Henry Fayol là một nhà lý luận đồng thời là một giám đốc quản lý ở thế kỷ 19. Năm 1916, trước khi rời vị trí Giám đốc, ông giới thiệu “14 nguyên tắc trong quản lý” trong cuốn sách “Administratinon Industriell et Générale”. Cho tới nay những nguyên tắc kinh điển này vẫn được giảng dạy tại hầu hết các trường đào tạo về quản trị trên thế giới. Hãy cùng 1Office điểm qua 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp trong bài viết này bạn nhé!
I. 14 nguyên tắc về quản trị doanh nghiệp của nhà quản lý
1. Chuyên môn hóa, phân công lao động
Sự phân bổ công việc và chuyên môn hóa từng bước làm trong một quy trình sẽ kéo theo sự chuyên môn hóa trong kỹ năng, đẩy hiệu quả của lực lượng lao động và tăng năng suất. Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả áp dụng cho cả hoạt động kỹ thuật lẫn quản trị.
2. Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm
Để hoàn thành công việc trong doanh nghiệp/tổ chức, người lãnh đạo có quyền ra lệnh cho cấp dưới. Tất nhiên với thẩm quyền hạn này cũng đi kèm với trách nhiệm.
Theo Henri Fayol, Quyền hạn và trách nhiệm đi cùng nhau như là hai mặt của cùng một đồng tiền. Nhà lãnh đạo có đầy đủ quyền hạn của mình nhưng phải thực hiện trách nhiệm đảm bảo hiệu suất công việc theo đúng thỏa thuận.
Nhà lãnh đạo có đầy đủ quyền hạn của mình nhưng trách nhiệm trong công việc cũng rất lớn
3. Kỷ luật
Kỷ luật là nguyên tắc được nói đến tiếp theo trong 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp. Tuy mang tính cứng rắn nhưng kỷ luật lại được coi như chất dầu bôi trơn để bộ máy doanh nghiệp hoạt đông trơn tru. Nếu không có kỷ luật – bao gồm các tiêu chuẩn, thống nhất trong hành động, sự tuân thủ quy tắc, các cách quản lý và các giá trị; không doanh nghiệp nào có thể phát triển.
“Sự đồng thuận giữa công ty và nhân viên về bản chất được thể hiện qua sự tuân thủ nguyên tắc, tính áp dụng kỷ luật và hành vi thể hiện sự tôn trọng.”
>> Xem thêm: 7 cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả trong thời đại 4.0 |
4. Thống nhất về mệnh lệnh
Nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh có nghĩa là nhận viên sẽ chỉ nhận nhiệm vụ từ một người lãnh đạo và chỉ phải chịu trách nhiệm về công việc với người lãnh đạo đó.
Dưới sự phát triển của xã hội ngày nay, có thêm nhiều cơ cấu tổ chức được ra đời, trong đó người nhân viên sẽ phải nhận trách nhiệm và báo cáo với nhiều lãnh đạo hay thậm chí là cả các bên khách hàng. Điều này có thể dẫn đến việc chồng chéo mệnh lệnh và nảy sinh xung đột.
5. Thống nhất về phương hướng
Đội ngũ nhân viên với cùng một mục tiêu cần phải làm việc dưới sự chỉ đạo của một người lãnh đạo và tuân theo một kế hoạch chung. Nhà lãnh đạo sẽ lên kế hoạch thực thi và là người giám sát, phân công, chịu trách nhiệm cuối cùng cho kế hoạch này.
Nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên cần phải thống nhất về phương hướng
6. Hạ thấp lợi ích cá nhân
Có rất nhiều mảng lợi ích trong một doanh nghiệp/tổ chức. Tuy nhiên, để doanh nghiệp/tổ chức có thể vận hành trơn tru, Henri Fayol cho rằng lợi ích của cá nhân cần phải đặt dưới lợi ích của tập thể. Điều này áp dụng cho toàn bộ các cấp của cả doanh nghiệp/tổ chức, bao gồm cả những nhà lãnh đạo.
7. Thù lao
Thù lao có liên quan mật thiết tới năng suất làm việc và các hoạt động vận hành của các doanh nghiệp/tổ chức. Nguyên tắc 7 chỉ ra rằng, mức thù lao luôn phải công bằng, hợp lý và đủ để tạo động lực cho đội ngũ làm việc hiệu quả.
Có hai loại thù lao là phi tiền tệ (lời khen, sự tin tưởng, giao trách nhiệm) và tiền tệ (tăng lương, thưởng tiền, các khoản hỗ trợ tài chính).
8.Tập trung hóa
Đây là nguyên tắc thiết yếu của mọi tổ chức và là hệ quả tất yếu của quá trình cơ cấu. Ngay cả ở trong những tổ chức có cấu trúc phẳng và quyền lực phân hóa (decentralization), quyền hành nói chung vẫn tập trung vào tay một số người mà thôi.
Và trong những tổ chức kiểu này, việc từng cá nhân được tự do đến đâu và hệ lụy từ việc phân tán quyền hành lớn đến mức nào chưa bao giờ được bỏ khỏi bàn tranh luận.
9. Cấp bậc, tuyến hay ‘xích lãnh đạo’
Trong quản trị phải có ‘xích lãnh đạo’ từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Phải đảm bảo nguyên tắc, không được đi trật khỏi đường dây nhưng sự vận dụng thì phải linh hoạt, không cứng nhắc.
10. Trật tự
H.Fayol cho rằng vật nào hay người nào cũng có vị trí riêng của nó. Phải đặt cho đúng vật nào, người nào vào chỗ nấy. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc sắp xếp, sử dụng người và dụng cụ, máy móc.
Vậy nên các doanh nghiệp/tổ chức cần sắp xếp sao cho mỗi nhân viên đều có chỗ đứng riêng, có bổn phận phù hợp với doanh nghiệp/tổ chức để họ luôn cảm thấy tự tin và thoải mái trong môi trường làm việc.
Các doanh nghiệp/tổ chức cần sắp xếp sao cho mỗi nhân viên đều có chỗ đứng riêng
11. Sự công bằng
Công bằng luôn phải là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp/tổ chức. Theo ông Henri Fayol, nhân viên phải được đối xử tử tế và bình đẳng.
Người nhân viên cần phải ở đúng vị trị trong giờ làm việc và thực hiện đúng trách nhiệm công việc của mình. Còn người lãnh đạo chịu trách nhiệm giám sát, điều phối quá trình này; và họ cần phải đối xử với các nhân viên một cách công bằng, không có sự thiên vị.
12. Ổn định về nhiệm vụ
Sự ổn định trong nhiệm vụ của nhân sự là nguyên tắc cần thiết trong quản trị. Nó đảm bảo cho các bộ phận của doanh nghiệp/tổ chức luôn vận hành với mục tiêu rõ ràng và người nhân viên có thời gian để thích ứng và thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.
Sự thay đổi không cần thiết và thiếu căn cứ sẽ tạo nên những nguy cơ do thiếu ổn định kèm theo những những phí tổn không nhỏ cho doanh nghiệp/ tổ chức.
Xem thêm: Quản trị yếu kém – “Covid 19” trong doanh nghiệp |
13. Sáng kiến
Henri Fayol lập luận rằng nhân viên nên được phép bày tỏ ý tưởng mới trong công việc. Điều này về một mặt sẽ khuyến khích sự quan tâm của nhân viên với các vấn đề của doanh nghiệp/tổ chức và tạo động lực làm việc cho họ.
Về mặt còn lại, Fayol cũng khuyên các nhà quản trị nên ‘hy sinh lòng tự kiêu cá nhân’ để cho phép cấp dưới thực hiện sáng kiến của họ. Bởi các sáng kiến của nhân viên là nguồn trợ lực to lớn cho doanh nghiệp/tổ chức.
14 . Tinh thần đoàn kết
Nguyên tắc cuối cùng có ý nghĩa rằng tập thể là sức mạnh và các nhà lãnh đạo luôn phải chú trọng tới việc xây dựng, duy trì sự hòa hợp giữa các mối quan hệ trong công việc. Dưới sự đoàn kết và thống nhất của một tập thể, doanh nghiệp/tổ chức có thể nhanh chóng vươn cao và xa hơn.
Xem thêm: Chiến lược quản trị nhân sự cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp |
II. Quản trị doanh nghiệp hiệu quả và dễ dàng hơn với phần mềm 1Office
Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việc, quản lý dự án, chiến dịch, từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.
Với bộ công cụ Workplace, các bộ phận có thể dễ dàng tìm kiếm và sàng lộc thông tin. Người quản lý có thể dễ dàng tiếp cận theo dõi tiến độ của dự án mà không cần phải trực tiếp có mặt.
Việc số hóa tất cả những hình ảnh, dữ liệu giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, thu hút nguồn khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó, bộ công cụ HRM có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu.
Việc chăm sóc, phân loại, sàng lọc hồ sơ của các ứng viên khi tham gia tuyển dụng cũng được thực hiện chi tiết và có quy trình rõ ràng, minh bạch.
Điều này giúp cho các nhà quản trị nắm bắt rõ ràng tình hình nhân sự, sau đó đưa ra cái nhìn tổng thể về biến động nguồn nhân lực để có thể giải quyết kịp thời.
1Office – Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp
Hơn nữa, tính năng bảo mật dữ liệu cũng được nâng cao giảm thiểu khả năng rò rỉ thông tin ra bên ngoài tránh tình trạng kẻ xấu trục lợi gây ảnh hưởng đến bộ mặt của doanh nghiệp.
Bất kỳ ai trong doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng sử dụng phần mềm 1Office.
Chỉ với những thao tác đơn giản và không quá khó để hiểu, cấp trên và nhân viên có thể tương tác với nhau, thoải mái thảo luận, chia sẻ mọi điều qua mạng nội bộ, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc.
Ngoài ra, 1Office đã được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn là nền tảng tiên phong trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, là giải pháp mang lại hiệu quả bền vững cho các doanh nghiệp.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong công tác quản lý doanh nghiệp, hãy đăng ký dùng thử để nhận tư vấn, 1Office sẽ hỗ trợ bạn giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng!
Xem thêm:
Top 25+ phần mềm quản lý công việc hiệu quả tốt nhất 2023
7 sai lầm CEO gặp phải trong quản trị doanh nghiệp và cách phòng tránh