Với sự phát triển của thị trường, đòn bẩy tài chính đã trở thành công cụ không thể thiếu cho các nhà đầu tư. Nó đem lại lợi nhuận đáng kể, tuy nhiên cũng đi kèm với mức độ rủi ro cao. Bài viết này của 1Office sẽ cung cấp cho bạn những thông tin toàn diện về đòn bẩy tài chính, bao gồm khái niệm, công thức tính, ưu nhược điểm và các ứng dụng thực tế trong đầu tư. Hiểu rõ về “con dao hai lưỡi” này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt và tối ưu hóa lợi nhuận trong hành trình đầu tư của mình.
Mục lục
1. Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính là kỹ thuật sử dụng vốn vay để nắm bắt cơ hội đầu tư và gia tăng tỷ suất lợi nhuận với kỳ vọng giá trị tài sản trong tương lai vừa trả được chi phí vay, vừa thu được lời cao. Nói theo cách khác, đây là kỹ thuật sử dụng vốn vay thay vì vốn chủ sở hữu để khuếch đại lợi nhuận tiềm năng từ các khoản đầu tư.
Trên thị trường kinh doanh, đòn bẩy tài chính được xem là “con dao hai lưỡi” bởi vì:
- Trường hợp lợi nhuận đầu tư cao hơn kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có đủ tiền trả vốn vay và lãi vay đồng thời hưởng tỷ suất lợi nhuận cao.
- Trường hợp lợi nhuận đầu tư thấp hơn kỳ vọng, nhà đầu tư có thể mất trắng và thậm chí phải chịu trách nhiệm với số tiền vay.
Ví dụ: Anh A muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán, cụ thể là cổ phiếu có giá trị 2 tỷ đồng. Anh A quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính có giá trị 1.2 tỷ đồng với ngân hàng. Sau 1 năm, anh A bán cổ phiếu đó với giá 2.5 tỷ đồng và trả tiền vay (gốc và lãi) ngân hàng là 1.32 tỷ đồng, trả cho chủ đầu tư 800 triệu đồng. Như vậy sau 1 năm, anh A thu được lợi nhuận là: 2.5 tỷ – 1.32 tỷ – 800 triệu = 380 triệu đồng.
2. Vai trò của đòn bẩy tài chính trong đầu tư
Đòn bẩy tài chính giúp các cá nhân có thể đầu tư vào tài sản có giá trị lớn hơn so với khả năng tài chính của mình, từ đó tăng cơ hội sinh lời. Trong trường hợp giá trị tài sản đầu tư tăng cao hơn chi phí vay, cá nhân hoàn toàn có thể vừa trả được hết khoản vay, vừa “bỏ túi” số tiền lời còn lại.
Ngoài ra, đòn bẩy tài chính cho phép doanh nghiệp tăng cường vốn đầu tư mà không cần phải huy động một lượng lớn vốn tự có. Điều này giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, tối ưu hóa cấu trúc vốn, tăng cường hiệu suất tài chính và phát triển nhanh chóng hơn. Bằng cách sử dụng vốn vay để đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời cao, doanh nghiệp có thể tăng cơ hội sinh lời và tạo ra giá trị cho cổ đông.
Mặt khác khoản vay và lãi vay trong đòn bẩy tài chính được tính vào chi phí tài chính của doanh nghiệp – khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Nhờ đó mà doanh nghiệp nộp ít thuế hơn nhưng vẫn gia tăng lợi nhuận trong việc đầu tư. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng cần được quản lý cẩn thận để tránh rủi ro tài chính và nợ nần đối với doanh nghiệp.
3. Công thức tính đòn bẩy tài chính đúng chuẩn
3.1. Công thức tính
Để tính hệ số đòn bẩy tài chính, cá nhân/doanh nghiệp áp dụng 2 công thức sau:
Hệ số nợ vay trên tổng tài sản (D/A) | D/A = Nợ vay / Tổng tài sản |
Hệ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu (D/E) | D/E = Nợ vay / Vốn chủ sở hữu |
Trong đó:
- Nợ vay: Bao gồm các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
- Tổng tài sản: Bao gồm tất cả các tài sản của doanh nghiệp.
- Vốn chủ sở hữu: Bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận để lại và các quỹ khác.
Ví dụ thực tế: Anh A đầu tư cổ phiếu với tổng số nợ vay là 50 triệu, tổng tài sản là 300 triệu. Vì vậy hệ số nợ vay trên tổng tài sản của anh A sẽ bằng: D/A = 50/300 = 1:6. Hệ số này nói lên ý nghĩa: Nếu giá cổ phiếu tăng hoặc giảm 5%, nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ theo tỷ lệ 1:6, tức là 30%.
3.2. Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL)
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) được tính như sau:
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính | DFL = EBIT / (EBIT – I) |
Trong đó:
- EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay; được tính bằng công thức sau EBIT = Q x (p – v) x F với Q là số lượng sản phẩm, p là giá bán, v là chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm và F là chi phí cố định.
- I là lãi vay phải trả
- DFL là mức độ tác động của đòn bẩy tài chính.
Ví dụ thực tế: Chị B kinh doanh thời trang với tổng vốn là 100.000.000 VNĐ. Trong đó, chị có sẵn 50.000.000 VNĐ (tức vốn chủ sở hữu) và đi vay 50.000.000 VND với lãi suất 10%/năm. Dự kiến trong vòng 1 năm tới, cửa hàng chị B sẽ có:
- Mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay là: EBIT = Q x (p – v) x F = 20.000.000 VND
- Lãi vay phải trả là: I = 50.000.000 x 10% = 5.000.000 VND
Từ đó, mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là: DFL = 20.000.000 / (20.000.000 – 5.000.000) = 1,34%
Hệ số này nói lên ý nghĩa: Khi lợi nhuận tăng/giảm 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm 1,34%.
3.3. Công thức tính hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Công thức tính tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) như sau:
Tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân |
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản thuế và chi phí.
- Vốn chủ sở hữu bình quân là trung bình cộng của vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ.
>> Xem thêm: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Công thức tính, Ý nghĩa và Vai trò
4. Ưu nhược điểm của đòn bẩy tài chính
Ưu điểm:
- Tăng lợi nhuận tiềm năng: Giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao hơn với số vốn đầu tư ban đầu thấp hơn. Khi giá trị tài sản tăng cao hơn chi phí vay, lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ được khuếch đại.
- Tăng hiệu quả sử dụng vốn: Nhà đầu tư có thể sử dụng vốn của mình để đầu tư vào nhiều dự án khác nhau, từ đó giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và gia tăng lợi nhuận chung.
- Tăng tốc độ đầu tư: Giúp nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư lớn hơn với số vốn ban đầu hạn chế giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ đầu tư và gia tăng lợi nhuận trong thời gian ngắn.
- Tăng khả năng tiếp cận thị trường: Khi các nhà đầu tư có thể tham gia vào các thị trường mà họ không đủ khả năng tài chính nếu chỉ sử dụng vốn tự có. Điều này mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới và gia tăng khả năng sinh lời.
Nhược điểm:
- Tăng rủi ro tài chính: Khi sử dụng nợ, nhà đầu tư có nghĩa vụ trả lãi và gốc vay. Nếu giá trị tài sản giảm, nhà đầu tư có thể mất trắng và thậm chí phải chịu trách nhiệm với số tiền vay.
- Tăng chi phí đầu tư: Nhà đầu tư phải trả lãi cho khoản vay, đây là một khoản chi phí bổ sung. Chi phí lãi vay có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của khoản đầu tư.
- Gây áp lực tài chính: Việc trả lãi và gốc vay có thể tạo áp lực tài chính cho nhà đầu tư. Áp lực tài chính có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay và dẫn đến rủi ro tài chính.
- Phức tạp trong quản lý: Sử dụng đòn bẩy tài chính đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức và kỹ năng về tài chính, đầu tư và quản lý rủi ro. Nếu quản lý không tốt sẽ rất dễ dẫn đến không hiệu quả và có thể thua lỗ.
Đòn bẩy tài chính là một công cụ hiệu quả để gia tăng lợi nhuận, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy cần có kiến thức, kỹ năng quản lý rủi ro hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
5. Cách ứng dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả trong đầu tư
Đòn bẩy tài chính có khả năng khuếch đại gấp nhiều lần lợi nhuận hoặc thua lỗ của nhà đầu tư. Vì vậy cá nhân và doanh nghiệp cần sử dụng đòn bẩy một cách hợp lý và có kế hoạch rõ ràng.
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính hợp lý là tỷ lệ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay và an toàn tài chính. Việc xác định tỷ lệ đòn bẩy hợp lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Mục tiêu đầu tư: Mục tiêu đầu tư ngắn hạn hay dài hạn sẽ ảnh hưởng đến mức độ rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận được.
- Khả năng tài chính: Khả năng trả nợ và chịu đựng rủi ro tài chính của nhà đầu tư.
- Loại hình đầu tư: Mức độ rủi ro tiềm ẩn của từng loại hình đầu tư.
- Điều kiện thị trường: Biến động thị trường và tình hình kinh tế chung.
Hệ số đòn bẩy tài chính cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nhiều vốn vay để đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến một số ý nghĩa như lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao nếu doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả và ngược lại, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cao nếu không thể trả nợ vay.
Dưới đây là một số cách sử dụng hiệu quả trong đầu tư:
- Phân tích tình hình tài chính hiện tại, bao gồm thu nhập, chi phí, khả năng trả nợ để lựa chọn khoản vay phù hợp với khả năng tài chính và mục tiêu đầu tư.
- Sử dụng các phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả đầu tư và các công cụ quản lý rủi ro để giảm thiểu tổn thất.
- Doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính một cách thận trọng và có kế hoạch dự phòng để đối phó với các rủi ro tiềm ẩn.
- Nên theo dõi sát sao biến động thị trường và giá trị tài sản để điều chỉnh tỷ lệ đòn bẩy phù hợp.
6. Kết luận
Đòn bẩy tài chính là một công cụ hiệu quả để gia tăng lợi nhuận, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính yêu cầu các nhà đầu tư phải có kiến thức, kỹ năng và quản lý rủi ro hiệu quả. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Ngoài ra, nếu nhà quản trị có nhu cầu tìm hiểu một phần mềm quản lý tài chính, kiểm soát dòng tiền, tình hình thu chi, các khoản vay nợ trong doanh nghiệp. Hãy tham khảo ngay phần mềm quản lý thu chi 1Office CRM và liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và trải nghiệm miễn phí phần mềm:
- Hotline: 083 483 8888
- Facebook: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/@1office-chuyendoisodn