Mẫu giấy uỷ quyền cho người thân cập nhật mới nhất
Giấy uỷ quyền là văn bản pháp lý hành chính quan trọng khi bạn cần người thân đại diện mình xử lý công việc quan trọng như nhận tài sản, xử lý thủ tục hành chính, hay giao dịch tài chính. Để giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh sai sót, bài viết sau của 1Office sẽ chia sẻ tới bạn các mẫu giấy uỷ quyền cho người thân mới nhất, kèm theo hướng dẫn cụ thể và những lưu ý mà bạn cần biết.
1. 8+ Mẫu giấy uỷ quyền chuẩn form cập nhật mới nhất
1.1. Mẫu giấy uỷ quyền cho người thân
1.2. Mẫu giấy uỷ quyền viết tay
1.3. Mẫu giấy uỷ quyền cá nhân cho cá nhân
1.4. Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân
1.5. Mẫu giấy uỷ quyền giải quyết công việc
1.6. Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền
>>> Tham khảo thêm: 5+ Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền thông dụng, mới nhất
1.7. Mẫu giấy uỷ quyền đất đai
1.8. Mẫu giấy uỷ quyền có xác nhận của địa phương
1.9. Mẫu giấy uỷ quyền nhận bằng tốt nghiệp
2. Một số trường hợp cần viết giấy uỷ quyền cho người thân phổ biến
Mẫu giấy uỷ quyền cho người thân là một loại văn bản pháp lý, trong đó, một cá nhân (người uỷ quyền) uỷ thác cho người thân (người được uỷ quyền) thay mặt mình thực hiện một hoặc nhiều công việc cụ thể. Đây là hình thức uỷ quyền mang tính tự nguyện, phù hợp với các tình huống mà người uỷ quyền không thể trực tiếp tham gia xử lý công việc do bận rộn, sức khoẻ không cho phép, hoặc các lý do cá nhân khác.
Căn cứ theo Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), uỷ quyền là hình thức đại diện theo pháp luật, trong đó người được uỷ quyền nhân danh và vì lợi ích của người uỷ quyền thực hiện quyền và nghĩa cụ trong phạm vi được giao. Văn bản uỷ quyền đóng vai trò là căn cứ pháp lý xác định trách nhiệm và quyền hạn của hai bên.
Nhận thay giấy tờ quan trọng:
- Không thể tự mình nhận các giấy tờ quan trọng như bằng cấp, sổ đỏ, giấy khai sinh, hoặc các hồ sơ từ cơ quan nhà nước,…
Thực hiện các giao dịch tài chính:
- Rút tiền từ tài khoản ngân hàng
- Nhận tiền bảo hiểm, lương hưu, hoặc các khoản trợ cấp,…
Thay mặt xử lý các thủ tục hành chính:
- Đăng ký giấy phép kinh doanh, nộp thuế
- Làm hồ sơ tại tòa án hoặc các cơ quan công quyền
Quản lý tài sản, bất động sản:
- Ký kết các hợp đồng mua bán, cho thuê bất động sản
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai hoặc tài sản
Giải quyết các công việc cá nhân khác:
- Nộp hoặc rút hồ sơ tại các trường học, cơ quan
- Thực hiện các công việc thường ngày khi bạn vắng mặt, như giao dịch, mua bán hoặc ký nhận hàng hoá,…
3. Hướng dẫn viết mẫu giấy uỷ quyền cho người thân
Trong quá trình lập giấy uỷ quyền cho người thân, người viết cần tuân theo các yêu cầu, quy chuẩn pháp lý để đảm bảo tính chính xác và hợp lệ của văn bản.
- Thông tin chi tiết của các bên uỷ quyền và được uỷ quyền:
- Họ và tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp
- Địa chỉ thường trú
- Nội dung uỷ quyền:
- Mô tả cụ thể công việc được uỷ quyền (ví dụ: nhận sổ đỏ, rút tiền, ký hợp đồng,…)
- Phạm vi và quyền hạn của người được uỷ quyền
- Thời hạn uỷ quyền (nêu rõ ngày bắt đầu và kết thúc)
- Cam kết của các bên:
- Cam kết đúng theo quyền và nghĩa vụ trong phạm vi được uỷ quyền.
- Chữ ký và xác nhận:
- Chữ ký xác nhận của người uỷ quyền và được uỷ quyền
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (nếu yêu cầu)
4. Những lưu ý khi viết giấy uỷ quyền cho người thân
Khi lập giấy ủy quyền, để đảm bảo văn bản hợp pháp và tránh các tranh chấp, bạn cần chú ý đến những điểm sau:
Thông tin cá nhân chính xác
- Sử dụng đúng thông tin chính xác trên giấy tờ tùy thân để đảm bảo tính chính xác
- Nếu có thay đổi thông tin, bạn cần ghi rõ chi tiết thông tin mới nhất.
Nội dung uỷ quyền rõ ràng
- Mô tả cụ thể công việc, ví dụ: “Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đại tại Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố Hà Nội”.
- Tránh sử dụng các cụm từ mơ hồ, dễ gây hiểu lầm hoặc tranh chấp.
Xác nhận thời gian uỷ quyền hợp lý
- Đề xuất ghi cụ thể ngày/tháng/năm hoặc phạm vi thời gian để giấy uỷ quyền không bị lạm dụng khi hết hiệu lực.
- Nếu không ghi thời hạn, giấy ủy quyền được hiểu là có hiệu lực đến khi công việc hoàn thành hoặc các bên thỏa thuận chấm dứt.
Công chức hoặc chứng thực nếu cần
- Với các trường hợp liên quan đến tài sản, giao dịch tài chính, bạn có thể công chứng tại phòng công chứng hoặc UBND xã/phường. Việc chứng thực sẽ đảm bảo rằng các bên đủ năng lực pháp lý (nhận thức và điều khiển hành vi) và tự nguyện tham gia.
5. Câu hỏi thường gặp
5.1. Các bên ủy quyền/nhận ủy quyền có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015, các quyền và nghĩa vụ của các bên uỷ quyền và được uỷ quyền được quy định như sau:
Bên uỷ quyền:
– Quyền:
- Yêu cầu bên được uỷ quyền thực hiện công việc đúng nội dung đã thỏa thuận.
- Huỷ bỏ uỷ quyền nếu xét thấy không cần thiết, theo điều 569 BLDS 2015.
– Nghĩa vụ:
- Cung cấp thông tin, giấy tờ cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền (Điều 562)
- Chịu trách nhiệm với bên thứ ba về hành vi thực hiện trong phạm vi uỷ quyền của bên được uỷ quyền.
Bên được uỷ quyền:
– Quyền:
- Yêu cầu bên uỷ quyền trả thù lao (nếu có thỏa thuận).
- Thực hiện các công việc nằm trong phạm vi được uỷ quyền.
– Nghĩa vụ:
- Thực hiện công việc theo đúng nội dung, phạm vi được giao.
- Thông báo kết quả thực hiện cho bên uỷ quyền.
- Bồi thường thiệt hại gây ra nếu gây tổn thất trong quá trình thực hiện uỷ quyền (Điều 565 BLDS 2015)
5.2. Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?
Giấy uỷ quyền không bắt buộc phải công chứng trong mọi trường hợp, trừ khi cơ quan thẩm quyền yêu cầu hoặc pháp luật quy định công chứng là điều kiện bắt buộc.
Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và Điều 167 Luật Đất đai 2013, giấy uỷ quyền trong một số giao dịch liên quan đến đất đai, nhà ở có thể không cần công chứng nếu pháp luật không yêu cầu. Ví dụ:
- Uỷ quyền trong gia đình (nhận lương hưu, hàng hoá).
- Các giao dịch đơn giản, không có giá trị lớn.
Một số trường hợp bắt buộc cần công chứng bao gồm:
- Mua bán, cho thuê, sang nhượng nhà đất (Điều 167 Luật Đất Đai)
- Vay tiền, thế chấp tài sản có giá trị lớn.
5.3. Giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu?
Theo Điều 563 BLDS 2015, thời hạn uỷ quyền sẽ do các bên liên quan tự thoả thuận.
Trong trường hợp không có thỏa thuận, thời hạn uỷ quyền sẽ kéo dài đến khi công việc hoàn thành hoặc bên uỷ quyền đơn phương chấm dứt.
Lưu ý, giấy uỷ quyền không có thời hạn sẽ không có giá trị pháp lý trong một số trường hợp đặc biệt.
5.4. Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền khác nhau thế nào?
Tiêu chí | Giấy ủy quyền | Hợp đồng ủy quyền |
Hình thức | Đơn phương, chỉ bên ủy quyền ký. | Song phương, cả hai bên ký kết. |
Phạm vi | Thường áp dụng trong công việc đơn giản. | Áp dụng cho công việc phức tạp, lâu dài. |
Căn cứ pháp lý | Điều 563 BLDS 2015. | Điều 562-569 BLDS 2015. |
Công chứng | Không bắt buộc, trừ khi pháp luật yêu cầu. | Thường yêu cầu công chứng trong nhiều giao dịch. |
5.5. Những trường hợp nào thì không được uỷ quyền
Theo quy định pháp luật, có những công việc không thể thực hiện ủy quyền bao gồm:
– Liên quan đến nhân thân:
- Đăng ký kết hôn (Điều 18 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
- Ly hôn (Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
- Lập di chúc (Điều 630 BLDS 2015).
– Liên quan đến quyền hạn đặc biệt:
- Bầu cử, ứng cử các chức danh theo quy định của pháp luật.
- Lời khai trong tố tụng (Điều 187 BLTTDS 2015).
Việc tuân thủ các quy định này giúp đảm bảo tính hợp pháp của giấy ủy quyền và tránh tranh chấp.