083.483.8888
Đăng ký

Servant Leadership (Lãnh đạo kiểu đầy tớ) là thuật ngữ đang được nhắc đến khá nhiều hiện nay đặc biệt là trong các diễn đàn quản trị trên toàn cầu. Vậy Servant Leadership là gì và sẽ đem lại gì cho doanh nghiệp, bạn hãy cùng 1Office tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

I. Servant Leadership là gì?

“Lãnh đạo phục vụ” ra đời từ ý tưởng của Robert K Greenleaf – giám đốc phát triển nguồn nhân lực của AT&T vào năm 1970, nhấn mạnh vào việc đầu tiên của lãnh đạo là phục vụ, tiếp cận toàn diện với công việc, thúc đẩy nhận thức và chia sẻ quyền lực với người khác.

Lãnh đạo phục vụ là người lãnh đạo mà vai trò đầu tiên là phục vụ mọi người xung quanh.

Về mặt lý thuyết, người ta chia lãnh đạo theo ba phong cách chính: phong cách chuyên quyền (Autocratic style), phong cách dân chủ (Democratic style), phong cách tự do (laissez-faire style).

Ngày nay, trong nhiều doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo chuyên quyền đang dần nhường chỗ cho cách làm việc dân chủ hơn.

Servant Leadership là gì?
Servant Leadership là gì?

Bạn có thể thấy lãnh đạo phục vụ gần giống với lãnh đạo dân chủ. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo theo phong cách dân chủ dù đề cao sự hoà đồng, lắng nghe và khuyến khích nhân viên thì vai trò đầu tiên của họ vẫn là lãnh đạo.

Ngược lại, Servant Leader thì coi phục vụ là trước hết, là ưu tiên hàng đầu cao nhất.

Greenleaf đã nhận ra rằng một nhà lãnh đạo cũng có thể xuất phát từ một người đầy tớ. Do đó, ý tưởng của Greenleaf về một người lãnh đạo đầy tớ chính là:

“Một nhà lãnh đạo tài ba trước hết phải là một người phục vụ tận tâm, sở hữu ý thức phụng sự từ trong tâm khảm”

Người lãnh đạo theo triết lý lãnh đạo phục vụ nhắm tới việc giúp đỡ cấp dưới và giúp họ phát triển, thực hiện tốt công việc của mình.

Triết lí này cũng yêu cầu người lãnh đạo phải biết thể hiện sự đồng cảm, sẵn sàng lắng nghe, biết cách điều hành công việc hợp lý và tận tâm giúp người khác tiến bộ hơn.

Xem thêm: 10 bí quyết quản trị doanh nghiệp của người Nhật “không thể không ngẫm”

II. Lợi ích Servant Leadership đem lại cho các doanh nghiệp

Khi biết rõ Servant Leadership là gì, bạn sẽ thấy những ảnh hưởng tích cực của phong cách lãnh đạo này với các doanh nghiệp. Những lợi ích này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu của các học giả nổi tiếng.

Servant Leadership đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp
Servant Leadership đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp

Tiêu biểu nhất trong số đó là bài tiểu luận “Greenleaf ‘s Best Test of Servant Leadership: A Multilevel Analysis” của giáo sư Robert W. Hayden.

Theo như bài nghiên cứu, ông đã nói về mô hình Servant Leadership là gì và chỉ ra được 5 lợi ích to lớn mà Servant Leadership mang lại so với các phong cách quản trị khác, đó là:

1. Servant Leadership tạo dựng lòng trung thành từ nhân viên

Khi hiểu được Servant Leadership là gì, bạn sẽ thấy nó không giống như phong cách quản trị truyền thống. Với Servant Leader, nhu cầu của nhân viên là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Nhà lãnh đạo phục vụ khuyến khích nhân viên của mình tham gia vào tất cả các khía cạnh của quá trình ra quyết định.

Servant Leadership tạo dựng lòng trung thành từ nhân viên

Servant Leadership tạo dựng lòng trung thành từ nhân viên

Khi nhân viên được xây dựng và đóng góp cho một mục tiêu chung thì họ sẽ thấy được trách nhiệm và vai trò của bản thân, từ đó ý thức trung thành mạnh mẽ được xây dựng theo thời gian.

Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

2. Khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp

Là một cấp trên thì hầu hết sẽ có những quyền hành và quyết định trong một vài công việc. Nhờ vào đó họ sẵn sàng có những sự thay đổi nhỏ nhằm giúp cho nhân viên có thể tự do tác nghiệp hơn trong công việc.

Hãy khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp
Hãy khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp

Khi có thể thoải mái thực hiện những công việc được giao và nhận được sự thúc đẩy, giúp đỡ từ quản lý của mình, họ sẽ có tâm lý thoải mái hơn để thực hiện những công việc khác ngoài phạm vi của mình nhưng được cấp trên giao phó.

3. Servant Leadership cải thiện năng suất làm việc của tổ chức

Áp dụng phong cách lãnh đạo phục vụ có khả năng giúp cho hiệu suất công việc của doanh nghiệp bạn tiến bộ hơn rất nhiều. Lãnh đạo phục vụ đi ngược lại quản lý truyền thống, luôn hỗ trợ nhân viên tự do, linh hoạt để tự học, khám phá và giải quyết các thách thức. Khi đó, nhân viên sẽ có sự hài lòng trong công việc và làm việc tích cực, chăm chỉ hơn.

Xem thêm: 14 nguyên tắc vàng trong quản trị doanh nghiệp của Henri Fayol

4. Hạn chế lạm dụng quyền lực trong công việc

Đây cũng là một lợi ích hết sức to lớn mà phong cách Servant Leadership đem lại cho các doanh nghiệp hiện nay. Với những cấp trên theo phong cách này thì thay vì chuyên quyền độc đoán trong mọi vấn đề, họ sẽ chia sẻ thông tin và cân nhắc những phương án giải quyết của nhân viên.

Servant Leadership hạn chế lạm dụng quyền lực trong công việc
Servant Leadership hạn chế lạm dụng quyền lực trong công việc

Những cấp trên như vậy sẵn sàng từ bỏ quyền lực của mình để thực hiện những ước muốn đem lại lợi ích cho người khác. Vì vậy, vấn đề chuyên quyền, lạm dụng quyền hành của mình ở các doanh nghiệp sẽ được giảm thiếu đáng kể.

Điều đó giúp doanh nghiệp tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, văn minh hơn và có những bước tiến mới hơn trong tương lai.

5. Thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường trong các doanh nghiệp lớn

Cách tiếp cận của Servant Leadership có thể có hiệu quả trong những môi trường làm việc khác nhau. Nếu như cách quản lý mang tính độc đoán, chuyên quyền thì sẽ rất dễ gây nên những oán trách hiểu lầm của nhân viên đối với lãnh đạo của mình.

Với Servant Leadership, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong công việc
Với Servant Leadership, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong công việc

Với phong cách lãnh đạo phục vụ, người lãnh đạo sẽ tạo cho nhân viên một cảm giác thoải mái hơn và cảm thấy được vai trò của mình trong công ty, doanh nghiệp thực sự quan trọng. Điều này làm gia tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức lên rất nhiều.

III. Servant Leader – Bí quyết thành công của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp

1. FedEx

Ngày nay, phong cách lãnh đạo phục vụ vẫn đang tiếp tục tạo ra sự thay đổi đáng kể trong nhiều môi trường làm việc trên thế giới. Các doanh nghiệp lớn được biết đến là thành công với những lãnh đạo theo phong cách Servant Leader có thể kể đến như: Google, Microsoft, Starbucks, Marriott, FedEx,…

FedEx là một trong những ví dụ điển hình
FedEx là một trong những ví dụ điển hình

FedEx được thành lập vào năm 1971 bởi Fred Smith, người vẫn lãnh đạo công ty với tư cách là Giám đốc điều hành. Ông tin rằng “khi mọi người được đặt lên hàng đầu, họ sẽ cung cấp dịch vụ cao nhất có thể và lợi nhuận sẽ theo sau”. Triết lý ‘Con người – Dịch vụ – Lợi nhuận’ đã giúp công ty phát triển nhanh chóng và duy trì tính cạnh tranh.

Xem thêm: 7 sai làm CEO gặp phải trong quản trị doanh nghiệp và cách phòng tránh

2. Starbucks

Giám đốc điều hành Starbucks Howard Schultz từ lâu đã thúc đẩy các nguyên tắc phù hợp với mô hình lãnh đạo đầy tớ. CEO Howard Schultz tin rằng một công ty vĩ đại chỉ có thể được xây dựng bằng cách liên kết giá trị của cổ đông với giá trị của nhân viên.

Starbucks hỗ trợ nhân viên học phí đại học
Starbucks hỗ trợ nhân viên học phí đại học

Công ty của ông cũng đưa những giá trị đó vào hành động bằng cách mang lại cho nhân viên làm việc theo giờ những lợi ích tốt hơn đáng kể so với doanh nghiệp bình thường, bao gồm quyền tiếp cận các quyền chọn mua cổ phiếu, chăm sóc sức khỏe và thậm chí là hoàn trả học phí đại học.

Công ty cũng nổi tiếng với việc tổ chức một số diễn đàn mở mỗi năm, nơi nhân viên có cơ hội nói chuyện thẳng thắn với quản lý, đặt câu hỏi và nói lên mối quan tâm của họ.

3. Google

Google luôn được mệnh danh là một trong những nơi tốt nhất để làm việc. Được biết đến với văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, Google hướng tới việc truyền cảm hứng cho sự sáng tạo, đổi mới và sự phát triển của nhân viên.

Nhân viên của Google được cung cấp các dịch vụ miễn phí như ăn uống, cắt tóc, đi lại và trở thành thành viên của các phòng tập thể dục. Ngoài các đặc quyền về vật chất, Google cũng khuyến khích nhân viên giao tiếp cởi mở và lắng nghe mọi người xung quanh.

Ví dụ phong cách lãnh đạo của Google
Ví dụ phong cách lãnh đạo của Google

Larry Sergey – Giám đốc điều hành của công ty mẹ của Google, Alphabet – đã tiến hành mỗi tuần một cuộc gọi. Trong đó, anh ấy đích thân trả lời các câu hỏi của nhân viên, từ tất cả các cấp của doanh nghiệp để hiểu hơn về suy nghĩ, mong muốn của nhân viên mình.

Thành công của các tập đoàn lớn kể trên đã minh chứng cho những tác động tích cực của phong cách Servant Leader đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Bạn có thể thấy Servant Leadership là một phong cách lãnh đạo đáng để học tập và ứng dụng trong thời đại ngày nay.

Nếu bạn muốn thúc đẩy sự thành công và xây dựng văn hóa tích cực cho doanh nghiệp thì phong cách lãnh đạo Servant Leadership là một cách tuyệt vời để làm điều đó.

Xem thêm: “Xốc” lại tinh thần cho nhân viên – Kỹ năng thiết yếu của nhà quản trị

IV. Bí quyết quản trị doanh nghiệp hiệu quả dành cho các doanh nghiệp Việt

Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việc, quản lý dự án, chiến dịch, từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.

Đây chính là công cụ đắc lực giúp các nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp một cách dễ dàng.

Với bộ công cụ Workplace, các bộ phận có thể dễ dàng tìm kiếm và sàng lọc thông tin. Người quản lý có thể dễ dàng tiếp cận theo dõi tiến độ của dự án mà không cần phải trực tiếp có mặt. Việc số hóa tất cả những hình ảnh, dữ liệu giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, thu hút nguồn khách hàng tiềm năng.

Nền tảng quản trị doanh nghiệp tổng thể 1Office
Nền tảng quản trị doanh nghiệp tổng thể 1Office

Bên cạnh đó, bộ công cụ HRM có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu. Việc chăm sóc, phân loại, sàng lọc hồ sơ của các ứng viên khi tham gia tuyển dụng cũng được thực hiện chi tiết và có quy trình rõ ràng, minh bạch.

Điều này giúp cho các nhà quản trị nắm bắt rõ ràng tình hình nhân sự, sau đó đưa ra cái nhìn tổng thể về biến động nguồn nhân lực để có thể giải quyết kịp thời.

Hơn nữa, tính năng bảo mật dữ liệu cũng được nâng cao giảm thiểu khả năng rò rỉ thông tin ra bên ngoài tránh tình trạng kẻ xấu trục lợi gây ảnh hưởng đến bộ mặt của doanh nghiệp.

servant leadership
Bất kỳ ai trong doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng sử dụng phần mềm 1Office

Bất kỳ ai trong doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng sử dụng phần mềm 1Office. Chỉ với những thao tác đơn giản và không quá khó để hiểu, cấp trên và nhân viên có thể tương tác với nhau, thoải mái thảo luận, chia sẻ mọi điều qua mạng nội bộ, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc.

Ngoài ra, 1Office đã được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn là nền tảng tiên phong trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, là giải pháp mang lại hiệu quả bền vững cho các doanh nghiệp.

1Office hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về phong cách “lãnh đạo đầy tớ” và có thêm thông tin, kiến thức cho mình để ứng dụng vào các công việc trong tương lai.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn trong công tác quản lý doanh nghiệp, hãy đăng ký dùng thử để nhận tư vấn, 1Office sẽ hỗ trợ bạn giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng!

Xem thêm:

Top 3 phần mềm quản lý công việc hiệu quả được tin dùng hiện nay

Quản trị yếu kém  – “Covid 19” trong doanh nghiệp 

Liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 083 483 8888

Website: https://1office.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/

Youtube:  https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone