Đăng ký

Các mẫu đơn xin nghỉ thai sản luôn được cập nhật để phù hợp với quy định pháp luật và đảm bảo quyền lợi của người lao động. Trong bài viết này, 1Office sẽ giới thiệu cho doanh nghiệp 7 mẫu đơn nghỉ thai sản mới nhất năm 2023 để bộ phận nhân sự tham khảo và sẵn sàng cho việc quản lý nhân sự.

1. Tất tần tật những quy định về nghỉ thai sản mới nhất hiện nay

Nghỉ thai sản là quyền lợi của người lao động và được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam. Dưới đây là những quy định về nghỉ thai sản dựa theo Luật lao động 2019:

Tất tần tật những quy định về chế độ nghỉ thai sản
Tất tần tật những quy định về chế độ nghỉ thai sản

1.1 Thời gian nộp đơn xin nghỉ thai sản

Bao lâu thì người lao động có thể nộp đơn từ xin hưởng chế độ nghỉ thai sản? Căn cứ tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động phải thông báo cho phòng nhân sự về kế hoạch nghỉ thai sản ít nhất 45 ngày trước ngày nghỉ. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, người lao động có quyền thông báo trước nhà tuyển dụng ngay khi có thể. Đồng thời, hồ sơ xin nghỉ thai sản được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này.

Ngoài ra, thời gian nộp đơn xin nghỉ thai sản còn được quy định trong hợp đồng lao động giữa người lao động và nhà tuyển dụng. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động phải quy định rõ thời điểm nghỉ thai sản, thời gian thông báo trước khi nghỉ và thủ tục nộp đơn xin nghỉ thai sản. Tuy nhiên, nếu hợp đồng lao động không quy định rõ thời điểm nghỉ thai sản và thời gian nộp đơn thì quy định của pháp luật về thời gian nộp đơn xin nghỉ thai sản sẽ được áp dụng.

Nguồn tham khảo thêm: Điều 102, Luật Bảo hiểm xã hội 2014

>> Xem thêm: Cách viết mail xin nghỉ phép chuyên nghiệp nhất

1.2 Người lao động nghỉ thai sản trong bao lâu?

Theo quy định tại Điều 139 của Luật lao động 2019, người lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng (tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện sức khỏe của mẹ mà số tháng nghỉ có thể thay đổi). Trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không được vượt quá 02 tháng và bắt buộc phải nghỉ ít nhất 04 tháng trước khi trở lại làm việc.

Nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?
Nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?

Nếu lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Điều này có nghĩa là, nếu lao động nữ sinh đôi thì được nghỉ thai sản là 7 tháng (2 tháng nghỉ trước khi sinh + 5 tháng nghỉ sau khi sinh). Nếu sinh ba con, thời gian nghỉ thai sản là 8 tháng (2 tháng nghỉ trước khi sinh + 6 tháng nghỉ sau khi sinh).

Trong thời gian nghỉ thai sản như quy định, nếu người lao động nữ muốn trở lại làm việc thì phải báo trước và nộp giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Ngược lại, sau khi hết thời gian nghỉ thai sản như quy định mà người lao động nữ vẫn còn nhu cầu nghỉ thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương.

Nguồn tham khảo thêm: Điều 139, Bộ luật Lao động 2019

1.3 Đối tượng được hưởng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Tuy nhiên, người lao động cần tuân thủ các quy định của pháp luật về việc nghỉ thai sản và quy định của người sử dụng lao động về việc nghỉ thai sản và hưởng chế độ thai sản.

Nguồn tham khảo thêm: Điều 30 và Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014

1.4 Điều kiện cần thiết để hưởng chế độ thai sản

Theo Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, để hưởng chế độ thai sản người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội trong ít nhất 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Ngoài ra, đối với trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Nguồn tham khảo thêm: Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép không lương trong doanh nghiệp

2. Tổng hợp 7 mẫu đơn xin nghỉ thai sản file word cho mọi trường hợp

Trọn bộ 7 mẫu đơn xin nghỉ thai sản mới nhất 2023 mà mọi HR cần biết
Trọn bộ 7 mẫu đơn xin nghỉ thai sản mới nhất 2023 mà mọi HR cần biết

2.1 Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Mẫu đơn này là mẫu đơn thông thường được sử dụng để xin nghỉ thai sản. Đơn này nêu rõ thông tin về người lao động, thời gian nghỉ và ngày dự kiến trở lại làm việc.

Link tải mẫu đơn: [1OFFICE] Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

2.2. Mẫu đơn xin hưởng chế độ thai sản (trường hợp đã nghỉ việc)

Mẫu đơn này được sử dụng khi người lao động đã nghỉ việc nhưng vẫn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Đơn này cung cấp thông tin về người lao động, ngày nghỉ việc, thông tin về thai sản, và yêu cầu được hưởng các quyền lợi liên quan đến chế độ thai sản.

Link tải mẫu đơn: [1OFFICE] Mẫu đơn xin hưởng chế độ thai sản (trường hợp đã nghỉ việc)

2.3. Mẫu danh sách giải quyết chế độ thai sản, ốm đau

Mẫu danh sách này được sử dụng để liệt kê các trường hợp nhân viên đăng ký chế độ thai sản hoặc chế độ ốm đau. Danh sách này cung cấp thông tin chi tiết về từng nhân viên, bao gồm tên, số CMND, ngày sinh, ngày nghỉ làm, và thời gian dự kiến trở lại.

Link tải mẫu đơn: [1OFFICE] Mẫu danh sách giải quyết chế độ thai sản, ốm đau

2.4. Mẫu đơn xin nghỉ thêm sau thai sản

Mẫu đơn xin nghỉ thêm sau thai sản cho phép người lao động có thời gian nghỉ dưỡng và chăm sóc con nhỏ sau khi sinh mà không phải trở lại làm việc ngay lập tức. Người lao động trình bày yêu cầu của mình và mong muốn được nhà tuyển dụng xem xét và đồng ý cho nghỉ thêm sau thai sản.

Link tải mẫu đơn: [1OFFICE] Mẫu đơn xin nghỉ thêm sau thai sản

2.5. Mẫu thống kê đối tượng giải quyết hưởng chế độ trợ cấp thai sản

Mẫu này được sử dụng để thống kê và đánh giá các đối tượng được giải quyết và hưởng chế độ trợ cấp thai sản. Thông tin bao gồm tên, số CMND, ngày sinh, thời gian nghỉ thai sản, và các thông tin liên quan khác.

Link tải mẫu đơn: [1OFFICE] Mẫu thống kê đối tượng giải quyết hưởng chế độ trợ cấp thai sản

2.6. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản dành cho nam giới

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản dành cho nam giới có vợ sinh con
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản dành cho nam giới có vợ sinh con

Đây là mẫu đơn đặc biệt dành cho nam giới muốn xin nghỉ thai sản để chăm sóc và nuôi dưỡng con sau khi vợ sinh. Đơn này cung cấp thông tin cá nhân của nam giới, thông tin vợ và con, thời gian dự kiến nghỉ và các yêu cầu liên quan.

Link tải mẫu đơn: [1OFFICE] Mẫu đơn xin nghỉ thai sản dành cho nam giới

2.7. Đơn xin nghỉ chế độ thai sản dành cho giáo viên, cán bộ công chức

Mục đích của đơn xin nghỉ chế độ thai sản dành cho giáo viên, cán bộ công chức là để thông báo và yêu cầu được nghỉ chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các quy định liên quan. 

Link tải mẫu đơn: [1OFFICE] Đơn xin nghỉ chế độ thai sản dành cho giáo viên, cán bộ công chức.doc

3. Giải đáp các thắc mắc về chế độ nghỉ thai sản cho người lao động

Giải đáp các thắc mắc về chế độ thai sản cho mọi ngành nghề
Giải đáp các thắc mắc về chế độ thai sản cho mọi ngành nghề

3.1 Lao động nam có được hưởng chế độ thai sản không?

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con có được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Thời gian nghỉ tùy thuộc vào tình trạng của mẹ và em bé đồng thời được tính trong khoảng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Cụ thể:

  • 05 ngày làm việc
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi, và cứ thêm mỗi con sinh ra từ đôi trở lên thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên và phải phẫu thuật.

3.2 Sau 6 tháng đóng bảo hiểm thì sinh con có được hưởng thai sản không?

Theo khoản 2, Điều 31 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 quy định, Người lao động đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra quy định về thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định ở khoản 1, Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH.

3.3 Đóng bảo hiểm ở hai công ty khác nhau có được hưởng chế độ thai sản?

Nếu người lao động làm việc rồi nghỉ việc ở nhiều công ty nhưng vẫn đảm bảo thời gian tham gia bảo hiểm xã hội  từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh (trong trường hợp bình thường) thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

3.4 Trong thời gian nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Trong trường hợp người lao động nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn thì NLĐ vẫn hoàn toàn có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. 

3.5 Mức hưởng chế độ thai sản được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NLĐ được hưởng mức lương một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. 

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, căn cứ vào hợp đồng lao động và quy định của pháp luật mà mức lương hưởng chế độ thai sản có thể thay đổi.

Trên đây là tất cả thông tin mà 1Office đã tổng hợp được về Quy định nghỉ thai sản đối với nam và nữ trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Hy vọng với các mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho người lao động vừa rồi đã giúp bộ phận nhân sự có thêm những thông tin để quản lý nhân sự hiệu quả nhất.

Ngoài ra, phần mềm quản lý đơn từ 1Office cung cấp kho mẫu đơn từ chuyên nghiệp và quy trình duyệt đơn hoàn toàn tự động, đồng bộ với dữ liệu tính lương. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý và xử lý đơn từ hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và năng suất làm việc.

Nhận bản demo tính năng quản lý đơn từ 1Office

Vậy nếu doanh nghiệp bạn cần một công cụ quản lý đơn từ để giải quyết hiệu quả vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 083 483 8888 để được tư vấn và dùng thử miễn phí phần mềm.

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone