083.483.8888
Đăng ký

Giá thành sản phẩm là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và thành công của doanh nghiệp. Hiểu rõ về giá thành, cách thức tính toán và các yếu tố ảnh hưởng giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Hãy cùng 1Office khám phá yếu tố quan trọng này để nâng cao vị thế trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh.

1. Giá thành là gì?

Giá thành được định nghĩa là tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất một sản phẩm để bán, không bao gồm lợi nhuận. Đây là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về chi phí lao động, nguyên vật liệu, … của các sản phẩm doanh nghiệp hoàn thành sản xuất trong điều kiện công suất thường.

giá thành là gì

Giá thành là một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Hiểu rõ về yếu tố này cho phép doanh nghiệp đánh giá lợi nhuận một cách chính xác và đưa ra quyết định chiến lược. Từ đó, dễ dàng hơn trong quá trình quản lý chi phí và chiến lược giá cả để đạt được một kết quả tài chính tốt hơn cho doanh nghiệp.
Giá thành được tạo bởi 3 mục chi phí:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là số chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra mua nguyên vật liệu cấu tạo nên thành phẩm và dịch vụ.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Là khoản chi phí dùng để trả tiền lương, tiền công cho những công nhân trực tiê[s tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm/dịch vụ.
  • Chi phí sản xuất chung: Là chi phí chung liên quan đến việc tạo ra sản phẩm đó. Trong mục này bao gồm các chi phí nhỏ như: Chi phí khấu hao tài sản cố định; Chi phí tiền điện nước; Chi phí nhân viên quản lý bộ phận, phân xưởng, ….

Tổng hợp lại, bản chất của giá thành chính là sự chuyển dịch các giá trị của các yếu tố hữu hình (nguyên vật liệu) và các yếu tố vô hình (Công sức lao động) đã bỏ vào sản phẩm. Khi nhắc đến giá thành là nhắc đến toàn bộ các khoản hao phí đã bỏ ra để cấu thành sản phẩm cuối cùng.

2. Cách phân biệt giá thành và giá vốn dễ dàng

Giá thành và giá vốn đều là những yếu tố mà người kế toán, người chủ doanh nghiệp nào cũng nên nắm rõ. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nhầm lẫn giữa hai định nghĩa này. Hãy để 1Office bật mí cho bạn cách để phân biệt giá thành và giá vốn dễ dàng nhất.

Điểm tương đồng của hai khoản tiền này đều liên quan mật thiết đến chi phí sản xuất. Đồng thời, khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người quản lý cần đặc biệt chú ý đến giá thành và giá vốn.

Điểm khác biệt
Yếu tố Giá thành Giá vốn
Đối tượng tính Tính cho tất cả sản phẩm, cả hoàn thành và chưa hoàn thành. Chỉ tính cho sản phẩm hoàn thành.
Mục đích Cung cấp thông tin về chi phí sử dụng trong sản xuất. Là cơ sở để định giá bán sản phẩm.
Thành phần Bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung. Bao gồm giá thành và các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

3. Phân loại giá thành 

Giá thành có thể được phân loại dựa vào thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành. Căn cứ vào số liệu của hai tiêu chí trên, giá thành có thể chia thành 3 loại.

  • Giá thành kế hoạch: Đây là giá thành dự tính cho sản phẩm dựa trên chi phí thực tế và sản lượng đã xuất trong kỳ sản xuất trước đó. Yếu tố này giúp doanh nghiệp dự đoán chi phí, lập kế hoạch sản xuất hiệu quả và định giá sản phẩm hợp lý.
  • Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số liệu chi phí thực tế phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản phẩm đã xuất trong kỳ. Giá thành thực tế sẽ phản ánh chính xác chi phí sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động và kiểm soát chi phí.
  • Giá thành định mức: Là giá thành được xác định dựa trên định mức chi phí và sản lượng trong từng thời điểm sản xuất Bằng cách so sánh giá thành thực tế với giá thành định mức, doanh nghiệp có thể kiểm soát được việc sử dụng các chi phí sản xuất có đang hợp lý, không lãng phí hay không, từ đó kịp thời đưa ra kế hoạch điều chỉnh.

4. Quy trình tính giá thành cho doanh nghiệp

Để tính giá thành, kế toán cần thực hiện một số bước như: hạch toán chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung và tổng kết khối lượng thành phẩm, thành phẩm dở trong kỳ sản xuất. Dù có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm nhưng các phương pháp đều được thực hiện dựa trên một quy trình duy nhất.

Bước 1: Chuẩn bị cho quá trình tính giá thành

  • Để phục vị cho quá trình tính giá thành sản phẩm, kế toán cần theo dõi, kiểm tra các nghiệp vụ hạch toán liên quan đến tính giá thành cho các lệnh sản xuất.
  • Ngoài ra, người kế toán cũng phải theo dõi trị giá tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân cuối tháng.

Bước 2: Kiểm tra chi phí nguyên vật liệu

Kiểm tra chi phí nguyên vật liệu

  • Chi phí nguyên vật liệu hạch toán vào tài khoản 621.
  • Kiểm tra thực trạng tình trạng, số lượng nguyên vật liệu trực tiếp xuất kho, tái nhập và đơn giá xuất cho từng lệnh sản xuất.
  • Sau khi kiểm tra, kế toán có thể hạch toán bán thành phẩm thừa.

Bước 3: Thanh toán chi phí nhân công trực tiếp 

  • Chi phí về nhân công có thể hạch toán vào tài khoản 622.
  • Theo dõi và đảm bảo chấm công ngày theo ngày làm để phân bổ chi phí quản lý chung, kiểm tra và tính sản phẩm hoàn thiện cho các lệnh sản xuất.
  • Phân loại đúng chi phí lương khi hạch toán tiền lương: Lương theo ca, Tiền cơm ca,…
  • Theo dõi khối lượng hàng hóa, chi phí gia công, tổng chi phí cho từng lệnh sản xuất.

Bước 4: Chuyển chi phí sản xuất chung 

  • Chi phí sản xuất chung có thể hạch toán vào tài khoản 627.
  • Trước khi tiến hành hạch toán, kế toán cần kiểm tra các nghiệp vụ ghi nhận chi phí sản xuất chung.
  • Thay đổi số tháng khấu hao phù hợp với biến động của tài sản.
  • Chia nhỏ khoản chi phí trả trước cho từng tháng sử dụng. Sau đó, ghi nhận các số liệu, thông tin vào sổ sách kế toán.
  • Xuất kho công cụ dụng cụ, trang thiết bị phải phân bổ chi phí cho số tháng sử dụng.

Bước 5: Xác định tổng khối lượng hàng thành phẩm, sản phẩm dở dang của kỳ sản xuất.

  • Theo dõi số lượng thành phẩm nhập kho, bán thành phẩm chưa sử dụng của từng lệnh sản xuất.
  • Kiểm kê lượng hàng hàng tồn kho khớp với sổ sách. Kiểm soát số lượng và chất lượng hàng.

Bước 6: Tính giá thành

  • Tạo và kết chuyển các chi phí đã nêu tại các bước vào từng phiếu kết chuyển và được hiển thị trong màn hình định khoản chung.
  • Phân bổ các chi phí nguyên liệu trực tiếp 621, nhân công trực tiếp 622, chi phí sản xuất chung 627 theo tỷ lệ tùy chọn.
  • Kế toán tính giá thành, chốt giá thành và cập nhật lại trị giá tồn kho, giá vốn hàng bán.

Bước 7: Hoàn thành

  • Lưu trữ và sắp xếp các chứng từ phân bổ chi phí, bảng tính giá thành lệnh sản xuất.
  • Báo cáo người quản lý, chủ doanh nghiệp về các số liệu và lệnh sản xuất.

Bên trên là quy trình nghiệp vụ  đã được đúc kết dựa trên cơ sở lý thuyết thực tiễn. Tuy nhiên, tùy theo từng mô hình doanh nghiệp, từng phân loại sản phẩm, quy trình có thể có sự thay đổi. Người kế toán cần nhanh nhạy, hiểu rõ yêu cầu công việc, các phương pháp triển khai và kết quả thực hiện mong muốn.

Qua bài viết trên, 1Office đã chia sẻ đầy đủ đến bạn các phân loại và quy trình tính giá thành cho doanh nghiệp. Mong rằng người đọc có thể hiểu hơn về giá thành và tìm ra được quy trình phù hợp với doanh nghiệp. Quan tâm đến 1Office, đừng ngần ngại liên hệ ngay để được tư vấn.

Mọi thông tin liên hệ tại: 

Hotline: 083 483 8888

Zalo: https://zalo.me/nentang1office

Facebook: https://www.facebook.com/1officevn/

Youtube: https://www.youtube.com/@1office-chuyendoisodn

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone