Chuyển đổi số báo chí đã trở thành xu thế tất yếu, nhất là sau khi Chính phủ phê duyệt chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Vậy thực trạng chuyển đổi số báo chí truyền hình hiện nay như thế nào? Và có những giải pháp nào để chuyển đổi số báo chí hiệu quả? Hãy cùng 1Office tìm hiểu trong bài viết này.
Mục lục
1. Chuyển đổi số báo chí là gì?
Chuyển đổi số báo chí là quá trình sử dụng công nghệ số để thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan báo chí, từ khâu sản xuất, phân phối đến tiêu thụ nội dung nhằm tạo ra một mô hình kinh doanh mới phù hợp hơn.
Mục tiêu của chuyển đổi số báo chí không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nội dung chất lượng, có giá trị và phản ánh đúng nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Mà chúng còn giúp doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và nâng cao tính cạnh tranh trong bối cảnh kỷ nguyên số.
Chuyển đổi số báo chí là một xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ số. Chuyển đổi số thành công sẽ giúp các cơ quan báo chí tiếp cận được với nhiều độc giả hơn, đồng thời thúc đẩy doanh thu và nâng cao uy tín thương hiệu.
2. Tầm quan trọng của chuyển đổi số báo chí
Chuyển đổi số báo chí là một quá trình mang tính cách mạng, thay đổi toàn diện cách thức hoạt động của báo chí. Cụ thể tầm quan trọng của chuyển đổi số báo chí thể hiện qua ba khía cạnh:
2.1. Đối với các cơ quan báo chí
- Tăng khả năng tiếp cận độc giả: Hiện nay độc giả có thể tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là các nền tảng kỹ thuật số. Chuyển đổi số giúp các cơ quan báo chí tiếp cận được với nhiều độc giả hơn, kể cả những độc giả không sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống.
- Nâng cao chất lượng nội dung: Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của độc giả, điều này được thực hiện thông qua việc áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất nội dung như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn,…
- Tạo ra các mô hình kinh doanh mới: Chuyển đổi số báo chí giúp các cơ quan báo chí tạo ra các mô hình kinh doanh mới, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ số. Bằng cách phát triển các dịch vụ báo chí số như báo chí trả phí, quảng cáo số,…
2.2. Đối với độc giả
- Tăng cường quyền tiếp cận thông tin: Chuyển đổi số báo chí giúp độc giả có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng và đa dạng hơn.
- Nâng cao chất lượng thông tin: Nhờ vậy mà độc giả tiếp cận được với những nội dung báo chí chất lượng cao, được sản xuất bởi các nhà báo chuyên nghiệp.
- Tạo ra sự tương tác và tham gia: Với các cơ quan báo chí và các nhà báo một cách dễ dàng hơn. Từ đó giúp độc giả có thể đóng góp ý kiến, phản hồi và tham gia vào quá trình sản xuất nội dung báo chí.
2.3. Đối với xã hội
- Thúc đẩy sự phát triển của xã hội: Chuyển đổi số báo chí giúp các cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục và giải trí.
- Tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của xã hội: Chuyển đổi số báo chí giúp các cơ quan báo chí giám sát và phản ánh các vấn đề của xã hội một cách kịp thời và hiệu quả hơn.
3. Thực trạng chuyển đổi số báo chí hiện nay
Theo báo cáo của Hội Nhà báo Việt Nam, tính đến tháng 6 năm 2023, Việt Nam có hơn 1.200 cơ quan báo chí, trong đó có hơn 1.000 cơ quan báo chí có trang thông tin điện tử. Số liệu này cho thấy, chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam đang có những bước tiến tích cực, tuy nhiên chúng cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các đơn vị này.
>> Xem thêm: Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp hiệu quả hiện nay
3.1. Cơ hội trong chuyển đổi số báo chí
Trong thời đại công nghệ số, độc giả có xu hướng tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả các phương tiện truyền thông số. Tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí tiếp cận được với nhiều độc giả hơn, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Chuyển đổi số giúp các cơ quan báo chí ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao chất lượng nội dung, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của độc giả. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data),… có thể giúp các cơ quan báo chí sản xuất các nội dung đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng độc giả.
Tăng cường tương tác với độc giả thông qua các nền tảng mạng xã hội, chatbot,… từ đó giúp các cơ quan báo chí hiểu rõ hơn về nhu cầu của độc giả và cung cấp cho họ những nội dung phù hợp hơn. Ngoài ra, công nghệ số còn giúp tăng cường trải nghiệm người đọc, bằng cách tích hợp hình ảnh, video, âm thanh và các tính năng tương tác khác, làm cho nội dung trở nên hấp dẫn và tương tác hơn.
Chuyển đổi số báo chí cho phép các tổ chức báo chí thu thập và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả hơn về hành vi độc giả, giúp họ hiểu rõ hơn về sở thích và nhu cầu của khách hàng để cung cấp nội dung phù hợp hơn. Đồng thời, việc đổi mới mô hình kinh doanh, tận dụng các nguồn thu mới từ quảng cáo trực tuyến, bán nội dung số,… còn giúp các cơ quan báo chí tăng cường nguồn thu, duy trì hoạt động và phát triển bền vững.
3.2. Thách thức trong chuyển đổi số báo chí
Mô hình kinh doanh truyền thống của báo chí, chủ yếu dựa vào quảng cáo và bán lẻ, có thể gặp khó khăn khi chuyển sang mô hình kinh doanh trực tuyến. Bởi hình thức quảng cáo trực tuyến không thể thay thế hoàn toàn doanh thu từ quảng cáo in ấn.
Việc xây dựng và duy trì nền tảng số đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, đặc biệt là đối với các tổ chức báo chí nhỏ. Nhiều tờ báo đã phải đối mặt với vấn đề giảm nguồn thu nhập khi chuyển đổi từ giấy sang kỹ thuật số. Ngoài ra, hiện nay môi trường trực tuyến đầy đủ các nguồn thông tin, từ trang cá nhân đến trang web chuyên nghiệp, vì vậy báo chí cần cạnh tranh với nhiều nguồn thông tin khác nhau để giữ lấy sự chú ý của độc giả.
Một khó khăn khác trong quá trình chuyển đổi số báo chí này là sự cạnh tranh của các nền tảng mạng xã hội khác. Bởi các nền tảng mạng xã hội có lợi thế về lượng người dùng đông đảo, khả năng tương tác cao và khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng.
Trong môi trường trực tuyến, báo chí có nguy cơ cao về tin tức giả mạo và thông tin không chính xác. Họ cần đối mặt với thách thức này và xây dựng niềm tin từ độc giả thông qua chất lượng thông tin và phân tích sự kiện đáng tin cậy. Mặt khác, với việc thu thập và lưu trữ nhiều thông tin cá nhân trực tuyến, bảo mật và quyền riêng tư trở thành một thách thức lớn đối với các tổ chức báo chí gây ảnh hưởng đến sự tin tưởng của độc giả.
>> Xem thêm: Lý do chuyển đổi số thường thất bại? 12 bài học cho SMEs
4. Quyết định chuyển đổi số báo chí tại Việt Nam
Quyết định số 348/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 bao gồm các điểm chính sau:
1. Mục tiêu chung của Chiến lược
- Xây dựng cơ quan báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.
- Phục vụ sự nghiệp cách mạng và đổi mới của đất nước.
- Đảm bảo vai trò lãnh đạo, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số.
- 50% sử dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu.
- 80% hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ và theo xu hướng báo chí số.
- Tăng doanh thu cho 30% cơ quan báo chí.
3. Định hướng chiến lược đến năm 2030
- 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số.
- 90% sử dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu.
- 100% hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ và xu hướng báo chí số.
- Tăng doanh thu cho 50% cơ quan báo chí.
Giải pháp và nhiệm vụ đặt ra cho quyết định này là:
- Nâng cao nhận thức và đào tạo: Tạo sự thống nhất về nhận thức, tầm quan trọng của chuyển đổi số báo chí cho cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên và nhân viên. Đồng thời doanh nghiệp cần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho nhóm đối tượng này.
- Hoàn thiện khung pháp lý: Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật về báo chí và các văn bản pháp luật có liên quan để tạo cơ sở pháp lý cho quá trình chuyển đổi số báo chí.
- Phát triển sản phẩm nền tảng số: Phát triển các sản phẩm báo chí số và nền tảng số hiện đại, đáp ứng nhu cầu của độc giả trong kỷ nguyên số.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ: Tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý, sản xuất nội dung, phân phối thông tin, tương tác với độc giả.
- Hợp tác quốc tế: Tìm hiểu kinh nghiệm của các quốc gia có nền báo chí số phát triển mạnh.
>> Xem chi tiết: Quyết định phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
5. Cách đánh giá hiệu quả chuyển đổi số báo chí
Việc đánh giá hiệu quả chuyển đổi số báo chí là một khái niệm tổng hợp, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, các cơ quan báo chí cần thực hiện một cách toàn diện, khách quan và phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan báo chí. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá thường được sử dụng:
- Tỷ lệ người dùng truy cập vào các sản phẩm, dịch vụ báo chí số.
- Tỷ lệ người dùng đăng ký trả phí cho các sản phẩm, dịch vụ báo chí số.
- Mức độ tương tác của độc giả với các sản phẩm, dịch vụ báo chí số.
- Mức độ lan tỏa của thông tin báo chí.
- Mức độ đóng góp của báo chí vào việc nâng cao dân trí, phát triển kinh tế – xã hội.
Ngoài ra một số gợi ý về cách đánh giá hiệu quả chuyển đổi số báo chí mà doanh nghiệp có thể tham khảo như:
Đánh giá theo từng giai đoạn: Ví dụ: giai đoạn ban đầu, giai đoạn phát triển, giai đoạn hoàn thiện. Nhằm giúp các cơ quan báo chí nắm bắt được tình hình thực tế và có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Đánh giá theo từng mục tiêu cụ thể: Như mục tiêu tăng doanh thu, mục tiêu tăng số lượng độc giả, mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ báo chí,… giúp các cơ quan báo chí tập trung nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Đánh giá theo sự hài lòng của độc giả: Độc giả là đối tượng trực tiếp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ báo chí. Do đó, sự hài lòng của độc giả là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả chuyển đổi số báo chí.
6. Chiến lược chuyển đổi số báo chí thành công
Chuyển đổi số báo chí là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí và xã hội. Để thực hiện thành công quá trình này, cần có một chiến lược chuyển đổi số rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan báo chí.
Dưới đây là 5 bước cơ bản giúp các cơ quan lĩnh vực báo chí xây dựng một chiến lược chuyển đổi số thành công:
Bước 1. Xác định mục tiêu chuyển đổi số
Bước đầu tiên là xác định rõ mục tiêu chuyển đổi số của cơ quan báo chí. Mục tiêu này cần được cụ thể, đo lường được, có thể đạt được và phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể của cơ quan báo chí.
Bước 2. Phân tích tình hình hiện tại
Sau khi xác định mục tiêu, cần tiến hành phân tích tình hình hiện tại của cơ quan báo chí nhằm xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số. Bước này bao gồm việc xác định:
- Các sản phẩm, dịch vụ báo chí hiện có.
- Đội ngũ nhân lực.
- Cơ sở hạ tầng công nghệ.
- Nguồn lực tài chính.
Bước 3. Xây dựng kế hoạch hành động
Dựa trên mục tiêu và phân tích tình hình, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để triển khai chuyển đổi số báo chí. Kế hoạch này bao gồm các nội dung sau:
- Các nhiệm vụ cần thực hiện.
- Thời gian thực hiện.
- Nguồn lực cần thiết.
Bước 4. Triển khai, tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện là bước quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số báo chí. Bước này quyết định đến hiệu quả của toàn bộ chiến lược. Để triển khai thực hiện kế hoạch hành động một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mỗi cá nhân, đơn vị cần được phân công rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm trong quá trình triển khai, giúp đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
- Cần tạo môi trường làm việc thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới của đội ngũ nhân lực.
- Thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin giữa các phòng ban, đơn vị để đảm bảo tiến độ và phối hợp nhịp nhàng.
- Áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp hỗ trợ mọi nghiệp vụ quản lý, phân công, theo dõi, cảnh báo và đánh giá đo lường trong quá trình chuyển đổi số.
Bước 5. Theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện
Việc theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện chiến lược chuyển đổi số báo chí sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình thực tế và kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp với mục tiêu của chiến lược chuyển đổi số.
- Thu thập, phân tích thông tin từ các nguồn khác nhau để đánh giá quá trình thực hiện.
- Lập báo cáo đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung.
Một chiến lược chuyển đổi số báo chí thành công cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Hiệu quả: Chiến lược cần được thiết kế để đạt được các mục tiêu chuyển đổi số của cơ quan báo chí.
- Tính khả thi: Chiến lược cần phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan báo chí, bao gồm nguồn lực, năng lực và khả năng ứng dụng công nghệ.
- Tính linh hoạt: Chiến lược cần có tính linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của môi trường báo chí và công nghệ.
7. Kết luận
Để một chiến lược chuyển đổi số báo chí thành công, các cơ quan cần có sự chỉ đạo quyết liệt từ phía lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, đơn vị. Ngoài ra, cần có sự tham gia tích cực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên và nhân viên trong quá trình thực hiện chiến lược.
Tuy nhiên, nếu các cơ quan báo chí có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm ra lộ trình chuyển đổi số phù hợp với mình, thì chắc chắn sẽ thành công và phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Nếu bạn cần tư vấn về phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, hãy liên hệ với 1Office qua:
- Hotline: 083 483 8888
- Facebook: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/@1office-chuyendoisodn