083.483.8888
Đăng ký

Một CV hoàn chỉnh và thu hút sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó đoạn văn ngay sau phần thông tin cá nhân – mục tiêu nghề nghiệp là yếu tố đầu tiên ghi điểm. Vậy làm thế nào để để ứng viên, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường ghi mục tiêu nghề nghiệp đúng chuẩn và lọt tầm ngắm người phỏng vấn. Hãy cùng 1Office theo dõi bài viết này nhé!

1. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì? Phân loại & Vai trò

Cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV

1.1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) là những kế hoạch, mục tiêu và khát vọng nghề nghiệp mà một người mong muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. Đây là một đoạn văn ngắn gọn, súc tích được đặt ở đầu CV, ngay sau phần thông tin cá nhân và mục tiêu chung.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV có thể là một vị trí cụ thể mà ứng viên muốn đạt được, một cấp bậc cao hơn trong công việc, sự thăng tiến trong công việc hoặc đơn giản là muốn phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội. Đây là nội dung quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá tổng quan về ứng viên, từ đó xác định xem ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.

1.2. Phân loại mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV có thể được phân loại thành 2 loại chính:

  • Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong vòng 1-2 năm tới. Ví dụ như trở thành nhân viên kinh doanh xuất sắc trong lĩnh vực phần mềm, thăng chức lên vị trí trưởng phòng marketing trong vòng 1 năm tới.
  • Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong vòng 5-10 năm tới. Ví dụ như trở thành chuyên gia tư vấn tài chính hàng đầu trong khu vực, thành lập công ty riêng trong lĩnh vực công nghệ trong 7 năm tới.

1.3. Vai trò của việc xác định mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một mục tiêu công việc rõ ràng, cụ thể và phù hợp với vị trí ứng tuyển sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn và khả năng của bạn. Từ đó, họ có thể đánh giá được liệu bạn có phù hợp với vị trí công việc và có tiềm năng phát triển trong tương lai hay không.

Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp còn thể hiện sự nghiêm túc và quyết tâm của bạn trong việc phát triển sự nghiệp. Một ứng viên có mục tiêu công việc rõ ràng sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn những ứng viên khác.

2. Nhà tuyển dụng quan tâm điều gì khi đọc mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên?

Quản lý CV & đánh giá ứng viên trên một nền tảng duy nhất
Quản lý CV & đánh giá ứng viên trên một nền tảng duy nhất

Một mục tiêu nghề nghiệp thu hút cần thể hiện sự phù hợp với vị trí ứng tuyển, trình bày ngắn gọn, súc tích và sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp. Dưới đây là một số điều mà nhà tuyển dụng sẽ quan tâm khi đọc mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên:

  • Sự phù hợp với vị trí ứng tuyển: HR muốn xem liệu mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Nếu một CV có mục tiêu chung chung, không rõ ràng, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên không có sự quan tâm thực sự đến vị trí đó.
  • Khả năng gắn bó và phát triển trong tương lai: Doanh nghiệp cánh giá ứng viên có sự phù hợp với công việc, có khả năng gắn bó lâu dài và phát triển trong tương lai hay không. Nếu ứng viên có những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, có thể đạt được trong thời gian ngắn hạn hoặc trung hạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên có tiềm năng phát triển trong tương lai.
  • Sự đam mê và cam kết với công việc: Nhà tuyển dụng cần xem xét liệu ứng viên có đam mê và cam kết với công việc hay không. Nếu ứng viên có những mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và thể hiện sự đam mê với công việc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá là một nhân viên tiềm năng.

3. Hướng dẫn cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Đầu tiên, để viết mục tiêu nghề nghiệp “lọt tầm ngắm” của nhà tuyển dụng, bạn cần tìm hiểu kỹ mô tả công việc của vị trí đang ứng tuyển, từ đó thể hiện được sự phù hợp giữa bạn và vị trí công việc trong CV của mình. Ngoài ra, một số tiêu chí cần nhớ khi ứng viên ghi mục tiêu nghề nghiệp như: 

  • Hãy làm rõ công việc mà bạn muốn theo đuổi bằng cách ghi mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, tránh lan man, dài dòng và không thực tế.
  • Ghi mục tiêu nghề nghiệp cần hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cần thể hiện được rằng bạn sẽ cống hiến gì cho công ty nếu được nhận vào làm.
  • Thể hiện cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV để giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan hơn về mục tiêu mà ứng viên muốn hướng tới.
Hướng dẫn cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Hướng dẫn cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV

3.1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn là những mục tiêu có thể đạt được trong một khoảng thời gian từ vài tháng đến một năm. Trong CV, mục tiêu công việc ngắn hạn thường tập trung vào việc phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên. 

Để viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn hiệu quả, ứng viên cần lưu ý xác định mục tiêu một cách cụ thể, khả thi và có thể đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Ứng viên nên sử dụng mô hình SMART cho việc lập mục tiêu ngắn hạn này. Ngoài ra, khi ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV, bạn cần thể hiện được sự nỗ lực và quyết tâm trong việc đạt được mục tiêu.

Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn: Tôi trước đây đã từng… vì thế tôi tự tin có thể hoàn thành tốt các công việc được giao và hòa nhập nhanh chóng với văn hóa làm việc của công ty.

3.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn là những mục tiêu có thể đạt được trong vòng 5 năm trở lên, tùy thuộc vào định hướng và kế hoạch phát triển bản thân của ứng viên. Hiện nay thông thường, các mục tiêu công việc dài hạn sẽ tập trung vào việc phát triển sự nghiệp và đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực của ứng họ. 

Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp dài hạn: Với mong muốn phát triển hơn nữa trong công việc và cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty, tôi xác định mình sẽ cần nỗ lực rất nhiều để đảm nhận tốt vị trí chuyên viên và tiến xa hơn với các vị trí mới như quản lý, trưởng phòng,…

4. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

Đối với những sinh viên mới ra trường, chắc hẳn sẽ rất khó khăn trong việc ghi mục tiêu nghề nghiệp và định hướng cho tương lai. Vì thế, bạn nên tập trung ghi mục tiêu nghề nghiệp vào việc phát triển các kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn đồng thời thể hiện sự cầu tiến và mong muốn phát triển trong tương lai.

Một lựa chọn phù hợp nhất, khi viết mục tiêu trong CV, cho nhóm đối tượng này là viết mục tiêu ngắn hạn. Ứng viên nên xác định rõ ràng mục tiêu ngắn hạn cho công việc trước khi triển khai các mục tiêu nghề nghiệp dài hạn. Một số mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường như:

  • Liên hệ mục tiêu nghề nghiệp với kinh nghiệm và kỹ năng của bạn
  • Thể hiện sự cầu tiến và mong muốn phát triển trong tương lai
  • Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp, thực tế và tránh lan man, dài dòng.

5. Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp

quy trình tuyển dụng nhân sự tốt nhất
Tiếp nhận và tiến hành chọn lọc hồ sơ ứng viên

5.1. Viết mục tiêu quá lan man, dài dòng, không đúng trọng tâm

Mục tiêu nghề nghiệp chỉ nên dài khoảng 2 đến 3 câu, tránh viết quá dài dòng, lan man. Mục tiêu dài dòng sẽ khiến nhà tuyển dụng khó nắm bắt và đánh giá.

5.2. Viết mục tiêu không đề cập đến giá trị mang lại cho doanh nghiệp

Mục tiêu công việc cần đề cập đến giá trị mà ứng viên có thể mang lại cho doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp thực tế, có thể giúp doanh nghiệp phát triển.

5.3. Viết mục tiêu không thể hiện mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Ứng viên nên thể hiện cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV. Mục tiêu ngắn hạn thể hiện những gì ứng viên muốn đạt được trong vòng 1-2 năm, còn mục tiêu dài hạn thể hiện những gì ứng viên muốn đạt được trong vòng 5 năm trở lên.

5.4. Viết nội dung mục tiêu nghề nghiệp sai chính tả

Mục tiêu nghề nghiệp cần được viết bằng ngôn ngữ chuyên nghiệp, tránh viết sai chính tả, câu văn lủng củng. HR sẽ đánh giá thấp những ứng viên ghi mục tiêu nghề nghiệp mắc những lỗi này.

5.5. Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV không thực tế

Mục tiêu nghề nghiệp cần được viết dựa trên khả năng và kinh nghiệm hiện tại của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao những ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp quá tham vọng hoặc không thực tế.

5.6. Viết mục tiêu một cách chung chung, không rõ ràng

Mục tiêu nghề nghiệp cần được viết một cách chi tiết, rõ ràng thể hiện được những gì ứng viên muốn đạt được trong sự nghiệp. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao những mục tiêu không rõ ràng, chẳng hạn như: trở thành một người thành công, phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội.

6. Tham khảo mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho từng ngành nghề

Tùy thuộc vào từng vị trí ứng tuyển và kinh nghiệm của bản thân, mà ứng viên điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp cho phù hợp. Dưới đây là một số ví dụ về mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho từng vị trí và ngành nghề trong doanh nghiệp:

Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho từng ngành nghề
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho từng ngành nghề

6.1. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho nhân viên kinh doanh

Trải qua 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ, tôi luôn đặt mục tiêu nâng cao kỹ năng bán hàng và giao tiếp để trở thành một chuyên viên xuất sắc. Tròng dài hạn, tôi muốn  muốn trở thành một người dẫn đầu, quản lý đội nhóm, đưa ra những chiến lược kinh doanh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới đóng góp vào sự phát triển của công ty.

6.2. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho nhân viên chăm sóc khách hàng

Mục tiêu trong 3 năm tới mà tôi đang nỗ lực theo đuổi là vị trí trưởng phòng chăm sóc khách hàng. Đồng thời ứng dụng các kỹ năng đàm phán và giải quyết vấn đề với mong muốn cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất và đem lại lợi nhuận cho công ty.

6.3. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho ngành kế toán

Tôi là một kế toán viên có kinh nghiệm 7 năm trong lĩnh vực kế toán tài chính. Tôi có chuyên môn về các kỹ năng kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính cùng việc sử dụng các phần mềm kế toán. Mục tiêu của tôi là trở thành một kế toán trưởng tại một công ty đa quốc gia. Tôi muốn sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả.

6.4. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho ngành Marketing

Tôi là một trưởng phòng Marketing có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực truyền thông xã hội. Mục tiêu của tôi là trở thành một giám đốc marketing tại một công ty công nghệ hàng đầu. Tôi muốn sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để phát triển các chiến dịch marketing hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh số.

6.5. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho ngành nhân sự

Tôi là một chuyên viên nhân sự với hơn kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân lực và triển khai các chương trình nhân sự. Mục tiêu của tôi là trở thành một trưởng phòng nhân sự tại một công ty hàng đầu. Tôi muốn sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng cao giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

6.6. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho ngành CNTT

Với chuyên môn về mạng và phần cứng, năng khiếu kỹ thuật và khả năng quản lý các tác vụ phức tạp, tôi đang tìm kiếm vị trí IT Manager để đưa 5 năm học hỏi và tích lũy kinh nghiệm của mình giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chiến lược và xác định các cơ hội triển khai công nghệ mới

6.7. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho ngành bảo hiểm

Với 2 năm kinh nghiệm tư vấn và bán hàng cho dòng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, Hiện tại, tôi mong muốn trở thành một trưởng nhóm kinh doanh để vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả và thu về lợi nhuận cho công ty.

6.8. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho ngành ngân hàng

Mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn của tôi là trở thành một nhân viên ngân hàng xuất sắc. Tôi hy vọng vị trí làm việc mới sẽ giúp tôi nâng cao kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc để đạt được mục tiêu của bản thân. Trong dài hạn, tôi mong muốn xây dựng và phát triển sự nghiệp bền vững trong ngành ngân hàng, trở thành một chuyên gia có kiến thức sâu về lĩnh vực tài chính – ngân hàng. 

6.9. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho ngành giáo dục

Với mục tiêu trở thành hiệu trưởng tại một trường trung học quốc tế, bằng hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, giáo dục và ngoại ngữ của mình. Tôi sẽ cố gắng sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để đào tạo những mầm non tương lai tài năng và thành công.

7. Giải pháp sàng lọc hồ sơ ứng viên nhanh chóng và chính xác

Đối với các doanh nghiệp, để đánh giá và phân loại CV là một công việc quan trọng, quyết định đến chất lượng tuyển dụng nhân sự. Vì vậy việc lựa chọn sử dụng các công cụ hỗ trợ là hoàn toàn cần thiết, trong đó có phần mềm quản lý quy trình tuyển dụng 1Office HRM. 

Quản lý hồ sơ ứng viên bằng phần mềm 1Office
Quản lý hồ sơ ứng viên bằng phần mềm 1Office

1Office HRM mang lại giải pháp tuyệt vời cho doanh nghiệp, giải phóng 90% sức lao động và nâng cao năng suất làm việc cho bộ phận HR. Một số tính năng nổi bật của phần mềm tuyển dụng nhân sự phải kể đến như:

  • Sử dụng bộ tiêu chí và mẫu đánh giá có sẵn phù hợp với từng bộ phận, chức năng giúp tiết kiệm thời gian và chọn lọc ứng viên hiệu quả
  • Xây dựng hệ thống hồ sơ ứng viên giúp lưu trữ, phân loại và tìm kiếm dễ dàng. Bằng cách thu thập CV qua Web Form, Mailbox và liên kết với các trang tuyển dụng.
  • Hỗ trợ xây dựng mẫu báo cáo thống kê số liệu, đo lường hiệu quả và tính toán chính xác chi phí tuyển dụng

Đăng ký nhận bản demo tính năng miễn phí

Trên đây là toàn bộ thông tin mà 1Office muốn chia sẻ tới các cá nhân và doanh nghiệp về cách xác định mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp và các lưu ý khi viết chúng trong hồ sơ xin việc của mình. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone