm công sức của nhân sự. Chỉ với một vài thao tác đơn giản trên 1Office, chúng ta có thể thoải mái tập trung vào những mục tiêu lớn hơn, cần dành nhiều tâm huyết hơn.
  2. Giảm thiểu được các chi phí hao tổn khi phải thuê nhân viên có chuyên môn cao giám sát, quản lý nhân sự.

Hãy tìm hiểu thêm về các tính năng của 1Office tại đây: Phương pháp quản lý công việc “ba siêu” – siêu ngon, siêu bổ, siêu hời cho doanh nghiệp

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone