083.483.8888
Đăng ký

Lương thưởng ít, lề lối làm việc chưa được chuẩn hóa, thậm chí tương lai của công ty đôi khi còn bị đặt cạnh dấu hỏi lớn… những trở ngại trên thực sự là rào cản đối với các start-up. Làm sao giữ chân nhân tài? Cùng 1Office tìm hiểu những cách giữ chân nhân viên giỏi nhé!

1. Hãy là người truyền lửa để giữ chân nhân tài

“Ở những công ty start-up có quy mô nhỏ và vừa, theo tôi yếu tố quan trọng nhất quyết định chuyện đi hay ở của nhân viên chính là người sếp”, chị Vũ Hà – giám đốc nhân sự của Harvey Nash Việt Nam chia sẻ. Theo chị Hà, người chủ start-up sẽ thành công trong việc ổn định nhân sự nếu như biết cách truyền thông nội bộ để nhân viên hiểu được những khó khăn mà công ty phải vượt qua và cho thấy sự đóng góp của họ quan trọng đến nhường nào. “Những ưu đãi về vật chất quả thực là khó để các start-up nhỏ có thể dùng như “miếng mồi” kéo nhân viên ở lại, nhưng việc khích lệ tinh thần thì lại hoàn toàn nằm trong tầm tay.”

bi-quyet-giu-chan-nhan-tai-danh-cho-startup
Làm thế nào để quản lý nhân tài trong doanh nghiệp startup?

Từ những thất bại trong việc giữ chân nhân tài, anh Vũ Anh Đức – đồng sáng lập của Abbycard – ứng dụng quản lý thẻ thành viên trên điện thoại, cũng đúc kết ra rằng: nếu start-up muốn nhân viên gắn bó lâu dài thì trước hết người sếp cần thắp sáng tinh thần “cùng xây dựng nên một công ty, chứ không phải đơn thuần là nhận tiền để làm thuê”. Theo anh Đức, tinh thần này giúp nhân viên hiểu rằng, mình chính là một phần của công ty và sự phát triển của nó. Dù cho start-up tuy quy mô nhỏ và khó khăn còn nhiều, nhưng nếu khơi gợi được nhiệt huyết ở người nhân viên thì họ sẽ luôn trong tâm thế sẵn sàng đồng cam cộng khổ cùng công ty.

Để đạt được mục tiêu này, người lãnh đạo start-up hãy đừng ngần ngại chia sẻ đến nhân viên tầm nhìn của mình về công ty. Khi cả 2 bên đều cùng nhìn về một hướng thì sự cam kết nhân viên dành cho công ty cũng vì thế mà vững chắc hơn. Quan trọng không kém là phải tạo dựng cho nhân viên niềm tin vào tương lai của start-up, bởi khi họ nghĩ rằng công ty sẽ không thu về thành quả như mong đợi thì việc dứt áo ra đi sẽ là điều dễ hiểu. “Nếu một đội ngũ cùng làm start-up với nhau thì một điều vô cùng quan trọng là họ cần cùng chung chí hướng, chung niềm tin vào sản phẩm, vào mô hình kinh doanh mà người sáng lập đã thiết kế ra”, Đinh Viết Hùng, CEO của DesignBold chia sẻ với DOANH NHÂN. Những ưu đãi về vật chất quả thực là khó để các start-up nhỏ có thể dùng như “miếng mồi” kéo nhân viên ở lại, nhưng việc khích lệ tinh thần thì lại hoàn toàn nằm trong tầm tay của bất kì vị “thuyền trưởng” nào.

2. Xây dựng môi trường làm việc

giu-chan-nhan-tai
Bí quyết giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp trẻ

Không phải những đồng tiền được đầu tư vào sẽ gắn kết mọi người trong đội ngũ start-up lại với nhau mà chất keo ở đây chính là một môi trường làm việc tích cực. Nếu mỗi nhân viên đều đi làm trong một tâm trạng thoải mái, xung quanh họ là những tiếng cười thì suy nghĩ muốn ra đi cũng vì thế mà sẽ lu mờ dần. Nhưng thoải mái không thì chưa đủ, theo Vũ Anh Đức, muốn giữ chân nhân tài thì start-up cũng cần xây dựng môi trường làm việc có tính rõ ràng và công bằng, trong đó mọi quy tắc của công ty đều được công khai, đồng thời được áp dụng cho cả nhân viên lẫn lãnh đạo.

Việc khen thưởng cũng cần khéo léo để động viên tinh thần và cho nhân viên thấy được sự ghi nhận từ phía công ty. Sau mỗi một thành công nho nhỏ hay một ý tưởng sáng tạo, nhân viên nhận về phần thưởng mà biết công ty không quá dư dả về vật chất, họ sẽ càng cảm kích hơn. Mối liên kết giữa người tài và công ty nhờ vậy mà bền chặt hơn. Trong một chiều hướng khác, nếu người chủ start-up chỉ quan tâm đến phát triển sản phẩm hay doanh thu tăng giảm ra sao mà bỏ ngỏ việc vun đắp môi trường làm việc thì với mức đãi ngộ không cao, thật khó để ngăn được nhân viên không “nhòm ngó” đến các công ty khác.

3. Cam kết đãi ngộ để giữ chân nhân tài

bi-quyet-giu-chan-nhan-tai-danh-cho-startup

Dù được sếp “bơm” một tinh thần nhiệt huyết, một niềm tin vào tương lai của công ty, lại được làm việc trong một môi trường thoải mái, nhưng trước sự đãi ngộ “bèo bọt” thì liệu nhân tài cố gắng bám trụ start-up? Với tình huống này, người lãnh đạo cần cân nhắc giữa những đóng góp từ nhân viên cho công ty và yêu cầu của họ. Nếu thấy vị trí này thực sự quan trọng và khả năng tài chính đáp ứng được yêu cầu kia thì một cái gật đầu là hợp lý.

Còn nếu rơi vào trường hợp công ty hiện tại không “gánh” nổi đòi hỏi từ phía nhân viên, thì Vũ Anh Đức cho rằng start-up vẫn có thể dùng những ưu đãi trong tương lai để giữ chân nhân tàu, chẳng hạn như phân chia cổ phần cùng vị trí công việc mới. Tất nhiên, điều kiện đi kèm là tiếp tục ở lại làm việc và sản phẩm đạt được thành công nhất định. Đây là chính sách thu hút và giữ chân nhân tài thiết thực, vừa gắn bó lợi ích của họ với sự phát triển công ty, lại phù hợp với mô hình doanh nghiệp start-up.
Xem thêm bài viết tại:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone