Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn mang cho mình tầm nhìn ngắn hạn, chỉ chú trọng vào lợi nhuận trước mắt mà quên mất đi giá trị cốt lõi cùng các nguyên tắc kinh doanh để có thể đi đường dài. Trong bài viết này, hãy cùng 1Office khám phá ngay 20 triết lý kinh doanh đắt giá làm thay đổi suy nghĩ của nhà lãnh đạo và tạo ra những đế chế tỷ đô.
I. Triết lý kinh doanh là gì?
Triết lý kinh doanh (Business Philosophy) là một tập hợp các nguyên tắc, giá trị và quan điểm cốt lõi mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp theo đuổi trong quá trình hoạt động kinh doanh của họ. Nó thể hiện tầm nhìn, mục tiêu và cách họ nhìn nhận vai trò của mình trong xã hội và trong thị trường.
Triết lý kinh doanh sẽ định hình cách một doanh nghiệp hoạt động, quản lý tài sản, nguồn nhân lực hay tương tác với khách hàng và phản ánh các giá trị cốt lõi của họ. Một triết lý kinh doanh mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp xác định chiến lược dài hạn, thu hút và giữ chân nhân viên và khách hàng từ đó tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ.
II. Tầm quan trọng của triết lý kinh doanh đối với doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh là nền tảng cốt lõi giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì sự thành công bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Dưới đây là tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp:
- Xác định hướng đi, định hình chiến lược: Nó là bản đồ chỉ đường cho việc định hình chiến lược và quyết định kế hoạch tương lai. Điều này giúp tổ chức tránh bị lạc hướng và tập trung vào những mục tiêu quan trọng.
- Thu hút và phát triển nguồn nhân lực: Nhân viên cảm thấy kết nối với giá trị và mục tiêu của tổ chức và họ có xu hướng làm việc tích cực và đóng góp nhiều hơn. Điều này góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Xây dựng niềm tin của khách hàng: Khách hàng thường tìm kiếm sự thống nhất giữa những giá trị của họ và giá trị mà doanh nghiệp đại diện. Khi họ cảm thấy rằng doanh nghiệp đáp ứng các giá trị này, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và ủng hộ doanh nghiệp.
- Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ: Hình thành hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường và xác định cách doanh nghiệp muốn được nhận biết, đánh giá bởi khách hàng, đồng nghiệp hoặc cộng đồng. Một thương hiệu mạnh mẽ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- Tạo sự khác biệt và phát triển bền vững: Việc tạo ra nét riêng biệt, độc đáo cho sản phẩm, dịch vụ là vô cùng cần thiết trong thị trường cạnh tranh. Đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững bằng cách đảm bảo rằng doanh nghiệp hành động với tư duy dài hạn đồng thời xem xét tác động của mình đến môi trường và cộng đồng xung quanh.
III. Những câu nói hay về triết lý kinh doanh
STT | Câu nói thay đổi suy nghĩ kinh doanh của bạn |
1 | “Đừng bào chữa cho lỗi lầm, hãy cải tiến.” |
2 | “Đừng dừng lại khi mệt mỏi, chỉ dừng lại khi đã xong.” |
3 | “Đằng sau người thành công là rất nhiều năm không thành công.” |
4 | “Sống theo cách mà nếu có ai đó nói xấu bạn, sẽ không ai tin điều đó.” |
5 | “Trung thực là món quà tốn kém, không mong đợi từ người rẻ tiền.” |
6 | “Hãy luôn là chính mình, đừng lúng túng khi không cùng suy nghĩ với người khác.” |
7 | “Bạn đang khó khăn không có nghĩa là thất bại.” |
8 | “Giới hạn duy nhất khi kinh doanh chính là ở suy nghĩ của bạn.” |
9 | “Hãy giữ sự thành công cho riêng mình.” |
10 | “Điều khó mở nhất là một tâm trí khép kín.” |
11 | “Đồng vốn không khan hiếm, tầm nhìn mới khan hiếm” |
12 | “Thay vì tìm kiếm cơ hội, hãy tạo ra chúng.” |
Bảng những câu nói hay về triết lý kinh doanh làm thay đổi cách nhìn của bạn
IV. Top 20+ triết lý kinh doanh đắt giá của các tập đoàn lớn
1. Triết lý kinh doanh của Vinamilk
Triết lý hoạt động của Vinamilk được tóm gọn trong tuyên bố sau:
“Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.”
Triết lý thể hiện tầm nhìn của Vinamilk trong việc cung cấp sản phẩm sữa và thực phẩm chất lượng, được đánh giá cao và yêu thích tại nhiều nơi trên thế giới. Trong đó “chất lượng và sáng tạo” được xem xét là những yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu này.
Ngoài ra, Vinamilk tập trung vào khách hàng, xem họ là trung tâm của mọi hoạt động và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của họ. Điều này thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đối với khách hàng và là một phần quan trọng trong triết lý kinh doanh của Vinamilk.
2. Triết lý kinh doanh của Vingroup
Triết lý trong chiến lược kinh doanh của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, thể hiện tầm nhìn và giá trị cá nhân của ông đối với việc kinh doanh và phát triển xã hội.
“Mục tiêu của tôi là làm đẹp cho đời. Không quan trọng mình có bao nhiêu tài sản, mà quan trọng là làm sao cho đẹp, góp phần thay đổi bộ mặt đất nước mình một chút. Dĩ nhiên trong chiến lược ấy là thêm lợi nhuận để có thể tiếp tục xây dựng. Cho nên bất kỳ bất động sản (BĐS) nào được giá tốt là mình bán ngay, để có tiền xây cái khác”.
Triết lý họat động này thể hiện sự kết hợp giữa mục tiêu kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Vingroup. Nó đánh dấu sự cam kết của tập đoàn này trong việc đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam và làm đẹp cho đời thông qua các hoạt động kinh doanh và xã hội.
3. Triết lý kinh doanh của Viettel
Triết lý trong kinh doanh của Viettel là “Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội”. Đây không chỉ là một phương châm mà còn là một phần quan trọng của nền văn hóa tổ chức của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel Group). Câu nói thể hiện tầm nhìn và cam kết của tập đoàn Viettel đối với việc phát triển kinh doanh không chỉ với mục tiêu lợi nhuận mà còn cống hiến và đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
Ngoài ra, triết lý này thể hiện tầm nhìn dài hạn của Viettel. Việc tập trung vào trách nhiệm xã hội không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn giúp họ xây dựng uy tín và tạo lòng tin từ phía khách hàng và cộng đồng từ đó dẫn đến lợi ích kinh doanh lâu dài.
4. Triết lý kinh doanh của Kyocera
Inamori Kazuo là một doanh nhân nổi tiếng và nhà sáng lập của Kyocera Corporation (trước đây là Kyoto Ceramic Co., Ltd.). Ông đã viết cuốn sách Triết lý trong kinh doanh của Kyocera để chia sẻ góc nhìn kinh doanh của mình và những nguyên tắc quan trọng mà ông coi là cốt lõi của sự thành công của Kyocera.
Công thức “Thành quả trong cuộc đời và công việc = Cách tư duy x Nhiệt huyết x Năng lực” được Inamori Kazuo nhấn mạnh trong triết lý hoạt động của mình. Nó phản ánh tầm quan trọng của tâm thế và cách tư duy trong việc đạt được thành công trong cuộc sống cùng công việc.
5. Triết lý kinh doanh của Bưu điện Việt Nam
Triết lý trong kinh doanh của Bưu điện Việt Nam được thể hiện qua sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý cốt lõi của công ty.
- Sứ mệnh: “Phục vụ cộng đồng và gắn kết mọi người bằng dịch vụ chất lượng, thân thiện, hiện đại”
- Tầm nhìn: “Là thương hiệu xuất sắc tại Việt Nam, vươn tầm trở thành doanh nghiệp bưu chính quốc gia uy tín hàng đầu khu vực và thế giới”
- Triết lý trong kinh doanh: “Luôn là một phần gắn bó của khách hàng”
Triết lý của Bưu điện Việt Nam thể hiện sự đặt khách hàng vào trung tâm của hoạt động kinh doanh. Họ cam kết luôn lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời tạo ra một môi trường thân thiện, chất lượng để tạo lòng tin và sự gắn kết với khách hàng.
Nó thể hiện cam kết của Bưu điện Việt Nam đối với việc phục vụ cộng đồng, tạo sự kết nối giữa mọi người và cung cấp dịch vụ chất lượng. Tầm nhìn dài hạn về một thương hiệu uy tín và mang địa vị quốc tế cùng với triết lý xoay quanh khách hàng, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững và thành công của công ty.
6. Triết lý kinh doanh của Samsung
Triết lý hoạt động của Samsung thể hiện qua câu nói “Đặt ra một hệ thống giá trị chuẩn mực cho con người và sản phẩm công nghệ, góp phần xây dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn“. Phản ánh tầm nhìn và cam kết của công ty đối với việc tạo ra giá trị cho xã hội thông qua sản phẩm công nghệ và các hành động của họ.
Giá trị kinh doanh của Samsung là nền tảng của sự phát triển và tồn tại của công ty. Nó thể hiện cam kết của họ đối với chất lượng, khách hàng, sáng tạo, đoàn kết và trách nhiệm xã hội. Đồng thời phản ánh tầm nhìn của Samsung về việc tạo ra giá trị cho khách hàng, xã hội và thế giới một cách bền vững.
7. Triết lý kinh doanh của TH True Milk
Triết lý trong kinh doanh của TH True Milk thể hiện sự cam kết đối với chất lượng, an toàn và tính tươi ngon của sản phẩm sữa tươi sạch. Với TH True Milk, triết lý trong chiến lược kinh doanh của TH được thể hiện rất rõ ràng và nhất quán:
“Chất lượng sữa tươi sạch phải bao hàm trọn vẹn cả một chu trình khép kín, được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Nguồn sữa nguyên liệu đầu vào phải thực sự tươi sạch, kết tinh từ quá trình chăn nuôi sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch.”
Qua đó thể hiện sự tự tin của TH True Milk trong việc cung cấp sản phẩm sữa tươi sạch và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm cùng trách nhiệm xã hội. Nó cũng tôn trọng giá trị đạo đức, đánh giá về việc sản xuất sữa, sản phẩm từ sữa một cách có trách nhiệm và bền vững.
8. Triết lý kinh doanh của FPT
Triết lý trong kinh doanh của FPT được tóm tắt thành ba nguyên tắc chính “Hài hòa – Nhất quán – Con người là giá trị cốt lõi” – cách tập đoàn FPT xây dựng và thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Dưới đây là phân tích chi tiết về các nguyên tắc này:
- Hài hòa: Đề cao sự cân bằng và hài hòa trong mọi khía cạnh của kinh doanh, bao gồm cân nhắc giữa lợi nhuận và trách nhiệm xã hội, giữa sự phát triển kinh doanh và bảo vệ môi trường, giữa lợi ích của công ty và lợi ích của cộng đồng.
- Nhất quán: Trong các hoạt động kinh doanh và trong giao tiếp với khách hàng từ đó xây dựng niềm tin và sự ổn định trong môi trường kinh doanh. Nhất quán cũng đồng nghĩa với việc duy trì tiêu chuẩn chất lượng và thực hiện các cam kết và hợp đồng một cách đáng tin cậy.
- Con người là giá trị cốt lõi: Con người được xem là tài sản quý báu và là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh doanh. FPT tập trung vào việc phát triển và đào tạo nhân viên, tạo điều kiện làm việc tích cực và khuyến khích sáng tạo từ đó giúp công ty thu hút và duy trì những tài năng xuất sắc.
Mục tiêu cuối cùng của triết lý này là trở thành tập đoàn toàn cầu hàng đầu về dịch vụ công nghệ thông tin. Các nguyên tắc Hài hòa, Nhất quán và Con người là giá trị cốt lõi giúp FPT xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ về sự đáng tin cậy và cam kết đối với sự phát triển bền vững trong ngành công nghệ thông tin.
9. Triết lý kinh doanh của MWG
Triết lý trong hoạt động kinh doanh “Không nhìn vào đối thủ cạnh tranh” được chia sẻ bởi ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG), cho thấy một góc nhìn đầy động lực về cách tiếp cận doanh nghiệp và thị trường cạnh tranh.
- Tập trung vào sự phát triển riêng biệt thay vì dành quá nhiều thời gian và năng lượng để theo dõi và bắt chước đối thủ cạnh tranh.
- Sáng tạo và đổi mới khi tập trung vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ hoặc phương pháp kinh doanh độc đáo, bạn có thể tạo ra giá trị riêng biệt và thu hút khách hàng.
- Tự tin và tự quản lý thay vì sợ hãi hoặc bị ảnh hưởng bởi đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tự tin đi theo hướng mà họ tin là đúng.
- Tầm nhìn xa và tạo ra thị trường mới thay vì cạnh tranh trực tiếp, họ có thể tìm cách mở rộng hoặc sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới để phục vụ một phân khúc khách hàng chưa được khai thác.
Triết lý trong chiến lược kinh doanh của MWG có thể đầy thách thức, nhưng nó thể hiện một cách tiếp cận đầy sáng tạo và khả năng tạo ra giá trị trong kinh doanh. Nó cũng khuyến khích doanh nghiệp tập trung vào sự phát triển riêng của họ và không để đối thủ cạnh tranh làm ảnh hưởng quá lớn đến quyết định và hướng đi của mình.
10. Triết lý kinh doanh của Trung Nguyên
Triết lý trong chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên Legend luôn theo đuổi hơn hai thập niên sáng tạo và phát triển là “Tinh thần Phụng Sự, kinh bang tế thế, kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận thuần túy, lợi nhuận chỉ là hệ quả của quá trình phụng sự cộng đồng.”
Triết lý này của Trung Nguyên thể hiện một sự tiếp cận đáng kính đối với kinh doanh, trong đó lợi ích cộng đồng và sự phục vụ khách hàng được đặt lên hàng đầu. Việc xem xét tác động của kinh doanh đến xã hội và môi trường, cùng với việc tập trung vào việc phục vụ cộng đồng, giúp xây dựng hình ảnh tích cực và uy tín mạnh mẽ cho tập đoàn này.
11. Triết lý kinh doanh của Apple
Triết lý trong kinh doanh của Apple có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ triết lý “Think Different” – Tư duy Khác biệt cùng hai nguyên tắc quan trọng là “Triết lý thấu hiểu” và “Triết lý tập trung.”
Tư duy “Think Different“:
Triết lý “Think Different” là một phần quan trọng của DNA kinh doanh của Apple. Thể hiện qua sự tập trung vào đột phá, sáng tạo và khả năng tạo ra sản phẩm, dịch vụ độc đáo. Thay vì đi theo những xu hướng hiện có, Apple luôn tìm cách để làm khác biệt và làm tốt hơn.
Triết lý thấu hiểu:
Apple coi việc thấu hiểu khách hàng là quan trọng hàng đầu. Họ không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng mà còn tạo ra nhu cầu mới thông qua việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Thể hiện trong việc phát triển tính năng, cấu hình sản phẩm dựa trên việc hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người dùng, thay vì chỉ tập trung vào việc tăng cường cấu hình không cần thiết.
Triết lý tập trung:
Steve Jobs và Mike Markkula đã đặt ra triết lý tập trung làm việc vào những thứ quan trọng và loại bỏ những thứ không quan trọng. Apple tập trung vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ có ích và hiệu quả, thay vì tiêu thụ tài nguyên vào những thứ không cần thiết.
12. Triết lý kinh doanh của Unilever
Triết lý trong chiến lược kinh doanh của Unilever trên toàn cầu là “Kinh doanh hướng đến sự phát triển bền vững”. Đây được coi như là kim chỉ nam cho mọi hành động của mỗi thành viên trong đại gia đình rộng lớn này.
Với doanh nghiệp Unilever, sự phát triển bền vững là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh hướng đến sự phát triển bền vững” của Unilever thể hiện sự cam kết của công ty đối với việc kinh doanh có trách nhiệm và có tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Từ đó giúp họ xây dựng một hình ảnh tích cực và thu hút người tiêu dùng có ý thức về môi trường và xã hội.
13. Triết lý kinh doanh của Vietnam Airlines
Triết lý trong hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines tập trung vào việc cân đối và hài hòa hoạt động kinh doanh với lợi ích của cổ đông và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Nó thể hiện sự tập trung vào việc cân nhắc và làm việc sao cho hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines mang lại lợi ích cho cổ đông mà không đặt lên hàng đầu chỉ lợi ích riêng của công ty. Điều này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc quản lý tài chính và quyết định kinh doanh.
Vietnam Airlines cam kết:
- Đồng hành, minh bạch, công khai thông tin cùng các cổ đông.
- Duy trì và nâng cao hơn nữa các kênh đối thoại mở với cổ đông.
- Tổ chức hoạt động kinh doanh an toàn, chất lượng và có hiệu quả và luôn đảm bảo lợi ích của tất cả các bên.
14. Triết lý kinh doanh của Google
Triết lý trong chiến lược kinh doanh của Google, được thể hiện qua câu ngạn ngữ “Lãnh đạo là đầy tớ nhân viên” thể hiện một sự tập trung đặc biệt vào nhân viên và tạo điều kiện để họ thể hiện tối đa khả năng và tiềm năng của mình.
Triết lý này đặt sự chú trọng tuyệt đối vào nhân viên và xem họ như tài sản quý báu nhất của công ty. Bao gồm việc lãnh đạo không chỉ xem xét nhân viên như một nguồn lao động, mà còn như các cá nhân có ý tưởng và tiềm năng để đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Câu nói “Lãnh đạo là đầy tớ nhân viên” của Google thể hiện sự cam kết của công ty đối với nhân viên và tạo ra môi trường làm việc mà khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới, phát triển cá nhân. Đây có thể được xem là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công và tạo lợi ích cho sự phát triển bền vững của Google.
15. Triết lý kinh doanh của Honda
Triết lý trong chiến lược kinh doanh của Honda, được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản là “Niềm tin cơ bản, Tôn chỉ Công ty và Chính sách quản lý” đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì sự thành công cùng phát triển bền vững của Honda.
Triết lý này của Honda là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng, duy trì sự thành công, uy tín của họ trong ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp liên quan. Nó thể hiện sự cam kết của Honda đối với niềm tin, chất lượng và đạo đức trong kinh doanh.
16. Triết lý kinh doanh của Agribank
“Mang phồn thịnh đến khách hàng” là triết lý trong kinh doanh của ngân hàng Agribank, câu nói thể hiện cam kết của ngân hàng đối với sự phát triển và phục vụ khách hàng. Triết lý đặt sự tập trung vào khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Agribank cam kết đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.
Qua đó, câu nói thể hiện tầm nhìn và mục tiêu của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng và hỗ trợ cho sự phát triển của khách hàng. Nó định hình hành vi, quyết định kinh doanh của Agribank để thúc đẩy sự thịnh vượng và phục vụ khách hàng một cách hiệu quả.
17. Triết lý kinh doanh của Highland Coffee
Triết lý hoạt động của Highlands Coffee – “Tự hào phục vụ Việt Nam” thể hiện cam kết của công ty đối với việc phục vụ và đóng góp vào cộng đồng Việt Nam. Năm giá trị cốt lõi của Highlands Coffee thể hiện triết lý trong chiến lược kinh doanh và tầm nhìn của công ty:
- Tự hào và chia sẻ cộng đồng về đất Việt: Giá trị này thể hiện tình yêu đất nước và trách nhiệm xã hội của công ty đối với việc hỗ trợ và phát triển cộng đồng Việt Nam.
- Luôn giữ lửa đam mê: Highlands Coffee đặt sự đam mê lên hàng đầu trong kinh doanh của họ, thể hiện qua việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ thú vị và đổi mới, thúc đẩy sự nhiệt huyết trong công việc và khuyến khích sự sáng tạo.
- Tôn trọng và liêm chính trong kinh doanh: Highlands Coffee đặt sự tôn trọng và tính liêm chính làm yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Giá trị này thể hiện sự đạo đức, trách nhiệm trong quản lý công việc và quan hệ với đối tác và khách hàng.
- Đề cao tinh thần hợp tác: Điều này thể thể hiện qua việc làm việc đội nhóm và khuyến khích sự gắn kết và hỗ trợ giữa nhân viên và các bộ phận khác nhau của công ty.
- Quan tâm đến khách hàng: Giá trị này đặt khách hàng lên hàng đầu và tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu của họ. Highlands Coffee cam kết cung cấp dịch vụ và sản phẩm chất lượng và quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng.
18. Triết lý kinh doanh của KFC
KFC nhấn mạnh cam kết của họ đối với việc trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực phục vụ thức ăn nhanh theo kiểu Tây. Nó thể hiện tầm nhìn và mục tiêu của họ để định hình lại thị trường thức ăn nhanh tại các quốc gia mà họ hoạt động.
“Trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực phục vụ thức ăn nhanh theo kiểu Tây phương thông qua dịch vụ thân thiện, thức ăn chất lượng cao và không gian trong lành, thoáng mát.”
Triết lý này định hình hành vi và các quyết định kinh doanh của KFC giúp họ tập trung vào việc cung cấp dịch vụ thức ăn nhanh chất lượng cao và khách hàng hóa. Đồng thời duy trì sự tận tâm và đổi mới để duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh.
19. Triết lý kinh doanh của Microsoft
Bill Gates đặt ra quan niệm: “Khách hàng đầu tiên, lợi nhuận thứ hai” – câu nói này đã trở thành triết lý trong kinh doanh của tập đoàn Microsoft. Thương hiệu luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và làm việc để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Từ đó thể hiện cam kết của Microsoft đối với việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho khách hàng của họ.
Mặc dù lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh, Microsoft cam kết đặt khách hàng trước lợi nhuận. Điều này có nghĩa rằng họ sẽ đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của họ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trước khi tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận.
Triết lý của Microsoft tập trung vào việc đặt khách hàng lên hàng đầu và đảm bảo rằng họ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trước khi tối ưu hóa lợi nhuận. Nó cũng thể hiện tinh thần cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh của họ.
20. Triết lý kinh doanh của Masan
Triết lý trong chiến lược kinh doanh của Masan tập trung vào việc: “Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm trên hành trình phụng sự, mang đến sự tiện lợi và những trải nghiệm vượt trội, đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng hơn trong cuộc sống của người tiêu dùng Việt Nam”.
Sứ mệnh của Tập đoàn là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trội cho 100 triệu người dân Việt Nam để họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày. Cam kết đối với sự tiện lợi, trải nghiệm vượt trội và sự đa dạng trong sản phẩm giúp Masan xây dựng lòng trung thành của khách hàng và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và đất nước.
——————————-
Trên đây là toàn bộ nội dung về “triết lý kinh doanh” mà 1Office muốn chia sẻ đến Quý doanh nghiệp. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn tìm ra triết lý trong chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Chúc Quý doanh nghiệp thành công!
- Hotline: 083 483 8888
- Facebook: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/@1office-chuyendoisodn