Đăng ký

Mô hình SMART hiện là một phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng để xây dựng mục tiêu cho các cá nhân, phòng ban đạt kết quả tốt nhất. Nó không chỉ ứng dụng trong kinh doanh mà còn rất nhiều lĩnh vực khác trong một tổ chức. Giúp doanh nghiệp xác định chiến lược, vạch rõ mục tiêu và có hướng phát triển rõ ràng. Vậy nguyên tắc SMART là gì? và nó được ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực marketing, bán hàng của doanh nghiệp? Hãy cùng 1Office tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

I- Tìm hiểu chung về mô hình SMART

1. Mô hình Smart là gì?

S.M.A.R.T là từ viết tắt dùng để mô tả một quá trình thiết lập mục tiêu. Từ viết tắt là viết tắt của các từ “cụ thể”, “có thể đo lường được”, “có thể đạt được”, “có liên quan” và “giới hạn thời gian”, là những đặc điểm thiết yếu của việc thiết lập các mục tiêu.

SMART là một mô hình giúp doanh nghiệp thiết lập, xây dựng mức độ khả thi và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch marketing, kế hoạch kinh doanh… Ngoài ra, mô hình SMART cung cấp một cách để đo lường sự tiến bộ của bạn và chịu trách nhiệm về sự thành công của bạn.

Đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART cho phép bạn đánh giá thực tế những gì bạn đang cố gắng đạt được bằng cách đánh giá những hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu.

2. Lợi ích của mô hình SMART đối với doanh nghiệp

Trong thời đại 4.0 thì việc ứng dụng mô hình smart để xây dựng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xác định, đo lường chính xác hiệu quả công việc, kế hoạch đã đề ra. Dưới đây là một số lợi của mục tiêu Smart đối với doanh nghiệp.

2.1 Cụ thể hóa mục tiêu

Khi kết thúc 1 tháng, 1 quý, các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên thường bắt đầu xây dựng những mục tiêu mới. Trong đó, rất nhiều doanh nghiệp sẽ xây dựng các mục tiêu cho quý mới tiếp theo. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa cụ thể hóa được các mục tiêu kinh doanh của mình và không có tính thực tế.

Mô hình SMART sẽ giúp các doanh nghiệp cụ thể hóa mọi mục tiêu doanh nghiệp bằng các chỉ số đo lường cụ thể. Từ đó, giúp doanh nghiệp nhìn ra được bức tranh tổng quát, rõ ràng.

2.2 Tăng sự rõ ràng, chính xác của mục tiêu

SMART mô hình cho bạn biết chính xác khi nào đạt được mục tiêu đó. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng biết được khi nào bạn đã thành công và khó trì hoãn. Bằng nguyên tắc SMART, nhà quản lý sẽ loại bỏ được các mục tiêu không phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Qua đó giúp doanh nghiệp sẽ có một định hướng, chiến lược mới với các mục tiêu đã được xác định.

Lợi ích của mô hình smart đối với doanh nghiệp
Lợi ích của mô hình smart đối với doanh nghiệp

2.3 Theo dõi tiến trình mục tiêu dễ dàng

Nếu như trước kia bạn khó có thể đo lường, theo dõi tiến độ mục tiêu của mình thì với mô hình SMART sẽ giúp bạn duy trì động lực và gắn bó. Bởi các mục tiêu SMART có thể đo lường được nên bạn sẽ nhanh chóng nhận ra khi nào bạn đang đi lệch hướng với mục tiêu đã đề ra để điều chỉnh lộ trình của mình.

2.4 Phù hợp với doanh nghiệp

Mỗi một bộ phận, phòng ban sẽ có một mục tiêu riêng và doanh nghiệp cũng vậy. Yếu tố Relevant (liên quan) của Smart sẽ giúp liên kết các mục tiêu riêng của phòng ban đồng nhất với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Khi mục tiêu của các phòng ban đồng nhất với mục tiêu doanh nghiệp thì sẽ tăng sức mạnh đoàn kết, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nhanh chóng.

2.5 Tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

Một lợi ích của của mô hình Smart là giúp nhân viên có định hướng rõ ràng trong công việc để hoàn thành mục tiêu đã được đề ra. Việc đặt mục tiêu theo mô hình SMART sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Qua đó, nhân viên sẽ có động lực làm việc hơn và đóng góp công sức vào thành công của doanh nghiệp.

II- Cách xác định mục tiêu Marketing theo Nguyên tắc Smart

Ứng dụng mục tiêu smart trong doanh nghiệp
Ứng dụng mục tiêu smart trong doanh nghiệp

1. Cụ thể (Specific)

Mục tiêu của bạn càng cụ thể, con đường dẫn đến thành công càng rõ ràng: bạn sẽ biết những gì cần thiết để đạt được mục tiêu. Khi mục tiêu càng rõ ràng thì bạn sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.

Ví dụ: nếu mục tiêu là tăng lưu lượng truy cập web lên 20% trong tháng này. Ai chịu trách nhiệm về mục tiêu đó? Làm thế nào anh ta phải làm để có được lưu lượng truy cập tăng?

2. Đo lường được (Measurable)

Tiêu chí thứ hai cho mục tiêu là khả năng đo lường. Do đó bạn có thể theo dõi, định lượng thời gian, đo lường tiến độ có thể đạt được mục tiêu của mình. Nếu không đo lường mục tiêu thì bạn không thể biết mình đạt được mục tiêu nào và đang ở mức độ nào.

3. Tính khả thi (Achievable)

A là viết tắt của Attainable( tính khả thi). Đây là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu nhóm hay mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Mục tiêu SMART có tính đến khả năng đạt được mục tiêu của nhóm và các nguồn lực sẵn có. Nếu bạn không có đủ nguồn lực, bạn nên điều chỉnh kế hoạch của mình.

Thực tế, có những mục tiêu không đạt được vì chúng không có tính khả thi. Bởi việc đặt các mục tiêu quá cao sẽ khiến bạn dễ nản lòng và khó tránh khỏi được những cảm xúc tiêu cực. Do đó, để đạt được mục tiêu, bạn cần phân tích khả năng thực hiện của nó để giảm thiểu rủi ro.

4. Tính liên quan (Relevant)

Relevant là đánh giá mức độ phù hợp của các mục tiêu của bạn. Bạn có đủ nguồn lực và thời gian, nhưng liệu mục tiêu có mang lại lợi nhuận cho công ty của bạn không? Đây có phải là thời điểm thích hợp? Phân tích tình huống của bạn và tự hỏi bản thân xem mục tiêu của bạn có phù hợp hay không. Việc tăng đăng ký nhận bản tin của bạn có phù hợp với công ty của bạn không? Hãy tự hỏi bản thân xem điều này có ý nghĩa với bạn và doanh nghiệp của bạn không?

5. Thời gian thực hiện (Time)

Thời gian là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc bạn có đạt được mục tiêu hay không. Bất kể một kế hoạch nào không có thời gian bắt đầu và kết thúc thì bạn sẽ rất khó có thể đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy, bạn cần lên lịch và đặt mốc thời gian cụ thể  và tăng tốc thời gian thực hiện để sớm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Xem thêm: Mô hình Scrum: Vai trò, các nguyên tắc chính của mô hình Scrum

III- Cách xây dựng mục tiêu Marketing và kinh doanh hiệu quả đúng tiêu chí SMART

Để hình dung cách xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART chúng ta có thể tham khảo các ví dụ sau đây:

1. Ví dụ với xây dựng mục tiêu marketing theo mô hình SMART

Ví dụ: Đặt mục tiêu SMART về số lượng người ghé thăm website

Mục tiêu SMART: Vào giữa tháng 10 sẽ tăng số lượng bài viết từ 5 lên 10 bài, số lượt traffic từ nguồn organic search sẽ tăng lên 10% so với tháng 9.

  • Tính cụ thể: Tăng số lượt truy cập website từ nguồn organic search.
  • Tính khả thi: Khi tăng số lượng bài blog lên 10 bài với nhiều nội dung hữu ích khách hàng đang quan tâm, từ đó giúp việc tăng lượt truy cập website từ nguồn organic search sẽ tăng lên được 10%.
  • Tính liên quan: Với cách tăng số lượt người truy cập website sẽ giúp thương hiệu của công ty được mở rộng và mang đến nhiều cơ hội mới cho nhân viên kinh doanh.
  • Giới hạn thời gian: Vào cuối tháng 10.

Ví dụ: Đặt mục tiêu số lượng người đăng ký email marketing

Mục tiêu SMART: Tăng 15% số lượng người đăng ký email, để nhận bài viết trong tháng 2 so với tháng 1 bằng việc tạo thêm 2 flow email mỗi tuần

  • Tính cụ thể: Tăng lượng người đăng ký email để đọc bài viết mới bằng cách tăng số lượng email từ 2 – 6 email hàng tuần
  • Tính đo lường được: Tăng số lượng người đăng ký email là 15%
  • Tính khả thi: Việc tăng số lượng flow email hàng tuần với những nội dung hữu ích sẽ giúp khách hàng nhận được những thông tin quan trọng. Qua đó lượng người đăng ký email cũng nhiều hơn, việc tăng 15% là điều hoàn toàn có thể thực hiện được
  • Tính liên quan: Khi tăng số lượng người đăng ký nhận email, nhân viên tư vấn sẽ có thêm nguồn data chất lượng, tiềm năng hơn. Qua đó giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng của công ty nhanh chóng
  • Thời gian kết thúc: Trong tháng 2
Mục tiêu mô hình smart thể hiện ở số lượng người đăng ký email marketing
Mục tiêu mô hình smart thể hiện ở số lượng người đăng ký email marketing

Ví dụ: Đặt mục tiêu SMART về số lượng người like fanpage 

Mục tiêu SMART: Tăng lượng người like fanpage về sản phẩm, dịch vụ trong quý 1 năm 2022 bằng cách chạy facebook ads và mời bạn bè like fanpage

  • Tính cụ thể: Tăng số lượng người like fanpage về sản phẩm bằng cách chạy quảng cáo trên Facebook
  • Tính đo lường được: Tăng số lượng người like fanpage về sản phẩm, dịch vụ lên 14%
  • Tính khả thi: Khi bạn trả cho ngân sách quảng cáo facebook cao hơn, việc tăng lượng người like fanpage sẽ có khả năng thực hiện được trong quý 1 năm 2022
  • Tính liên quan: Khi số lượng người like fanpage tăng thì sẽ hình ảnh, thương hiệu của công ty sẽ tăng lên
  • Thời gian kết thúc: Quý 1 năm 2022
Bỏ túi ngay: 8 nguyên tắc lập kế hoạch hiệu quả, nâng cao tính khả thi với công thức vàng 5W1H2C5M

2. Ví dụ về ứng dụng mô hình SMART trong thiết lập mục tiêu kinh doanh

Ví dụ 1: Cải thiện thời gian phản hồi khách hàng

  • Cụ thể: Tôi sẽ cải thiện thời gian phản hồi các khiếu nại của khách hàng bằng cách tăng nhân viên dịch vụ khách hàng từ 1 lên 8 trong nửa năm tới
  • Có thể đo lường được: gia tăng nhân viên dịch vụ khách hàng, dự kiến diễn ra trong vòng sự gia tăng nhân viên dịch vụ khách hàng dự kiến ​​sẽ diễn ra trong vòng nửa năm tới. Nó sẽ đưa con số lên tổng số 8.
  • Có thể đạt được: Dự định chuyển đến cơ sở mới, tôi sẽ đảm bảo nơi có đủ chỗ để thêm nhân viên trong vòng 1 tháng tới.
  • Có liên quan: Quản lý các khiếu nại tại thời gian tới để duy trì cơ sở khách hàng và tìm kiếm thêm nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng hơn nữa để phù hợp với dịch vụ khách hàng đó.
  • Có thời hạn: Tôi sẽ bổ sung dịch vụ khách hàng vào cuối năm

Ví dụ 2: Tăng doanh số bán hàng

  • Cụ thể: Tăng doanh thu bán hàng lên 400 triệu đồng mỗi tháng
  • Có thể đo lường : Nâng mức doanh thu bán hàng lên 400 triệu đồng mỗi tháng
  • Tính khả thi: Bằng nguồn lực và thị trường hiện tại, tôi muốn tăng 400 triệu đồng mỗi tháng để cân đối thu chi trong doanh nghiệp
  • Thời hạn đạt được mục tiêu: tháng 2 năm 2022

Ví dụ 3: Mở rộng chi nhánh kinh doanh

  • Đo lường được: mục tiêu là tăng hoạt động và doanh thu cho doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thêm ba nhánh nữa.
  • Có thể đạt được: tăng 25% không gian bán hàng hiện tại của tôi sẽ đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều hơn. Điều này có thể giúp tôi tiết kiệm cho kế hoạch phát triển 4 chi nhánh trên toàn quốc.
  • Có liên quan: tăng sản lượng, hoạt động và doanh thu sẽ có nghĩa là cơ sở khách hàng lớn hơn, do đó nhu cầu về nhiều chi nhánh hơn sẽ không phải là một ý tưởng lãng phí.
  • Có thời hạn: việc thành lập các chi nhánh phải trong vòng năm năm tới.

Ví dụ 4: Cắt giảm chi phí kinh doanh

  • Tính cụ thể: giảm chi phí kinh doanh
  • Có thể đo lường: giảm tối đa 12% chi phí bán hàng so với năm ngoái
  • Có thể thực hiện được: Với tình hình doanh nghiệp hiện nay, việc cắt giảm nhân sự và thu hẹp sản xuất, tôi có thể giảm tối đa 12% chi phí kinh doanh so với năm ngoái
  • Có tính liên quan: Việc cắt giảm chi phí nhân sự, thu hẹp sản xuất như hiện nay có thể giảm tối đa đến 10% chi phí sản xuất so với năm ngoái để qua thời gian do ảnh hưởng của dịch bệnh covid.
  • Thời gian thực hiện: Khi cắt giảm chi phí và thu hẹp sản xuất sẽ giải quyết trong tháng 2/2022. Từ đó có thể giảm được đến 12% chi phí so với năm ngoái, điều này đáp ứng với khủng hoảng kinh tế sau một thời gian dài.

Xem ngay: Mục tiêu doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng mục tiêu kinh doanh hiệu quả

IV- Sự khác biệt giữa mô hình Smart và mô hình OKR

1. Mục tiêu OKR và SMART: Điểm giống nhau

Một trong hai cách tiếp cận thiết lập mục tiêu này đều được phát triển theo quan điểm rằng các mục tiêu là hoàn toàn quan trọng để đạt được thành công trong kinh doanh và tổ chức. Mặc dù chúng có sự khác biệt khá lớn, nhưng cả hai đều hướng dẫn bạn xác định mục tiêu và kế hoạch cần thiết để đạt được mục tiêu đó một cách thực tế và kịp thời.

Cả hai mục tiêu OKR và SMART đều liên quan đến việc loại bỏ yếu tố “mơ hồ” khỏi việc thiết lập và đạt được mục tiêu. Cả hai đều tập trung vào việc đo lường thành công dựa trên kết quả, không chỉ số lượng các hoạt động đã hoàn thành. 

Cả hai cách tiếp cận đều dạy bạn phải cụ thể, nhưng phương pháp OKR cho phép các nhóm hình dung vai trò của họ trong việc đạt được Mục tiêu của Công ty và thừa nhận rằng luôn có vô số yếu tố khác nhau góp phần vào thành công của nhóm. 

OKR cũng đưa ra một quy trình cụ thể để tuân theo, trong khi các mục tiêu SMART thường là sự kết hợp đặc biệt giữa các dự án dài hạn và ngắn hạn có ý nghĩa hỗn hợp và ít hoặc không xem xét đến một bức tranh lớn hơn. 

2. Mục tiêu OKR và SMART: Sự khác biệt

Mục tiêu OKR Mô hình SMART
  • OKR cung cấp một cấu trúc rõ ràng để thiết lập mục tiêu của tổ chức và yêu cầu đánh giá quan trọng những gì quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. OKR cũng hoạt động tốt nhất với chiến lược đăng ký và lập kế hoạch hàng tuần đã được thiết lập.
  •  SMART không giúp đạt được sự liên kết rõ ràng và rõ ràng trong một công ty. Trong môi trường tổ chức, rất thường xuyên, số lượng các mục tiêu SMART có thể trở nên khó quản lý và khó hiểu. Vì vậy, các mục tiêu SMART có thể đủ tốt để sử dụng cho cá nhân nhưng lại cực kỳ khó quản lý đối với doanh nghiệp.
  • OKR đòi hỏi một quy trình quản lý, thực hiện đúng và tận tâm
  • Mục tiêu SMART có thể được nhân viên đặt ra bất cứ khi nào họ muốn.  
  • Mục tiêu SMART chỉ kỷ luật nhóm hoặc một cá nhân xung quanh một mục tiêu nhỏ có thể không có bất kỳ mối liên hệ nào với những gì phần còn lại của công ty đang làm.
  • OKR là một cách tiếp cận có hệ thống để cải thiện toàn bộ công ty. Các OKR của nhóm phù hợp với Mục tiêu của công ty và tất cả các OKR đều được hiển thị cho mọi người trong tổ chức

V- Giải pháp quản lý chiến dịch Marketing hiệu quả với 1Office

Hệ thống quản lý chiến dịch Marketing, quản lý bán hàng 1Office CRM là một trong những giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp triển khai mọi chiến dịch tiếp thị, bán hàng trên một nền tảng duy nhất. Với nhiều tính năng thông minh, ưu việt, phần mềm CRM hiệu quả giúp bạn tiết kiệm chi phí, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi bán hàng một cách hiệu quả.

Bộ công cụ CRM 1Office bao gồm nhiều tính năng thông minh như: Email Marketing, SMS, chăm sóc khách hàng, bán hàng…

  • Phân loại các chiến dịch gửi Email, SMS: giúp thống kê rõ ràng kết quả của từng kênh
Quản lý mục mục tiêu theo mô hình SMART trên phần mềm tự động
Quản lý mục mục tiêu theo mô hình SMART trên phần mềm tự động
  • Tạo quy trình chăm sóc khách hàng: Cho phép lưu lại lịch sử chăm sóc khách hàng để báo cáo tình trạng khách hàng, giúp đánh giá chất lượng kinh doanh hiệu quả
Tạo quy trình chăm sóc khách hàng
Tạo quy trình chăm sóc khách hàng
  • Quản lý danh sách hợp đồng: Người dùng có thể tạo sẵn form hợp đồng mẫu, quản lý các loại hợp đồng trực tiếp trên phần mềm
Danh sách hợp đồng bán
Danh sách hợp đồng bán

Như vậy, nội dung trên đã giới thiệu tới người dùng về mô hình SMART cũng như lợi ích, cách ứng dụng SMART trong doanh nghiệp. Có thể thấy, việc xây dựng mục tiêu với mô hình này sẽ giúp mỗi cá nhân, doanh nghiệp có hướng đi, chiến lược rõ ràng với từng mục tiêu cụ thể. Từ đó giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công đối với mỗi mục tiêu, dự án của mình. Để được tư vấn và hỗ trợ sử dụng phần mềm, bạn vui lòng để lại thông tin tại đây, các chuyên gia 1Office sẽ liên lạc với bạn ngay hôm nay.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ qua:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone