Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương dựa trên số lượng sản phẩm mà người lao động đã tạo ra dựa trên những tiêu chuẩn và mức lương cụ thể cho mỗi sản phẩm. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về hình thức trả lương này cũng như cách ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh, 1Office đã tổng hợp những thông tin vô cùng giá trị về “trả lương theo sản phẩm”. Theo dõi ngay để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
1. Trả lương theo sản phẩm là gì?
Hình thức trả lương theo sản phẩm là một phương pháp quản lý tiền lương trong đó mức lương của nhân viên được tính dựa trên số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ thực hiện, thay vì chỉ dựa vào thời gian làm việc hoặc lương cố định. Hình thức này khuyến khích nhân viên tạo ra sản phẩm chất lượng cao và thúc đẩy năng suất làm việc. Trong hình thức này, việc tính lương thường căn cứ vào một đơn giá tiền lương cho mỗi đơn vị sản phẩm.
2. Ưu nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm
Ưu điểm | Nhược điểm |
Tăng động lực và năng suất lao động. | Tạo áp lực tập trung vào số lượng hơn chất lượng. |
Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. | Khả năng kiểm soát kém có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm kém. |
Kích thích sáng tạo và hiệu suất làm việc. | Xu hướng cạnh tranh cao có thể hạn chế lợi ích tập thể. |
Cải thiện sử dụng máy móc và dụng cụ lao động. | Tạo sự ảnh hưởng đến việc tự do và sự chủ động của lao động trẻ. |
Dễ dàng tính toán và kiểm soát tiền lương. | Tạo môi trường ưu tiên cho việc đuổi lợi ích cá nhân. |
Hỗ trợ cải tiến tổ chức lao động và kiểm định chất lượng. | Tạo sự ỷ lại trong quan hệ cá nhân trong tập thể. |
Tự chủ về tiền lương cho người lao động. | Có thể dẫn đến sự không công bằng giữa người làm việc nhiều và ít. |
Dễ dàng trong việc khiếu nại và kiện toàn định mức. | |
Rèn luyện ý thức trách nhiệm và tính đoàn kết. | |
Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và tập thể. |
3. 5 Hình thức trả lương theo sản phẩm kèm công thức tính chi tiết
Trả lương theo sản phẩm trực tiếp
Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp là phương pháp mà người lao động nhận mức lương dựa vào số lượng sản phẩm mà họ hoàn thành và chất lượng của các sản phẩm này. Đơn giá tiền công cho mỗi sản phẩm được xác định trước và thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Hình thức này thường được áp dụng cho những người lao động có vai trò trực tiếp trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Đây có thể là những người làm công việc chế tạo, lắp ráp, sản xuất, hoặc tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Công thức tính lương:
Lương thực nhận = Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế * Đơn giá 1 đơn vị sản phẩm
Trong đó:
- Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế: Là số lượng sản phẩm mà người lao động thực sự hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.
- Đơn giá 1 đơn vị sản phẩm: Là giá trị tiền công được thỏa thuận cho mỗi sản phẩm hoàn thành. Đơn giá này có thể được tính dựa trên nhiều yếu tố như độ phức tạp của công việc, mức độ chất lượng yêu cầu, và thị trường lao động.
Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp là phương pháp tính lương dựa trên sản phẩm của công nhân chính (người trực tiếp tham gia sản xuất) và đơn giá phục vụ cho mỗi đơn vị sản phẩm.
Hình thức này thường áp dụng cho các công nhân đóng vai trò phụ, hỗ trợ người lao động chính trong quá trình sản xuất.
Công thức tính lương:
Lương thực nhận = Số lượng sản phẩm của công nhân chính hoàn thành thực tế * Đơn giá phục vụ 1 đơn vị sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm tập thể
Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể là hình thức trả lương thường áp dụng cho các công việc có nhiều người cùng tham gia thực hiện. Trong hình thức này, nhóm người lao động được coi như một đơn vị cụ thể và lương được tính dựa trên số lượng sản phẩm tập thể hoàn thành.
Hình thức này thường áp dụng cho các dự án nhóm, công việc tập thể hoặc sản xuất các sản phẩm đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người.
Công thức tính lương:
Lương thực nhận = Số lượng sản phẩm tập thể hoàn thành thực tế * Đơn giá 1 đơn vị sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm có thưởng
Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng là việc người lao động nhận một khoản tiền thưởng bổ sung ngoài lương cơ bản dựa trên hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm. Thưởng này được cấp cho những thành tích vượt mức, chất lượng sản phẩm tốt hoặc năng suất làm việc cao.
Công thức tính lương theo sản phẩm có thưởng sẽ phức tạp hơn và được tính như sau:
Lương thực nhận = Lương sản phẩm thực tế + [((Lt * Sp)/100) * LSP]
Trong đó:
- LSP: Lương sản phẩm thực tế
- Lt: Phần trăm lương thưởng cho mỗi phần trăm hoàn thành sản phẩm vượt mức
- Sp: Phần trăm hoàn thành sản phẩm vượt mức
Trả lương theo sản phẩm lũy tiến
Hình thức tính lương theo sản phẩm lũy tiến là việc áp dụng hai loại đơn giá để tính lương: đơn giá cố định và đơn giá lũy tiến. Đơn giá cố định sẽ áp dụng cho sản phẩm trong mức quy định, còn đơn giá lũy tiến sẽ được sử dụng để tính lương cho sản phẩm vượt mức. Nếu người lao động hoàn thành nhiều sản phẩm vượt mức, tiền lương sẽ được tính thêm dựa trên đơn giá lũy tiến.
Công thức tính lương khi áp dụng hình thức này là:
Lương thực nhận = Lương sản phẩm thực tế + (Số lượng sản phẩm vượt định mức * Đơn giá 1 đơn vị sản phẩm lũy tiến)
Trong đó:
- Lương sản phẩm thực tế: Lương dựa trên sản phẩm hoàn thành thực tế theo đơn giá cố định.
- Số lượng sản phẩm vượt định mức: Số lượng sản phẩm mà người lao động hoàn thành vượt mức quy định.
- Đơn giá 1 đơn vị sản phẩm lũy tiến: Đơn giá được áp dụng cho sản phẩm vượt mức.
4. Doanh nghiệp nào nên áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm?
Hình thức trả lương theo sản phẩm được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến. Những doanh nghiệp có đặc điểm dưới đây sẽ cực kỳ phù hợp với hình thức trả lương này. Cụ thể như sau:
- Công việc có thể đo lường được sản phẩm hoặc dịch vụ: Hình thức này thích hợp với những công việc mà sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được đo lường rõ ràng. Ví dụ, trong sản xuất, việc đếm số lượng sản phẩm hoàn thành là có thể, trong dịch vụ, số lượng dự án hoàn thành cũng có thể đếm được.
- Khuyến khích năng suất và hiệu suất lao động: Hình thức này tạo động lực cho người lao động làm việc chăm chỉ để hoàn thành nhiều sản phẩm hơn, từ đó nâng cao năng suất. Điều này đặc biệt hữu ích trong môi trường cần tăng cường sự cạnh tranh và cải thiện hiệu suất lao động.
- Quản lý chi phí lao động: Hình thức này giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí lao động hiệu quả hơn. Do lương được tính dựa trên hiệu suất làm việc, doanh nghiệp có khả năng dự đoán và điều chỉnh chi phí lao động theo mức sản xuất.
- Khuyến khích tinh thần cạnh tranh và sáng tạo: Người lao động sẽ tham gia vào cuộc đua để vượt qua chỉ tiêu và nhận thêm tiền thưởng. Điều này khuyến khích tinh thần cạnh tranh, sáng tạo và trách nhiệm trong việc đạt được kết quả tốt hơn.
- Môi trường làm việc linh hoạt: Hình thức này thích hợp với các môi trường linh hoạt có khả năng thay đổi sản xuất hoặc dịch vụ dựa trên thị trường. Khi cần tăng cường sản xuất hoặc dịch vụ, doanh nghiệp có thể thúc đẩy người lao động bằng cách tăng tiền lương theo sản phẩm.
- Tạo động lực cho người lao động phụ trách trực tiếp sản phẩm: Đối với các công việc trực tiếp tham gia vào sản xuất, hình thức trả lương theo sản phẩm tạo động lực để họ làm việc chăm chỉ và tập trung vào chất lượng sản phẩm.
5. Ví dụ về hình thức trả lương theo sản phẩm của tổng công ty Dệt May Hà Nội
Tổng Công ty Dệt May Hà Nội, hay còn được biết đến với tên gọi Việt Tinh – Dệt May Hà Nội, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam. Tổng công ty Dệt may Hà Nội, tiêu chuẩn thực hiện công việc được xác định dựa vào các tiêu chí sau:
– Số ngày công:
– Hoàn thành công việc được giao – Sự hợp tác trong quá trình làm việc.
Sau đó, tổng công ty tiến hành đo lường thực hiện công việc theo các tiêu thức tiêu chuẩn. Sự đo lường thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn là cơ sở để doanh nghiệp xác định hệ số năng suất của mỗi cá nhân lao động.
Hệ số năng suất (s) của mỗi cá nhân người lao động ở các đơn vị, bộ phận, tổ nhóm sản xuất, các phương tiện thiết bị, các phòng ban chức năng nghiệp vụ do tổ trưởng các phòng ban xác định và công khai cho từng tổ, nhóm hoặc phương tiện, thiết bị, phòng ban do mình phụ trách.
Việc xác định hệ số năng suất cho mỗi cá nhân người lao động cần đảm bảo tính khách quan và chính xác căn cứ vào mức độ đóng góp vào kết quả hoàn thành công việc được giao. Đồng thời phải xét đến mức độ khó khăn, phúc tạp, tính trách nhiệm ở mỗi loại công việc mà người đó thực hiện (năng suất, chất lượng, hiệu quả) theo các tiêu chí cụ thể trong bảng dưới đây:
Hạng tiêu chí hệ số (s) | Đặc điểm |
A – 1,25 | – Đảm bảo đủ ngày công theo quy định
– Chấp hành nội quy, quy chế của công ty – Hoàn thành mọi việc được giao theo trước thời hạn quy định – Có tinh thần tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc chung |
B – 1,12 | – Đủ ngày công theo quy định
– Chấp hành kỷ luật lao động tốt – Hoàn thành đầy đủ khối lượng công việc được giao – Có quan hệ hợp tác, đoàn kết nội bộ tốt |
C – 1,00 | – Đủ ngày công theo quy định
– Tuy có tham gia vào công việc chung của phòng nhưng mức độ hoàn thành công việc chưa cao. – Chấp hành nội quy lao động |
D – 0,80 | – Chưa đủ ngày công theo quy định
– Mức độ hoàn thành công việc chưa cao, chất lượng không đạt theo yêu cầu. – Chấp hành nội quy lao động chưa tốt. |
E – 0,40 | – Chưa đủ ngày công theo quy định
– Trong quý làm việc không hiệu quả |
Như vậy, bài viết “trả lương theo sản phẩm” đã mang đến cho người đọc những chia sẻ hữu ích về thông tin quy định trả lương theo sản phẩm được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp.
Phần mềm quản lý công lương 1Office HRM là một giải pháp mạnh mẽ cho việc quản lý tiền lương và chấm công của doanh nghiệp. Phần mềm hỗ trợ tối ưu hóa quản lý tiền lương và chấm công, tăng tính minh bạch và bảo mật thông tin, giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho bộ phận nhân sự. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu tính năng quản lý công lương 1Office HRM, hãy liên hệ chúng tôi qua:
- Hotline: 083 483 8888
- Facebook: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/@1office-nentangquanlytongt573