083.483.8888
Đăng ký

Với sự kết hợp tinh tế giữa hương vị cà phê truyền thống và phong cách sống hiện đại, Highlands Coffee đã chiếm trọn tình cảm của người dân trên khắp 3 miền, trở thành thương hiệu đồ uống nhượng quyền hàng đầu tại Việt Nam. Trong bài viết này, hãy cùng 1Office phân tích chiến lược Marketing của Highlands Coffee và khám phá công thức giúp thương hiệu này phát triển bền vững trên thị trường suốt nhiều năm qua.

1. Giới thiệu về Highlands coffee

Highlands Coffee được biết đến như một biểu tượng cho tình yêu và niềm tự hào với di sản cà phê Việt Nam, đồng thời mang theo sứ mệnh kết nối nét đẹp truyền thống với phong cách sống hiện đại. Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm cà phê chất lượng, Highlands Coffee đã phát triển thành một chuỗi quán cà phê nhượng quyền với không gian gần gũi, tinh tế, nơi khách hàng có thể tận hưởng trải nghiệm cà phê đúng điệu.

Giới thiệu về Highlands coffee

Highlands Coffee hoạt động dựa trên mô hình nhượng quyền thương mại toàn diện. Theo đó, các chủ quán nhượng quyền sẽ được sử dụng thương hiệu, các sản phẩm cà phê, công thức pha chế và tiêu chuẩn vận hành từ Highlands Coffee. Đổi lại, họ sẽ chi trả các khoản phí nhượng quyền và phí quản lý cho thương hiệu này.

Hiện nay, Highlands Coffee sở hữu hơn 400 cửa hàng phủ rộng khắp 32 tỉnh thành trên cả nước, tạo nên tần suất xuất hiện dày đặc, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Điều này không chỉ giúp Highlands Coffee xây dựng vị thế thương hiệu vững chắc mà còn tạo ra những trải nghiệm thân thuộc, kết nối cộng đồng và mang đến hương vị cà phê đậm đà phù hợp với gu thưởng thức của người Việt.

2. Phân khúc và khách hàng mục tiêu của Highlands coffee

Khi mới xuất hiện trên thị trường, Highlands Coffee tập trung vào phân khúc khách hàng cao cấp. Tuy nhiên, sau đó thương hiệu đã chuyển hướng sang đối tượng trung cấp, phù hợp với đông đảo học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng và các gia đình. Sự điều chỉnh chiến lược này đã giúp Highlands Coffee đạt được thành công lớn, kể cả trong giai đoạn khó khăn của đại dịch.

Phân khúc thị trường Highlands Coffee

Highlands Coffee đã xây dựng một chiến lược phân khúc thị trường khá rõ ràng và hiệu quả, tập trung vào ba tiêu chí chính: khu vực địa lý, nhân khẩu học và đặc điểm tâm lý của khách hàng.

Phân khúc theo Khu vực Địa lý

Highlands Coffee ưu tiên mở rộng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Khánh Hòa – nơi có mật độ dân cư cao và mức thu nhập ổn định. Các cửa hàng thường đặt tại các vị trí đắc địa như trung tâm thương mại, khu văn phòng, và các điểm du lịch đông đúc. Đây là chiến lược thông minh giúp Highlands Coffee tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu, bao gồm doanh nhân, trí thức và dân văn phòng – những người sẵn sàng chi trả cho trải nghiệm thưởng thức cà phê và không gian sang trọng. Trong khi đó, tại các tỉnh thành nhỏ hoặc khu vực miền núi như Đồng Tháp, Cà Mau, Sơn La, Kon Tum, Highlands Coffee ít phổ biến hơn do mức thu nhập của người dân chưa phù hợp.

Phân khúc theo Dân số – Xã hội học

Phân khúc theo Dân số – Xã hội học

Highlands Coffee hướng đến các đối tượng khách hàng từ thanh thiếu niên đến người lớn tuổi. Đặc biệt, những khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên và công việc ổn định rất yêu thích Highlands, vì không chỉ có đồ uống chất lượng mà còn có không gian thoải mái và hiện đại, phù hợp cho cả nam và nữ. Đây cũng là lý do mà Highlands Coffee trở thành địa điểm quen thuộc của học sinh, sinh viên, dân văn phòng, và các gia đình trong những buổi gặp gỡ, trò chuyện.

Phân khúc theo Đặc điểm Tâm lý

Highlands Coffee xây dựng không gian quán theo phong cách cổ điển kết hợp với cảnh quan thiên nhiên, tạo cảm giác thư giãn và thân thiện, đáp ứng đa dạng phong cách sống:

  • Tuổi 15-25: Thích hợp với lối sống năng động, trẻ trung, Highlands là nơi lý tưởng để gặp gỡ bạn bè.
  • Tuổi 25-40: Tập trung vào chất lượng và tính tỉ mỉ, khách hàng trong độ tuổi này đến Highlands để tận hưởng sự thoải mái trong không gian làm việc.
  • Tuổi 40-65: Với lối sống thích hưởng thụ, khách hàng lớn tuổi thường có yêu cầu khắt khe về chất lượng đồ uống và dịch vụ.

Highlands Coffee còn cung cấp các sản phẩm phong phú, phù hợp với từng cá tính khác nhau – từ năng động, sôi nổi đến tinh tế, mạnh mẽ.

Động cơ mua hàng

Khách hàng tìm đến Highlands Coffee không chỉ để thưởng thức sản phẩm đồ uống ngon miệng mà còn để tận hưởng không gian thoáng mát, phù hợp cho các buổi gặp gỡ bạn bè, gia đình hay đối tác. Việc đầu tư vào thiết kế và tiện ích không gian là một trong những yếu tố giúp Highlands Coffee thu hút và giữ chân khách hàng một cách bền vững.

Khách hàng mục tiêu

Khi mới xuất hiện trên thị trường, Highlands Coffee tập trung vào phân khúc khách hàng cao cấp. Tuy nhiên, sau đó thương hiệu đã chuyển hướng sang đối tượng trung cấp, phù hợp với đông đảo học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng và các gia đình. Sự điều chỉnh chiến lược này đã giúp Highlands Coffee đạt được thành công lớn, kể cả trong giai đoạn khó khăn của đại dịch.

Khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu của Highlands Coffee hiện nay là những người có thu nhập trung bình trở lên, bao gồm thanh thiếu niên, nhân viên văn phòng, doanh nhân, và các gia đình sống chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng. Highlands đặc biệt thu hút những khách hàng yêu thích không gian thoải mái, tiện nghi, và phong cách vừa cổ điển vừa hiện đại, phù hợp cho cả việc gặp gỡ, làm việc hay thư giãn. 

Với đối tượng chính là nhóm tuổi từ 15 đến 40, thương hiệu này hướng đến những người năng động, quan tâm đến chất lượng trải nghiệm và có lối sống hiện đại.

3. Mô hình SWOT của Highlands Coffee

SWOT là viết tắt của bốn yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), và Threats (Thách thức) – một mô hình phân tích nổi tiếng giúp doanh nghiệp đánh giá và xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Trong phân tích SWOT của Highlands Coffee, thương hiệu này sở hữu một số điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục, cơ hội để nắm bắt và thách thức cần vượt qua như sau.

Strength – Điểm mạnh

Mô hình SWOT của Highlands Coffee - Điểm mạnh

Highlands Coffee là một thương hiệu cà phê danh tiếng và lâu đời tại Việt Nam. Từ những ngày đầu mở cửa kinh tế, trước khi các thương hiệu quốc tế gia nhập thị trường, Highlands Coffee đã trở thành điểm đến F&B có tiếng. Với hơn hai thập kỷ hoạt động, chuỗi cửa hàng này đã xây dựng được hình ảnh và niềm tin mạnh mẽ trong lòng khách hàng. Highlands Coffee luôn chiếm vị trí số một về thị phần, bỏ xa các đối thủ như Starbucks, The Coffee House, Trung Nguyên và Phúc Long.

Một điểm nổi bật khác của Highlands Coffee chính là vị trí đắc địa của các cửa hàng. Đa phần các chi nhánh của Highlands đều tọa lạc tại những vị trí đẹp nhất, thường nằm trong các trung tâm thương mại hoặc các khu vực đắc địa. Với chiến lược nhượng quyền thông minh, hiện nay, thương hiệu này đã có mặt khắp 24 tỉnh thành trên toàn quốc.

Weak – Điểm yếu

Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nên chất lượng và hương vị cà phê tại hầu hết các quán, từ bình dân đến cao cấp, đều rất đảm bảo. Tuy nhiên, với mức giá từ 30.000 đến 60.000 đồng, Highlands Coffee chưa thể chinh phục phân khúc khách hàng bình dân.

Bên cạnh đó, dù định vị là thương hiệu cao cấp trong ngành đồ uống, Highlands hiện vẫn sử dụng cốc nhựa cho cả khách hàng uống tại chỗ lẫn mang đi. Điều này không chỉ làm giảm giá trị hình ảnh thương hiệu – khi cốc nhựa thường không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ – mà còn góp phần gia tăng rác thải nhựa, gây ảnh hưởng đến môi trường.

Hơn nữa, hệ thống cửa hàng chủ yếu tập trung tại các khu vực trung tâm thành phố, khiến Highlands khó tiếp cận nhóm khách hàng ở các khu vực xa hơn. Việc mở rộng nhanh chóng thông qua mô hình nhượng quyền cũng đặt ra thách thức trong việc quản lý chất lượng dịch vụ, kiểm soát hoạt động từng cửa hàng, và đảm bảo quy trình đào tạo nhân viên đồng nhất.

Oppotunities – Cơ hội

Thị trường cà phê tại Việt Nam đầy tiềm năng với nền kinh tế phát triển tích cực. Theo ước tính, giá trị thị trường này vào khoảng 1 tỷ USD. Văn hóa tụ họp, thưởng thức đồ uống tại quán xá như trà đá vỉa hè, bia hơi hay cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của người Việt.

Mô hình SWOT của Highlands Coffee - Cơ hội

Với lợi thế là thương hiệu nội địa, Highlands Coffee am hiểu sâu sắc văn hóa và thói quen tiêu dùng của khách hàng địa phương. Điều này cho phép thương hiệu đưa ra các sản phẩm và chiến lược phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu và sở thích của thị trường nội địa hơn so với các thương hiệu nước ngoài.

Threats – Thách thức

Thị trường cà phê tại Việt Nam ngày càng sôi động, kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt mà Highlands Coffee phải đối mặt. Không chỉ đối đầu với các thương hiệu nội địa như Trung Nguyên, The Coffee House, mà Highlands còn chịu áp lực từ những “ông lớn” quốc tế như Starbucks.

Hơn nữa, đồ uống là một ngành dễ bị thay thế, khi người tiêu dùng ngày nay có vô vàn lựa chọn hấp dẫn khác ngoài cà phê, chẳng hạn như trà chanh, trà sữa hay các loại nước giải khát khác.

4. Chiến lược Marketing của Highlands Coffee: 4 trụ cột phát triển thương hiệu

Để đạt được thành công như hiện nay, Highlands Coffee đã áp dụng hiệu quả chiến lược Marketing Mix theo mô hình 7P. Vậy những yếu tố tạo nên chiến lược Marketing của Highlands Coffee là gì?

Product – Chiến lược sản phẩm

Sản phẩm luôn là yếu tố cốt lõi của mọi doanh nghiệp. Một sản phẩm tốt không chỉ cần đáp ứng nhu cầu mà còn phải thỏa mãn mong muốn của khách hàng, nếu không, doanh nghiệp sẽ mất thị phần hoặc thậm chí bị loại bỏ khỏi thị trường.

Chiến lược Marketing của Highlands Coffee - Product

Về chiến lược phát triển sản phẩm của Highland Coffee, có thể thấy rõ thương hiệu này chia menu thành hai phần chính: Đồ uống và thức ăn.

Đầu tiên là đồ uống, dòng sản phẩm của Highlands được chia làm ba nhóm chính:

  • Nhóm 1: Cà phê (Cà phê, Phindeli, Cà phê Espresso) với Phin Sữa Đá là sản phẩm chủ lực. 
  • Nhóm 2: Trà (Trà sen, trà trái cây và trà xanh) với Trà Sen Vàng là sản phẩm chủ lực. 
  • Nhóm 3: Freeze (đá xay) với Freeze Trà Xanh là sản phẩm chủ lực. 

Ngoài ba nhóm này, Highlands cũng phục vụ một số loại đồ uống khác, nhưng đó không phải là sản phẩm chủ lực nên sẽ không bàn tới. Dễ dàng nhận thấy rằng ba sản phẩm chủ lực đại diện cho mỗi nhóm luôn được Highland Coffee ưu tiên, và xuất hiện hầu hết trong các chiến dịch quảng cáo của họ.

Price –  Chiến lược giá

Trong Chiến lược marketing của highlands coffee, Giá cả (Price) là một trong bốn yếu tố quan trọng giúp thương hiệu tạo nên sự cạnh tranh. Nó đóng vai trò quyết định trong hành vi mua hàng của người tiêu dùng và là yếu tố then chốt trong việc cạnh tranh trên thị trường của các công ty. Chiến lược giá trong marketing đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng và lợi nhuận.

Chiến lược giá của highlands coffee

Theo nghiên cứu của McKinsey, chỉ cần cải thiện giá 1% cũng có thể làm tăng lợi nhuận lên 6%. Tác động này mạnh mẽ hơn cả việc giảm 1% chi phí biến đổi (làm tăng lợi nhuận 3,8%) hoặc giảm 1% chi phí cố định (làm tăng lợi nhuận 1,1%).

Giá cà phê của Highlands Coffee hiện dao động từ 30.000 đến 60.000 VND. Mức giá này có thể chưa hoàn toàn phù hợp với thị trường Việt Nam – nơi nổi tiếng với sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 5 thế giới. Dù mức giá này không thấp so với mặt bằng chung, nhưng với khách hàng mục tiêu là tầng lớp trung lưu và có thu nhập ổn định, đây vẫn là mức giá chấp nhận được.

>>> Xem thêm: Pricing Strategy là gì? – Chiến lược giá trong marketing của doanh nghiệp

Ngoài ra, đối với một thương hiệu lớn như Highlands Coffee, chi phí để sản xuất một ly cà phê không chỉ bao gồm nguyên liệu đầu vào, mà còn bao gồm nhiều loại chi phí khác như mặt bằng và chi phí hoạt động quảng bá.

Place –  Chiến lược hệ thống phân phối

Sử dụng đúng kênh phân phối có thể giúp công ty tăng doanh số và duy trì kết quả kinh doanh tích cực trong thời gian dài, đồng nghĩa với việc mở rộng thị phần và gia tăng doanh thu cũng như lợi nhuận. Việc định vị chính xác là hoạt động cốt lõi nhằm tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu vào thời điểm thích hợp.

Hiện tại, Highlands Coffee có hơn 300 cửa hàng trải rộng khắp 24 tỉnh thành Việt Nam. Các cửa hàng của thương hiệu này thường nằm tại những vị trí đắc địa trong các trung tâm thành phố, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận.

Chiến lược hệ thống phân phối

>>> Xem thêm: Kênh phân phối là gì? 4 kênh phổ biến nhất hiện nay

Ngoài ra, chiến lược mở rộng thông qua nhượng quyền giúp Highlands Coffee giảm thiểu chi phí mở cửa hàng mới, đồng thời tạo nguồn thu ổn định từ phí nhượng quyền. Nhờ đó, thương hiệu có thể nhanh chóng nhân rộng sự hiện diện của mình với mức rủi ro thấp.

Không chỉ dừng lại ở bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, Highlands Coffee còn phân phối sản phẩm đóng gói tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Thêm vào đó, thương hiệu còn kết hợp với các dịch vụ giao hàng như Shopee Food, Baemin, GoFood, và Grab, giúp khách hàng dễ dàng đặt hàng tại nhà. Điều này đặc biệt hữu ích trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, giúp Highlands Coffee duy trì doanh số trong mùa dịch.

Promotion – Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 

Xúc tiến là một hoạt động quan trọng để các doanh nghiệp giữ vững vị thế trong thị trường. Với Highlands Coffee, nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook với hơn 1,1 triệu người theo dõi, đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm và triển khai các chiến dịch marketing.

Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 

Là một thương hiệu lớn, Highlands Coffee luôn tích cực tham gia vào các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Dù đã có chỗ đứng vững chắc trong ngành, thương hiệu này vẫn không ngừng tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn như mua 3 tặng 1, combo tiết kiệm, miễn phí nâng cấp kích cỡ đồ uống,…

Trước đây, Highlands từng bị chỉ trích vì sử dụng cốc nhựa ngay cả khi phục vụ khách tại quán, dẫn đến việc tạo ra lượng lớn rác thải nhựa. Lắng nghe phản hồi từ khách hàng, ngày 24/05/2019, Highlands đã triển khai chiến dịch “Những cánh tay xanh,” khuyến khích khách hàng mang theo ly hoặc bình cá nhân tái sử dụng để nhận miễn phí các sản phẩm như Cà Phê Truyền Thống, Trà và Freeze.

Chiến dịch này không chỉ giúp Highlands giảm thiểu những chỉ trích trước đây mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội và môi trường của thương hiệu. Nhờ thời điểm vấn đề rác thải nhựa được dư luận đặc biệt quan tâm, chiến dịch nhanh chóng tạo hiệu ứng lan tỏa. Bài viết thông báo trên fanpage Highlands Coffee đã thu hút hơn 10.000 lượt thích và 2.300 lượt chia sẻ, minh chứng cho sức hút của chiến dịch.

5. Kết hợp Marketing Mix 7P để tạo brand love

Bên cạnh chiến lược marketing mix 4P với những hiệu quả đáng kể, Highlands Coffee còn triển khai chiến lược marketing mix 7P, mở rộng thêm ba yếu tố: People (con người), Process (quy trình) và Physical Evidence (cơ sở vật chất), mang lại nhiều thành công nổi bật.

People – Chiến lược về con người của Highlands Coffee

Chiến lược về con người của Highlands Coffee

Nhân viên của Highlands Coffee luôn được đánh giá cao nhờ thái độ thân thiện và tinh thần phục vụ tốt nhất. Đội ngũ nhân viên tại đây được tuyển chọn và huấn luyện qua một quy trình nghiêm ngặt.

Để trở thành nhân viên của Highlands Coffee, dù ở vị trí part-time, full-time hay bất kỳ vai trò nào, ứng viên phải đáp ứng những yêu cầu cao về cách làm việc và phong cách phục vụ, đảm bảo mang lại chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Highlands cũng chú trọng tuyển dụng những nhân viên trẻ, năng động và nhiệt huyết, tạo cảm giác tươi mới cho khách hàng mỗi khi ghé thăm cửa hàng.

Trước khi bắt đầu làm việc, mỗi nhân viên sẽ trải qua 3 ngày đào tạo về kiến thức cơ bản về cà phê và phong cách phục vụ, sau đó sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của đội ngũ quản lý.

Process – Chiến lược về quy trình

Highlands Coffee được coi là đã mang văn hóa tự phục vụ trở nên phổ biến tại Việt Nam. Khi đến đây, ngay sau khi gọi đồ, khách hàng sẽ nhận được thiết bị báo hiệu khi đồ uống đã sẵn sàng để tự ra lấy tại quầy. Điều này không chỉ giúp quy trình đặt hàng trở nên đơn giản và dễ kiểm soát hơn, mà còn là chiến lược quan trọng giúp thương hiệu giảm bớt chi phí nhân sự.

Ngoài ra, Highlands Coffee còn áp dụng nhiều phương thức thanh toán tiện lợi như thẻ và ví điện tử, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn và tối ưu hóa quy trình thanh toán.

Physical Evidence – Chiến lược về cơ sở vật chất, hạ tầng

Highlands Coffee luôn là một trong những thương hiệu hàng đầu đầu tư mạnh mẽ vào thuê mặt bằng và trang trí cửa hàng. Hầu hết các cửa hàng của Highlands đều được chia thành hai kiểu không gian: trong nhà và ngoài trời.

Chiến lược về cơ sở vật chất, hạ tầng

Không gian trong nhà mang phong cách sang trọng, ấm cúng, rất phù hợp với những khách hàng yêu thích sự riêng tư và yên tĩnh. Cùng với đó, các bản nhạc nhẹ nhàng cũng là lựa chọn hoàn hảo cho không gian này. Trái lại, không gian ngoài trời mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên, phù hợp với những ai ưa chuộng sự năng động và nhộn nhịp.

Logo của Highlands Coffee được thiết kế bắt mắt với hai tông màu chủ đạo là đỏ và nâu, đại diện cho vùng cao nguyên đầy nắng gió trồng cà phê. Ngọn đồi trong logo được bao quanh bởi dòng chữ “Highlands Coffee” trong hình bầu dục biểu tượng cho hạt cà phê. Màu nâu thể hiện đất, bầu dục là hình dạng của hạt cà phê, còn chữ màu trắng trên nền đỏ biểu thị sự tinh tế và nhiệt huyết đối với tinh thần cà phê Việt.

Thiết kế cửa hàng của Highlands cũng hài hòa với logo, sử dụng hai màu chủ đạo đỏ và nâu, cùng ánh đèn vàng tạo cảm giác sang trọng và ấm cúng. Nội thất với chất liệu sofa, đệm, gỗ,… luôn mang lại cảm giác thư thái. Chuỗi cà phê này còn thể hiện phong cách Tây hóa qua hệ thống bàn ghế gỗ và những chiếc ô màu trắng ngoài trời, hình ảnh quen thuộc tại các quán cà phê ở Ý và Pháp.

Quầy pha chế tại Highlands được đặt ở trung tâm cửa hàng, cho phép khách hàng quan sát toàn bộ quy trình pha chế đồ uống, giúp họ yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm.

6. Chiến lược quảng cáo của Highlands Coffee

Chiến lược quảng cáo của Highlands Coffee

Highlands Coffee đã tận dụng việc mở rộng số lượng chi nhánh tại các vị trí đắc địa trong thành phố như một “vũ khí” quảng cáo mạnh mẽ nhất. Việc đổ ngân sách lớn vào các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số trở nên không quá cần thiết bởi vì công chúng vẫn nhìn thấy Highlands hàng ngày khi đi qua những con phố. Tận dụng lợi thế mặt bằng đẹp, Highlands thường đặt biển quảng cáo tại chính các địa điểm cửa hàng của mình, đặc biệt khi có sản phẩm mới hoặc các chiến dịch đáng chú ý. Ngoài ra, hãng cũng phát các đoạn quảng cáo sản phẩm tại khu vực thang máy các tòa nhà chung cư và văn phòng, nơi có nhóm khách mục tiêu đông đúc và thường xuyên qua lại.

Trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, Highlands Coffee chủ yếu sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm mới và các chương trình khuyến mãi đến nhóm khách hàng trẻ tuổi hơn. Hai kênh mà Highlands chi tiền mạnh mẽ nhất là Facebook và Instagram. Gần đây, thương hiệu này cũng đã bắt đầu khai thác TikTok để tiếp cận thế hệ gen Z bằng các video quảng bá sáng tạo và thú vị. Nền tảng này đang trở thành một kênh quảng cáo tiềm năng tại Việt Nam với lượng người truy cập lớn, chi phí quảng cáo cạnh tranh và khả năng tạo xu hướng tốt.

—————————————-

Highlands Coffee, một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng tại Việt Nam, đã đạt được thành công đáng kể thông qua việc triển khai chiến lược Marketing hiệu quả. Trong bài viết này, 1Office đã phân tích chi tiết về chiến lược marketing của Highlands Coffee, bao gồm phân tích điểm khác biệt độc đáo (USP) và mô hình SWOT, cũng như phân tích chiến lược Marketing Mix của họ. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu thêm về chiến lược marketing của Highlands Coffee và áp dụng chúng vào việc triển khai các chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone