Đăng ký

Sự khác biệt giữa một nhà lãnh đạo giỏi và một nhà lãnh đạo tuyệt vời là gì? Theo John Maxwell –  chuyên gia lãnh đạo, tác giả bán chạy nhất, đồng thời là người sáng lập Tập đoàn John Maxwell nổi tiếng thế giới, câu trả lời phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo của một người đạt đến cấp độ nào. Maxwell đã đưa ra 5 cấp độ lãnh đạo bao gồm: Vị trí, Quyền, Sản xuất, phát triển con người và đỉnh cao.

1. Phân tích mô hình 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell 

5 cấp độ lãnh đạo giúp trở thành nhà lãnh đạo thành công
5 cấp độ lãnh đạo giúp trở thành nhà lãnh đạo thành công

“Lãnh đạo” chỉ 2 từ thôi những đó là cả một nghệ thuật là tinh hóa, kinh nghiệm và xương máu của cả một đời người. Đúc kết kinh nghiệm của mình John Maxwell đã cho chúng ta thấy được lãnh đạo cũng được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau.

1. Lãnh đạo cấp độ 1 – Chức vụ

Đây là cấp lãnh đạo thấp nhất trong 5 cấp độ lãnh đạo – cấp đầu vào. Những người chỉ đạt đến Cấp độ 1 chỉ có thể được gọi là sếp chứ không bao giờ là lãnh đạo. Với cấp độ này sẽ không quá yêu cầu khả năng hoặc nỗ lực để đạt được và hầu như ai cũng có thể trở thành sếp khi được bổ nhiệm. Họ có cấp dưới nhưng không có thành viên trong nhóm. Họ sẽ dựa vào các bộ quy tắc, quy định và các chức năng quản trị, các chính sách để kiểm soát được nhân viên của họ. Qua đó, người của họ sẽ chỉ làm theo họ trong ranh giới đã được phân trong công việc của họ.

Những nhà lãnh đạo cấp độ 1 thường chỉ dựa vào chức danh của họ để mọi người theo dõi và làm theo họ, cấp dưới chỉ thực hiện các công việc được giao vì đó là điều bắt buộc. Do đó, họ thiếu động lực để thúc đẩy, truyền cảm hứng và chỉ đạo nhóm của họ. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo cấp 1 không thể phát triển thành những nhà lãnh đạo tài ba. Nếu họ bắt đầu nuôi dưỡng mối quan hệ bền chặt, chiếm được lòng tin của nhân viên thì họ sẽ nhanh chóng lên được vị trí lãnh đạo cấp 2.

Để tiến lên cấp độ cao hơn, bạn cần phải thực hiện:

  • Tập trung phát triển trí tuệ cảm xúc 
  • Thực hành lãnh đạo tình huống để thích ứng theo nhu cầu của từng nhân viên
  • Học cách thực hành lãnh đạo tình huống và thích ứng với nhu cầu của từng nhân viên.
  • Tổ chức các cuộc họp trực tiếp hàng tuần với mọi thành viên
  • Thông báo sự công nhận và đánh giá cao của nhân viên
  • Thực hành để trở thành một HLV đưa ra phản hồi mang tính xây dựng

2. Lãnh đạo cấp độ 2 – Quyền

Đây là mức độ lãnh đạo dựa trên mối quan hệ. Để phát triển ở cấp độ này, các nhà lãnh đạo phải làm việc để tìm hiểu về con người và kết nối với họ. Bạn không thể lãnh đạo nếu như không có mọi người, tức là bạn phải học cách thích nghi với mọi người nếu muốn lãnh đạo tốt hơn.

Cấp độ 2 tập trung trong việc tạo dựng các mối quan hệ
Cấp độ 2 tập trung trong việc tạo dựng các mối quan hệ

Maxwell đã giải thích “Khi bạn thích mọi người và coi họ như những cá nhân có giá trị, bạn bắt đầu phát triển ảnh hưởng tích cực với họ. Khi niềm tin tăng lên, điều này sẽ hướng đến sự tôn trọng. Môi trường từ đó sẽ trở nên tích cực hơn rất nhiều – cho dù ở nhà, tại nơi làm việc, khu vui chơi hay đi làm tình nguyện” Cấp độ 2 là cơ sở để xây dựng các mối quan hệ vững chắc và lâu dài, tạo nền tảng cho cấp độ tiếp theo.

Tại cấp độ 2 cấp dưới của họ đã bắt đầu làm việc một cách tự nguyên hơn và vì họ thích vậy chứ không chỉ còn đơn giản là phục tùng mệnh lệnh.

Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở cấp độ này lâu dần bạn sẽ khiến cho những người có động lực và tham vọng lớn cảm thấy chán nản vì không chứng mình được bản thân cũng như khó có được thu nhập cao hơn.

Có thể thấy, giai đoạn chuyển giao từ cấp độ 1 lên lãnh đạo cấp độ 2 là cột mốc quan trọng vì nó chứng tỏ một người có động lực cũng như năng lực để trở thành nhà lãnh đạo. Đây cũng là điều kiện để khiến một người trở thành nhà lãnh đạo cấp độ 3.

Để chuyển sang cấp độ thứ ba trong số 5 cấp độ lãnh đạo, nhà lãnh đạo cần:

  • Tập trung và truyền đạt lại tầm nhìn, bản đồ chiến lược, sứ mệnh rõ ràng
  • Thảo luận về các chỉ số hiệu suất chính( đánh giá KPI) với mọi nhân viên để họ tham gia vào việc định hướng, phát triển mục tiêu của mình.
  • Đặt thời gian thực tế, theo dõi tiến độ thực hiện các mục tiêu cá nhân và tập thể với các ứng dụng quản lý dự án
  • Kỹ năng quản lý thời gian và giải quyết công việc, phân công công việc cho những người khác để giải quyết công việc, nhiệm vụ được giao.
  • Thiết lập ngày kế hoạch và ngày chiến lược. Nhờ đó cho phép nhà lãnh đạo có thời gian giải quyết các vấn đề của tổ chức, vạch ra hướng đi của doanh nghiệp của nó.

>> Xem thêm: 3 Mô hình quản trị hiện đại 4.0 và xu hướng quản trị nổi bật nhà lãnh đạo cần biết

3. Lãnh đạo cấp độ 3 – Sản xuất

Cấp độ sản xuất là nơi các nhà lãnh đạo có thể trở thành tác nhân thay đổi. Khi công việc được hoàn thành, tinh thần cải thiện, lợi nhuận tăng để đạt được các mục tiêu đã đạt được nhanh chóng. Bạn càng sản xuất nhiều thì bạn sẽ càng có nhiều khả năng giải quyết được những vấn đề hóc búa. Bởi khi mọi người cùng nhau tiến lên thì nhóm sẽ được cải thiện và nâng cao hiệu suất, mức độ hiệu quả tăng cao.

Lãnh đạo cấp độ 3 đem lại cho doanh nghiệp là truyền cảm hứng để nhân viên đi theo bạn
Lãnh đạo cấp độ 3 đem lại cho doanh nghiệp là truyền cảm hứng để nhân viên đi theo bạn

Maxwell đã giải thích: “Có hai loại người trong cộng đồng kinh doanh: những người tạo ra kết quả và những người cho bạn lý do tại sao họ không làm.” Các nhà lãnh đạo cấp độ Ba tạo ra kết quả. Tại cấp độ này, họ tập trung vào việc vạch ra những kết quả tích cực bằng cách sử dụng chức danh lãnh đạo đã được chấp nhận của họ. 

Để đạt được điều đó, họ nghiên cứu và thực hành các đặc điểm của phong cách lãnh đạo chuyển đổi, lôi cuốn và dân chủ. Kết quả đạt được là những nhà lãnh đạo truyền cảm hứng, khuyến khích và thúc đẩy mọi người theo đuổi và đạt được những mục tiêu đầy thách thức. 

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cấp độ 3 là những người giao tiếp xuất sắc. Họ chia sẻ tầm nhìn với nhân viên của mình, vạch ra kế hoạch hành động và giúp các thành viên trong nhóm thấy được sự trân trọng và lắng nghe, thấu hiểu. Tuy nhiên, giai đoạn này họ khó tập trung vào việc phát triển các nhà lãnh đạo khác nên chúng ta sẽ đưa họ đến giai đoạn lãnh đạo tiếp theo.

Tại cấp độ này, nhà lãnh đao không chỉ hòa đồng, thấu hiểu nhân viên mà còn giúp đội nhóm của mình tao ra những giá trị cho tổ chức từ đó tăng sự tự tin cũng như thu nhập của chính đội nhóm.

Dưới đây là một số kỹ năng để bắt đầu trở thành lãnh đạo cấp độ 4 trong 5 cấp độ lãnh đạo

  • Đánh giá khả năng lãnh đạo và bắt đầu kết hợp nó vào phong cách lãnh đạo của bạn.
  • Phát triển chương trình cố vấn miễn phí, nhân viên có thể học cách lãnh đạo trước khi được đưa vào vai trò lãnh đạo.
  • Tập trung đầu tư vào cuộc sống của các nhân viên trong nhóm. Đưa ra kế hoạch thăng chức, thảo luận về ước mơ, mục tiêu của nhân viên để giúp họ đạt được những mục tiêu đó.
  • Thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng nghề nghiệp ở người khác trở thành mục tiêu cá nhân của mình.

4. Lãnh đạo cấp độ 4 – Phát triển con người

Ta có thể tóm gọn về cấp độ 4 trong một từ” Tái tạo nhân tài. Mục tiêu chính của cấp độ này chính là xác định và phát triển thêm nhiều lãnh đạo nhất bằng cách đầu tư để giúp họ phát triển thành những nhà lãnh đạo tài ba.

Khi có càng nhiều nhà lãnh đạo ra đời, các mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức được hoàn thành nhanh hơn. Vì vậy, các nhà lãnh đạo giỏi ở cấp độ 4 cần đầu tư thời gian, năng lượng và tiền bạc của họ để phát triển những người khác trở thành nhà lãnh đạo.

Làm thế nào để điều này nhấn mạnh vào con người và các quyết định của con người chuyển thành hành động? Lãnh đạo ở cấp độ Phát triển của người lãnh đạo chuyển trọng tâm của họ từ sản xuất đạt được của người khác sang phát triển tiềm năng của họ. 

Cấp độ 4 tập trung vào việc phát triển con người
Cấp độ 4 tập trung vào việc phát triển con người

Bạn càng nâng cao các nhà lãnh đạo mới, bạn không chỉ thay đổi được cuộc sống của bạn mà còn thay đổi cuộc sống của tất cả thành viên trong nhóm. Kết quả là, mọi người sẽ theo dõi bạn vì những gì bạn đã giúp họ thay đổi và thành công.

Vì vậy, để phát triển cấp độ phát triển con người, bạn cần phải ưu tiên đầu tư vào các nhà lãnh đạo và thực hiện các bước để họ phát triển. Khi kiên trì thực hiện điều đó, bạn sẽ gặt hái được thành công và những phần thưởng của cấp độ tiếp theo.

Cách làm việc để trở thành nhà lãnh đạo Cấp độ 5:

  • Sử dụng kỹ năng quản lý thời gian để lên kế hoạch cho các thành viên trong nhóm kèm cặp. Do đó, bạn hãy biến sự phát triển của các nhà lãnh đạo thành hành động hàng ngày
  • Thực hiện cam kết mà bạn đang thực hiện. Để trở thành lãnh đạo cấp độ cao nhất là cả một quá trình dài và phải mất hàng thập kỷ để xây dựng, phát triển những người khác để phát triển một di sản như một nhà lãnh đạo vĩ đại
  • Tìm ra động lực khiến bạn theo đuổi vị trí lãnh đạo. Để xác định được điều này bạn cần xác định được điều gì thúc đẩy bạn nhân rộng các nhà lãnh đạo. Nó có ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh, cuộc sống của bạn, cuộc sống của khách hàng và thế giới? Tại sao việc phát triển các nhà lãnh đạo khác lại quan trọng? 
  • Theo dõi sự thay đổi của nhân viên. Đồng thời thực hiện đánh giá nhân viên để cho họ thấy sự khác biệt mà nhà lãnh đạo đã tạo ra. Từ đó giúp các nhà lãnh đạo thúc đẩy sự tiến bộ khi đầu tư vào người khác

5. Lãnh đạo cấp độ 5 – Đỉnh cao

Hiếm có nhà lãnh đạo nào đạt được cấp độ 5 – đỉnh cao. Bởi để đạt được vị trí lãnh đạo ở cấp độ này không chỉ là đỉnh cao của việc lãnh đạo tốt ở cấp độ khác, mà nó còn đòi hỏi cả một mức độ kỹ năng cao cũng như khả năng lãnh đạo thiên bẩm. Trên thực tế, một người cần phải cống hiến cuộc đời của họ để phát triển bản thân, phục vụ người khác và hướng dẫn một thế hệ lãnh đạo mới để đạt được cái mà Maxwell gọi là đỉnh cao.

Cấp độ 5 - Cấp độ cao nhất để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại
Cấp độ 5 – Cấp độ cao nhất để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại

Maxwell đã viết trong cuốn sách 5 cấp độ lãnh đạo như sau: “Những gì bạn làm hàng ngày, theo thời gian, sẽ trở thành di sản của bạn.” Các nhà lãnh đạo cần có chủ đích về việc đạt đến đỉnh cao này và mất nhiều năm mới có thể đạt được. Có thể thấy, đây là một hành trình rất gian khổ nhưng rất đáng trân trọng bởi người lãnh đạo sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn với nhiều thách thức.

Khi người lãnh đạo đã đạt được đến đỉnh cao, họ có thể nhìn thấy được bao quát những gì ở bên kia ngọn núi. Từ vị trí này, một nhà lãnh đạo có thể nhìn thấy di sản của họ và tác động của họ tạo ra đối với thế giới thông qua khả năng lãnh đạo của mình.

Có một số dấu hiệu cho thấy một người đã đạt đến đỉnh cao. Ví dụ như các công ty có kiểu CEO và người sáng lập có năng suất cao, có lợi nhuận và xếp hạng cao nhất trong ngành của họ. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo sẽ được nhiều người biết đến, ngưỡng mộ và tôn trọng dành cho họ. Họ cũng được biết đến là lực lượng hướng dẫn, người lãnh đạo và cố vấn cho nhiều người.

Và khi đã đạt đến cấp độ này bạn không chỉ là lãnh đạo trong lĩnh vực của bạn mà dù cho có đi bất kỳ công ty hay tổ chức nào đều có thể giúp nơi đó trở thành nơi làm việc xuất sắc, tạo nên môi trường tuyệt vời cho người lao động.

Làm thế nào để duy trì vị thế của một nhà lãnh đạo cấp độ 5:

  • Coi việc đạt đến cấp độ 5 không là việc đạt được thành tích mà là một lối sống và cách sống.
  • Giữ cho tầm nhìn và sự tập trung của bạn về phía trước. Điều này có nghĩa là bạn không cảm thấy thoải mái với những thành tích trong quá khứ của mình — đừng ngừng nỗ lực đổi mới, cải tiến và vượt trội. 
  • Mở rộng thị trường của bạn bằng việc dạy người khác lãnh đạo. Bạn có thể bắt đầu một kênh YouTube, phát hành nội dung giáo dục trên phương tiện truyền thông xã hội, viết sách hoặc được phỏng vấn cho các loạt podcast khác nhau. 
  • Hướng dẫn các nhà lãnh đạo của bạn cách đào tạo và phát triển các nhà lãnh đạo khác.  

2. Những phẩm chất để trở thành nhà lãnh cấp độ 5

Để có thể trở thành nhà lãnh đạo cấp cao nhất bạn cần phải có những phẩm chất nhất định kèm với sư tích lũy và trải nghiệm theo thời gian. Những phẩm chất đó chính là

1. Có tầm nhìn và mục đích

Đây là phẩm chất lớn và quan trọng nhất mà bất cứ nhà lãnh đạo cũng cần phải có được. Nó được thể hiện ở khả năng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về vị trí của tổ chức hoặc nhóm mà họ đang làm việc, cần làm gì để đạt được điều đó.

Những nhà lãnh đạo giỏi luôn có tầm nhìn và mục đích. Không chỉ hình dung về tương lai mà còn chia sẻ tầm nhìn của họ với những người theo dõi họ. Khi những người theo dõi họ nhìn được bức tranh lớn thì họ sẽ biết được họ đang hướng đi tới đau. Một nhà lãnh đạo vĩ đại luôn vượt lên trên và giải thích vì sao họ đi theo hướng mà họ đang di chuyển và chia sẻ chiến lược và kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó.

2. Truyền cảm hứng cho người khác

Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là khả năng truyền cảm hứng cho người khác. Điều này có nghĩa là duy trì sự hiện diện tích cực để giúp các thành viên trong nhóm luôn có động lực gắn bó với công việc của họ.

Như John Quincy Adams đã nói, ” Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho người khác mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều hơn và trở nên nhiều hơn, bạn là một nhà lãnh đạo”. Do đó nếu bạn thành công trong việc truyền cảm hứng cho cấp dưới, bạn có thể dễ dàng vượt qua mọi thách thức ở hiện tại và tương lai một cách dễ dàng.

3. Trách nhiệm và đáng tin cậy

Khi đứng trên cương vị là một nhà lãnh đạo thì cần phải có tinh thần trách nhiệm và sự đáng tin cậy. Điều này được thể hiện trong công việc cá nhân, nhiệm vụ của bạn cũng như cách tương tác với người khác. Hãy đảm bảo rằng mọi cấp dưới của bạn có trách nhiệm về những gì họ đang làm. 

Nếu họ làm tốt, hãy tuyên dương, khen thưởng và ghi nhận những cống hiến đó của họ. Trong trường hợp họ mắc sai lầm thì cần chỉ ra lỗi sai đó và yêu cầu họ chịu trách nhiệm để tạo ra tinh thần trách nhiệm giữa các cấp dưới của bạn và họ sẽ nghiêm túc hơn trong công việc kinh doanh.

4. Đổi mới và sáng tạo

Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì bạn luôn phải đổi mới với những ý tưởng, không ngừng sáng tạo và luôn thử các cách mới. Điều này đòi hỏi bạn phải dám sẵn sàng thay đổi, dám đối mặt với những thách thức, khó khăn để truyền cảm hứng cho người khác những ý tưởng mới mẻ. Do đó, người lãnh đạo phải có khả năng lắng nghe, quan sát và sẵn sàng thay đổi hướng đi nếu gặp vấn đề nào đó.

5. Sự đồng cảm

Bên cạnh những phẩm chất trên thì sự đồng cảm là một yếu tố không kém phần quan trọng mà nhà lãnh đạo cần có được. Điều này được thể hiện ở khả năng liên hệ và kết nối với mọi người nhằm mục đích truyền cảm hứng và sức mạnh cho cuộc sống của họ. 

Để thực sự đồng cảm thì bạn cần đặt bản thân mình vào vị trí của người khác, nhận biết liệu họ có đang cảm thấy mệt mỏi hay có khó khăn gì cần giúp đỡ hay không. Khi bạn hiểu được nhân viên của mình thì bạn sẽ nhận thêm được lòng tin yêu, sự trân trọng mà họ dành cho bạn

Qua bài viết về 5 cấp độ lãnh đạo John Maxwell , các nhà lãnh đạo có thể xác định được họ đang đứng ở đâu với cấp độ lãnh đạo nào. Từ đó giúp nhà lãnh đạo có thể vạch ra từng bước để trở thành nhà lãnh đạo mức cao nhất.   

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone