Thị trường kinh doanh hiện nay đã và đang khốc liệt hơn bao giờ hết, đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ cần cung cấp sản phẩm/ dịch vụ ưu việt mà còn cần có nền tảng nhân sự tốt để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Khi đó, gắn kết nhân viên chính là chìa khóa để tối ưu chuỗi giá trị khách hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu bạn là nhà quản trị nhưng vẫn đang “mắc kẹt” trong bài toán “nhân sự không tương tác tốt với nhau”, hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng 1Office tham khảo phương pháp kết nối nhân viên trong doanh nghiệp hiệu quả nhất.
1. Gắn kết nhân viên là gì?
Dựa trên các khía cạnh khác nhau thì gắn kết nhân viên có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau tuy nhiên nếu để cần một định nghĩa chung nhất thì gắn kết nhân viên có thể hiểu là:
Sự tương tác, kết nối của các nhân viên với nhau cũng như sự gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp. Điều này tạo nên một không gian làm việc thoải mái giúp gia tăng năng suất lao động cũng như tạo động lực cống hiến, phấn đấu vì múc đích chung của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Rất nhiều các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới tận dụng sự gắn kết nhân viên làm trung tâm phát triển và đạt được những thành công không tưởng. Những công ty, tập đoàn đó có thể kể đến như: Google, Apple, Audi, Walt Disney v…v…
2. Chương trình gắn kết nhân viên có vai trò gì đối với tổ chức?
Thực hiện chiến lược gắn kết, tăng cường trải nghiệm nhân viên một cách tích cực và hiệu quả được cho là bước đầu quan trọng trong việc xây dựng văn hóa mỗi doanh nghiệp. Bởi một khi gắn kết được hệ thống nhân sự với nhau, không chỉ hiệu suất làm việc ngày càng tăng cao mà doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng dần được tối đa hóa.
Cụ thể, việc thực hiện các giải pháp gắn kết nhân viên mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
2.1. Là nền tảng cho sự phát triển vững mạnh của tổ chức
Quantum Workplace khi thực hiện cuộc khảo sát ý kiến các nhà quản trị doanh nghiệp đã đưa ra kết quả, có đến 92% các CEO khẳng định rằng nhân sự doanh nghiệp sẽ làm việc hiệu quả hơn, tốc độ đạt được thành công nhanh hơn khi họ có sự gắn kết với nhau để cùng giải quyết công việc.
Từ minh chứng đắt giá này có thể thấy rõ hiệu quả mà các chiến lược gắn kết nhân viên đem lại cho tổ chức. Dễ dàng nhìn thấy rằng một khi nhân viên thực sự gắn bó với công việc, với đồng nghiệp thì họ cũng sẽ có thêm động lực để phát triển bản thân, tìm ra cách giải quyết công việc tốt nhất, từ đó nâng cao hiệu quả.
Như vậy, khi lãnh đạo có cách gắn kết nhân viên trong công ty thì họ không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn được học hỏi thêm kinh nghiệm. Từ đó nâng cao ý chí phấn đấu và ngày một tiến xa hơn, doanh nghiệp cũng vì thế mà phát triển.
Xem thêm: Xây dựng nền tảng phát triển ổn định với:
Các bước xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp
2.2. Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên
Bạn hãy thử tưởng tượng, nếu lãnh đạo không thực hiện các giải pháp gắn kết nhân viên với công việc hoặc gắn kết nhân sự với đồng nghiệp xung quanh, liệu động lực làm việc của họ có còn tồn tại? Câu trả lời chắc chắn là không.
Các nghiên cứu về nhân viên, tổ chức đã chỉ ra rằng sự kết nối nhân sự có thể giúp nhân viên nâng cao đến 17% năng suất và hiệu quả làm việc. Đó chính là lý do vì sao những nhà quản trị thành công luôn biết cách tạo ra bầu không khí gắn kết để giúp nhân viên tăng năng suất làm việc, phục vụ mục tiêu chung của doanh nghiệp. Các chương trình gắn kết nhân viên được tổ chức thường xuyên giúp nhân viên tăng khả năng sáng tạo, từ đó nâng cao chất lượng làm việc.
Ví dụ:
CEO/ Managers tổ chức các hoạt động du lịch, teambuilding, các cuộc thi mang tính chất vận động vui vẻ để giúp các thành viên của công ty vừa có cơ hội nghỉ ngơi vừa tạo nên sự gắn kết nhất định.
Điều này vừa giúp các nhân viên trở nên gần gũi hơn, các phòng ban thoải mái hơn với nhau đồng thời giúp nhân viên xả hơi sau những giờ làm việc căng thằng tạo nên một tinh thần thoải mái, từ đó mà hiệu suất lao động cũng tăng cao.
Tham khảo ngay: Cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả dành cho các leader |
2.3. Tạo trải nghiệm làm việc nghiêm túc nhưng vẫn thân thiện và cởi mở
Bạn nghĩ sao khi làm việc trong một tổ chức không có sự gắn kết nhân viên? Hàng ngày đến công ty với sự mệt mỏi, không thể trò chuyện với sếp để giải quyết vấn đề, các đồng nghiệp tự lo việc của mình, không tương tác, không giúp đỡ lẫn nhau. Liệu bạn có thể trụ lại doanh nghiệp đó trong bao lâu?
Như vậy, việc nhân viên có gắn kết với công việc, đồng nghiệp hay không cũng góp phần lớn vào việc tạo ra trải nghiệm nhân viên tốt cho cả doanh nghiệp. Khi nhân viên có sự kết nối, gắn bó với nhau, không khí làm việc không chỉ nghiêm túc mà còn thân thiện khi mọi phòng ban có thể dễ dàng trao đổi để tìm giải pháp cho vấn đề chung một cách hiệu quả.
Đồng thời, khi gắn kết với nhau, nhân sự cũng sẽ có những cách thức cạnh tranh lành mạnh để cùng nhau phát triển, doanh nghiệp từ đó cũng nâng cao tốc độ tăng trưởng doanh thu của mình.
2.4. Tăng tỷ lệ hài lòng của khách hàng, tối ưu doanh thu
Trong thị trường kinh doanh hiện nay, khách hàng không còn đơn thuần chỉ mua hàng hóa/ dịch vụ chỉ vì nhu cầu mà còn dựa vào phong cách phục vụ của doanh nghiệp để lựa chọn. Có đến 72% CEO đồng ý rằng khách hàng luôn tỏ ra hài lòng với những tổ chức có sự gắn kết nhân viên cao bởi nhân viên luôn phục vụ họ hết mình.
Một khi nhân viên làm việc hết sức và tận tâm, khách hàng sẽ nhìn thấy sự chuyên nghiệp, chân thành từ họ và sẽ an tâm hơn khi mua sản phẩm/ dịch vụ. Từ đó nhân viên có thể gia tăng tỷ lệ chốt đơn, hoạt động kinh doanh của công ty trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
2.5. Gia tăng tỷ lệ giữ chân nhân tài
Có thể bạn không tin nhưng trên thực tế, lương không phải là yếu tố duy nhất khiến nhân viên quyết định có gắn bó với doanh nghiệp hay không. Bên cạnh lương thưởng thì một môi trường làm việc nơi có sự gắn kết của nhân viên cùng tác phong làm việc chuyên nghiệp chắc chắn sẽ là sự lựa chọn của nhiều ứng viên tài năng. Đây là một trong những lợi ích mà các giải pháp gắn kết nhân viên mang lại cho doanh nghiệp.
Ngược lại, một khi tổ chức đã không có sự kết nối, tương tác thì động lực làm việc của nhân viên cũng dần vơi đi. Điều này vô tình trở thành nguyên nhân khiến vô số nhân viên kỳ cựu, có năng lực nghỉ việc, gây ra tổn thất khá lớn cho công ty.
Đó là những lợi ích lớn mà doanh nghiệp có thể đạt được khi gắn kết nhân viên hiệu quả. Vậy cách gắn kết nhân viên trong công ty hiệu quả nhất là gì? Phần tiếp theo của bài viết sẽ trả lời cho bạn câu hỏi đó.
Xem thêm: Nghệ thuật giữ chân nhân viên giỏi giúp giảm 80% tỷ lệ nhân sự nghỉ việc |
3. 6 Phương pháp gắn kết nhân viên tốt nhất cho doanh nghiệp
3.1. Lắng nghe và thấu hiểu nhân viên của mình
Với vai trò là nhà quản trị, bạn không những phải giỏi về chuyên môn mà việc nắm bắt tâm lý nhân viên cũng rất quan trọng. Để có được sự tín nhiệm của nhân viên, không cách nào tốt hơn việc tăng thời gian tương tác cá nhân với họ.
Hãy dành thời gian tổ chức các cuộc gặp mặt ngắn và thường xuyên để lắng nghe những gì nhân viên muốn bày tỏ. Đừng quá quan trọng hình thức và đừng cố biến những cuộc nói chuyện đó thành những cuộc họp. Bạn cần tập trung vào việc tìm hiểu những khó khăn của nhân viên hiện tại là gì? Bạn giúp gì được để họ có thể cải thiện và phát triển hơn?
Ngoài ra, nhà quản trị có thể thông qua việc nhắn tin cho một vài nhân viên đặc biệt để biết tình hình và tìm cách kết nối họ một cách khéo léo. Từ đây, nhân viên sẽ cảm thấy họ được chính sếp của mình thấu hiểu và kỳ vọng để từ đó có trách nhiệm với công việc hơn. Đây chính là giải pháp gắn kết nhân viên hiệu quả nhất và có khả năng thực hiện nhất.
3.2. Quan tâm đến công việc của đội ngũ nhân viên và các phòng ban
Nhà quản trị thông minh sẽ không bao giờ biến mình thành một vị sếp chỉ biết giao công việc, đặt deadline, đòi hỏi thành quả tốt nhất mà không cần biết nhân viên của mình làm như thế nào. Những vị sếp như thế chắc chắn tự đánh mất nhân tài ngay trong chính doanh nghiệp của mình.
Thay vì chỉ đạo đơn thuần, nhà quản trị hãy chú ý hơn đến cách mà các phòng ban vận hành, cách nhân sự làm việc với nhau. Từ đó, có thể nhận ra điểm mạnh của phòng ban để phát huy và những hạn chế cần khắc phục cũng như phát triển những chính sách để gia tăng trải nghiệm nhân viên ở từng bộ phận, vị trí khác nhau.
Ngoài ra, nhà quản trị có thể giúp mỗi nhân viên cảm thấy rằng mình đóng một vai trò quan trọng trong mọi công việc, dự án được giao. Khi mọi người thấy được tầm quan trọng của công việc, họ sẽ có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi từ những người xung quanh để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
3.3. Tích cực tổ chức các chương trình đào tạo
Tổ chức đào tạo trong doanh nghiệp được chia ra 2 mục đích chính: đào tạo nhân viên mới và đào tạo định kỳ cho nhân viên.
Đối với nhân viên mới, đầu tư vào công tác đào tạo văn hóa doanh nghiệp cũng như những nghiệp vụ chuyên môn vừa giúp nhân viên hiểu thêm về doanh nghiệp, vừa giúp họ bước đầu làm quen với cách gắn kết nhân viên trong công ty.
Còn đối với đội ngũ nhân viên đã gắn bó với công ty một thời gian, tổ chức đào tạo không đơn thuần chỉ để cung cấp thêm kiến thức mà còn để truyền cảm hứng, chia sẻ kinh nghiệm để từ đó tạo thêm động lực cho nhân viên, giúp họ tiếp tục phấn đấu để kết nối với nhau, tạo ra thành quả cao trong công việc.
3.4. Tổ chức các hoạt động nâng cao tương tác giữa các nhân viên
Mô hình làm việc quá khắt khe với 8 giờ làm việc chỉ chăm chăm vào công việc đã trở nên lạc hậu. Ngày nay, việc đan xen những hoạt động nghỉ ngơi, ăn uống giữa giờ làm việc đã trở thành phương pháp giúp nhà quản trị nâng cao hiệu quả gắn kết nhân viên với nhau, từ đó nâng cao khả năng sáng tạo và làm việc hiệu quả.
Ngoài ra, trong những dịp đặc biệt của công ty, các kỳ nghỉ lễ, tổ chức những chuyến du lịch hay các cuộc thi mang tính chất vui vẻ là cách hiệu quả để nhân viên tương tác với nhau nhiều hơn. Như vậy khi quay trở lại làm việc họ cũng sẽ dễ dàng trao đổi hơn, hiệu quả công việc cũng tăng cao.
3.5. Tạo không gian làm việc mở
Mục đích của việc tạo không gian làm việc mở là tạo cơ hội để các phòng ban dễ dàng tương tác với nhau hơn. Thay vì phân chia các khu vực văn phòng riêng biệt, phòng nào việc nấy như trước đây thì giờ đây không gian làm việc mở đã trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Như vậy, bằng việc áp dụng các cách gắn kết nhân viên được liệt kê ở trên một cách chọn lọc và khoa học, nhà quản trị có thể tự tin nâng cao mức độ gắn kết nhân viên một cách hiệu quả để từ đó tối ưu hiệu suất làm việc.
Trong thời đại số với xu hướng giao thoa công nghệ với gần như tất cả các lĩnh vực kinh doanh, việc ứng dụng các giải pháp phần mềm vào công tác quản trị để tối ưu hóa bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả gắn kết nhân viên đã được hàng nghìn doanh nghiệp lựa chọn. Một trong những giải pháp giúp gắn kết nhân viên hàng đầu hiện nay là công cụ quản lý nội bộ Workplace 1Office. Phân hệ tính năng Workplace của 1Office cung cấp đến người dùng những tính năng cơ bản để nhân viên làm việc và tương tác với nhau trên cùng một nền tảng duy nhất, thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.
3.6. Chế độ phúc lợi hấp dẫn
Bất kỳ người nhân viên khi đi làm cũng đều sẽ quan tâm đến những phúc lợi mà họ nhận được. Nếu công ty có thể đảm bảo cuộc sống tốt cho nhân viên thì từ đó họ mới có động lực để gắn bó lâu dài với công ty đó chính là mức tối thiểu nhất.
Một số phúc lợi mà công ty có thể quan tâm đến như:
- Lương
- Thưởng
- Tổ chức sinh nhật
- Hiếu, Hỉ
- Các dịp lễ tết
- Bảo hiểm xã hội
- Hỗ trợ ăn trưa, gửi xe
- Khám sức khỏe thường niên
Nhận tư vấn miễn phí & demo phần mềm
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA