CEO được biết đến là một vị trí lãnh đạo vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Họ là người nắm giữ quyền điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng, định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Bài viết sau đây, 1Office sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về CEO là gì? Vai trò, kỹ năng và mô tả công việc của vị trí này.
Mục lục
1. CEO là gì?
CEO là viết tắt của Chief Executive Officer, có nghĩa là Giám đốc điều hành. Đây là vị trí lãnh đạo cao nhất trong một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.
Họ là người đại diện cho công ty, được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị – cơ quan chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích cho các cổ đông. Tại Việt Nam, các cụm từ như Tổng giám đốc, Giám đốc công ty, Giám đốc đều được sử dụng để gọi cho vị trí này.
2. Vai trò của CEO trong doanh nghiệp
CEO được xem là “thuyền trưởng” dẫn dắt con tàu vượt qua hàng nghìn sóng gió trên thương trường đồng thời điều khiển chúng đi đúng hướng và cập bến thành công. Câu nói này nhấn mạnh vai trò quan trọng của CEO trong doanh nghiệp. Cụ thể dưới đây là 5 vai trò của vị trí CEO đối với sự phát triển của một công ty:
- Lãnh đạo và quản lý tổng thể doanh nghiệp: CEO chịu trách nhiệm đưa ra các định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động của công ty nhằm đạt được các mục tiêu đó.
- Đưa ra các quyết định quan trọng: CEO là người có quyền lực cao nhất trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến mọi hoạt động, bao gồm các quyết định về chiến lược kinh doanh, tài chính, marketing, nhân sự,…
- Đại diện cho doanh nghiệp: Họ sẽ là người tạo dựng hình ảnh và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp trước công chúng, truyền thông, khách hàng và các đối tác quan trọng.
- Tạo ra giá trị và đảm bảo lợi ích cho các cổ đông: Bởi giám đốc điều hành là người đứng đầu doanh nghiệp nên họ cần đứng ra chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và các cổ đông. Nhằm thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư và phát triển bền vững.
- Phối hợp với Ban giám đốc: CEO cần phối hợp với CHRO, CCO, COO, CFO, CPO, CMO,… để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra.
3. Mô tả công việc của vị trí CEO
Trên thực tế, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà CEO có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên một số nhiệm vụ mà CEO cần phải đảm nhận bao gồm:
- Định hướng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp gồm tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược kinh doanh,…
- Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, từng bước đi cụ thể cho mỗi giai đoạn nhằm đạt được mục tiêu chung cho doanh nghiệp.
- Phát triển sản phẩm, dịch vụ và đề xuất những cải thiện cho hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy nhân sự, xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
- Quản lý tài chính doanh nghiệp,gồm một số hoạt động cụ thể như kiểm soát, phê duyệt, đo lường, đánh giá nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
- Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trơn tru, an toàn và tránh được những tổn thất không đáng có.
- Chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan, bao gồm khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư,…
4. Kỹ năng cần có của một CEO
4.1. Tầm nhìn chiến lược
Tầm nhìn chiến lược là khả năng nhìn xa trông rộng, dự đoán được tương lai của doanh nghiệp. Đây là một kỹ năng quan trọng đối với CEO, bởi họ cần có những kế hoạch dài hạn để định hướng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Một CEO có tầm nhìn chiến lược tốt sẽ có thể:
- Xác định được mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp
- Phân tích được xu hướng thị trường, xu hướng công nghệ
- Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu và tình hình thực tế của doanh nghiệp
4.2. Khả năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định là khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đây là một kỹ năng quan trọng đối với CEO, bởi họ phải thường xuyên đưa ra các quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một CEO có khả năng ra quyết định tốt giúp doanh nghiệp:
- Thu thập thông tin, phân tích thông tin một cách nhanh chóng và chính xác
- Cân nhắc các yếu tố liên quan đến quyết định
- Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với tình hình thực tế
4.3. Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là khả năng truyền lửa cho nhân viên, giúp mọi thành viên trong tổ chức phát huy hết khả năng của mình. Đây là một kỹ năng quan trọng đối với CEO, bởi nó giúp xây dựng một môi trường làm việc mà ở đó, mọi thành viên đều sẵn sàng cống hiến hết mình để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
4.4. Kỹ năng giao tiếp
Đây là một kỹ năng cơ bản giúp CEO có thể truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, hiệu quả. Trong môi trường doanh nghiệp, đây là vị trí thường xuyên đứng trước các cuộc họp với cổ đông, khách hàng, nhân viên, đối tác,… Vì vậy, nếu kỹ năng giao tiếp không tốt, không liền mạch, truyền tải thông điệp không rõ ràng sẽ rất khó để thuyết phục và hài lòng người nghe.
Đặc biệt trong những sự kiện ký kết hợp đồng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nhà lãnh đạo không có kỹ năng đàm phán, giao tiếp thông minh thì rất khó đem lại những lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
4.5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
CEO cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một CEO có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ có thể:
- Xác định vấn đề một cách chính xác
- Phân tích nguyên nhân của vấn đề
- Lựa chọn giải pháp phù hợp
- Thực hiện giải pháp và đánh giá hiệu quả
Tóm lại, để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, giám đốc điều hành cần nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xử lý và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Tránh làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành của doanh nghiệp, giúp chúng đi đúng với mục tiêu chiến lược đã đề ra.
4.6. Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng cân bằng giữa các nhiệm vụ và khả năng đạt được mục tiêu. Đây là một kỹ năng quan trọng đối với CEO, bởi họ là người quản lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, từ các cuộc họp, cuộc gọi điện thoại, email đến việc ra quyết định quan trọng. Nếu không có kỹ năng quản lý thời gian tốt, CEO có thể dễ bị quá tải, dẫn đến căng thẳng và đưa ra những quyết định kém hiệu quả.
Một CEO có kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ giúp doanh nghiệp:
- Lập kế hoạch làm việc cụ thể, bao gồm các nhiệm vụ cần thực hiện, thời hạn hoàn thành,… Kế hoạch làm việc sẽ giúp CEO định hướng công việc và tránh bị quá tải.
- Sắp xếp và ưu tiên các công việc quan trọng trước từ đó giúp CEO tập trung vào những việc đem lại giá trị nhất đồng thời tránh bị phân tâm.
- Khả năng xử lý các vấn đề này một cách hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
4.7. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Là một Giám đốc điều hành, ngoài các kỹ năng quan trọng bên trên, bạn cũng cần có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên, khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác. Từ đó tạo dựng lòng tin, sự tôn trọng và sự hợp tác của mọi người, dưới đây là một số cách để CEO xây dựng mối quan hệ hiệu quả:
- Lắng nghe tích cực những ý kiến của người khác, tránh ngắt lời khi họ đang nói. Điều này sẽ giúp CEO hiểu rõ quan điểm của người nói và xây dựng mối quan hệ dựa trên sự thấu hiểu.
- Thể hiện sự tôn trọng trong các mối quan hệ và CEO cần biết cách kết nối với mọi người. Từ đó giúp bạn tạo dựng mạng lưới quan hệ rộng lớn, hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
4.8. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cũng là một kỹ năng cần có. Bởi ở vị trí CEO sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực và căng thẳng trong công việc. Nếu không có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt, CEO có thể dễ dàng bị kích động dẫn đến đưa ra những quyết định sai lầm hoặc làm tổn thương mối quan hệ của mình.
Ngoài ra, một CEO thành công cũng cần có một số phẩm chất cá nhân quan trọng như sự tự tin, quyết đoán, kiên trì và sự nhạy bén trong việc đưa ra những quyết định quan trọng và tự chịu trách nhiệm cho những kết quả đó.
5. Kinh nghiệm của vị trí CEO
Yêu cầu cơ bản của một CEO là có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Kinh nghiệm của vị trí Giám đốc vận hành không được đo lường bằng số năm cụ thể mà chúng được đo bằng các kinh nghiệm trong các dự án đã triển khai, số lượng khủng hoảng đã giải quyết.
Đồng thời, để trở thành CEO trong một doanh nghiệp, họ cần có những hiểu biết sâu rộng về thị trường, sản phẩm/dịch vụ của mình, có những hiểu biết nhất định về thị trường và đối thủ cạnh tranh.
6. Một số câu hỏi thường gặp
6.1. Phân biệt sự khác nhau giữa CEO và CFO, COO, CCO
CEO, CFO, COO và CCO là những vị trí quan trọng trong Ban giám đốc của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi vị trí đều có những nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh 4 vị trí quan trọng này:
Tiêu chí | CEO (Chief Executive Officer) | CFO (Chief Financial Officer) | COO (Chief Operating Officer) | CCO (Chief Customer Officer) |
Khái niệm | Giám đốc điều hành là người đứng đầu doanh nghiệp, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty. | Giám đốc tài chính là người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính, bao gồm kế toán, kiểm toán, tài chính, đầu tư,… | Giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp bao gồm sản xuất, vận hành, cung ứng,… | Giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm về việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong công ty. |
Trách nhiệm | Điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp | Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả về mặt tài chính | Đảm bảo doanh nghiệp vận hành trơn tru và hiệu quả | Đảm bảo khách hàng hài lòng với sản phẩm/dịch vụ |
Mối quan hệ | Báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị | Báo cáo trực tiếp cho CEO | Báo cáo trực tiếp cho CEO | Báo cáo trực tiếp cho CEO |
Kỹ năng cần thiết | Tầm nhìn chiến lược, lãnh đạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề | Kỹ năng phân tích, tài chính, quản lý | Kỹ năng tổ chức, quản lý, vận hành | Kỹ năng giao tiếp, dịch vụ khách hàng |
Bảng phân biệt sự khác nhau giữa CEO và CFO, COO, CCO
6.2. Phân biệt sự khác nhau giữa CEO và Chairman
Tiêu chí | CEO | Chairman |
Vị trí | Giám đốc điều hành | Chủ tịch |
Chức năng | Điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp | Đại diện cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước cổ đông |
Mối quan hệ | Báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị | Báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị |
Kỹ năng cần thiết | Tầm nhìn chiến lược, lãnh đạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, xây dựng mối quan hệ | Tầm nhìn chiến lược, lãnh đạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề, xây dựng mối quan hệ |
Trách nhiệm | Lãnh đạo doanh nghiệp, đưa ra quyết định, xây dựng chiến lược, phát triển sản phẩm/dịch vụ, quản lý nhân sự, tài chính,… | Đại diện cho doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích của cổ đông, hoạch định chiến lược, giám sát hoạt động của doanh nghiệp,… |
Quyền hạn | Có quyền hạn cao nhất trong doanh nghiệp | Có quyền hạn cao thứ hai trong doanh nghiệp |
Thường kiêm nhiệm | Có thể kiêm nhiệm CFO, COO | Thường không kiêm nhiệm các vị trí khác |
Bảng phân biệt sự khác nhau giữa CEO và Chairman
Lưu ý: Trong một số trường hợp, CEO có thể kiêm nhiệm chức vụ Chairman. Điều này thường xảy ra ở các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp gia đình.
6.3. CEO cần làm gì trong bối cảnh chuyển đổi số?
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của thời đại, tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội, trong đó có hoạt động của doanh nghiệp. Để giữ vững vị thế và phát triển bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số, CEO cần thực hiện những giải pháp sau:
- Xây dựng tầm nhìn chiến lược: CEO cần có tầm nhìn chiến lược, định hướng cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của thị trường và cạnh tranh với các đối thủ.
- Tập trung đầu tư vào công nghệ: Việc áp dụng các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đối số để giúp doanh nghiệp tăng năng suất, hiệu quả và giảm chi phí.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự: CEO cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân viên để họ có thể đáp ứng yêu cầu của công việc trong thời đại số.
- Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp: CEO cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và tinh thần học hỏi của nhân viên.
6.4. CEO cần làm gì để giữ vững doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế suy thoái?
Theo thống kê của VCCI, trong quý 2 năm 2023, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, có tới 60% doanh nghiệp cho biết doanh thu giảm, 45% doanh nghiệp báo lỗ và 35% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động.
Vì thế, đây là thời điểm khó khăn đối với mọi doanh nghiệp. Để giữ vững doanh nghiệp trong giai đoạn này, CEO cần thực hiện những giải pháp sau:
- Tăng cường quản lý tài chính: CEO cần kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, cắt giảm chi phí không cần thiết và tìm kiếm nguồn tài chính mới để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp.
- Tập trung vào khách hàng: CEO cần tập trung vào khách hàng, lắng nghe nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng.
- Tăng cường quản lý nhân sự: CEO cần giữ vững tinh thần và động lực làm việc của nhân viên, tạo môi trường làm việc tích cực để nhân viên phát huy hết khả năng của mình.
- Điều chỉnh kế hoạch kinh doanh: CEO cần điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế, giảm bớt các mục tiêu không cần thiết và tập trung vào các mục tiêu quan trọng.
- Chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất: CEO cần chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất như phá sản, giải thể,… để giảm thiểu thiệt hại.
———————————-
Qua bài viết trên, 1Office hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về CEO là gì? Nhiệm vụ, kỹ năng và vai trò của vị trí này đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, đòi hỏi CEO cần có tầm nhìn chiến lược, khả năng thích ứng nhanh nhạy và đưa ra quyết định chính xác để đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển bền vững.