083.483.8888
Đăng ký

Giấy uỷ quyền nhận tiền là văn bản pháp lý quan trọng khi bạn muốn uỷ quyền cho người khác thay mặt nhận tiền. Việc lập giấy uỷ quyền nhận tiền đúng quy định không chỉ giúp bạn đảm bảo quyền lợi pháp lý mà còn giúp quy trình nhận tiền diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn. Trong bài viết này, 1Office chia sẻ tới bạn 5+ Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền chuẩn form và thông dụng nhất, đồng thời, cung cấp hướng dẫn chi tiết cách soạn thảo và những lưu ý quan trọng khi làm giấy uỷ quyền nhận tiền. 

1. Giấy uỷ quyền nhận tiền là gì?

Giấy uỷ quyền nhận tiền là một loại văn bản pháp lý, trong đó một cá nhân hoặc tổ chức (gọi là người uỷ quyền) cho phép một cá nhân hoặc tổ chức khác (gọi là người được uỷ quyền) thay mặt mình thực hiện các giao dịch nhận tiền từ một bên thứ ba, dựa trên sự thỏa thuận và chấp nhận của cả hai bên. 

Giấy uỷ quyền nhận tiền thường được sử dụng trong các tình huống như: nhận lương, trợ cấp, tiền bảo hiểm, thanh toán hợp đồng, hoặc các khoản tiền khác mà người uỷ quyền không thể tiếp nhận vì lý do cá nhân, công việc hoặc sức khoẻ. 

Giấy uỷ quyền nhận tiền là gì

Theo Bộ luật Dân sự 2015, Điều 138 về Đại diện theo uỷ quyền quy định: 

“Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.” “Việc uỷ quyền có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản. Nếu luật yêu cầu thì việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản, công chứng hoặc chứng thực.” 

Đồng thời, Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về hợp đồng uỷ quyền như sau: 

“Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật quy định” 

Trong trường hợp giấy uỷ quyền liên quan đến nhận tiền từ các tổ chức công như bảo hiểm xã hội, ngân hàng, hoặc cơ quan nhà nước, các quy định về công chứng, chứng thực giấy uỷ quyền nhận tiền cũng cần tuân theo hướng dẫn tại Luật Công chứng 2014Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. 

Giấy uỷ quyền nhận tiền vì thế không chỉ là một tài liệu thể hiện ý chí của cá nhân hay tổ chức mà con phải tuân thủ các quy định pháp lý để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm cho các bên liên quan. 

2. Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền cập nhật mới nhất (mẫu chung)

2.1. Mẫu 1 

Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền 1

TẢI VỀ TẠI ĐÂY

2.2. Mẫu 2

Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền 2

TẢI VỀ TẢI ĐÂY

3. Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền theo trường hợp cụ thể

3.1. Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền đặt cọc 

Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền đặt cọc

TẢI VỀ TẠI ĐÂY

3.2. Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền Bảo hiểm xã hội 

Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền BHXH

TẢI TẠI ĐÂY 

3.3. Mẫu giấy uỷ quyền lãnh lương

Mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền lương

TẢI TẠI ĐÂY 

4. Hướng dẫn viết giấy uỷ quyền nhận tiền 

Dựa theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, dưới đây là các mục cần có trong giấy uỷ quyền nhận tiền, nhằm đảm bảo tính pháp lý và đúng chuẩn theo quy định hiện hành: 

–  Quốc hiệu và Tiêu ngữ 

– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: Nếu đây là uỷ quyền cá nhân thì không cần mục này. Nếu là tổ chức, doanh nghiệp ban hành, bạn cần ghi rõ tên tổ chức/công ty

– Số, ký hiệu của văn bản: Số văn bản và ký hiệu cần ghi rõ ràng, ví dụ: Số: 01/2024/GUQ

– Địa danh và thời gian ban hành văn bản: Ghi rõ nơi lập giấy ủy quyền và ngày, tháng, năm lập giấy.

– Tên loại và trích yếu nội dung văn bản: ví dụ: GIẤY UỶ QUYỀN – Về việc nhận tiền thay mặt 

– Thông tin người uỷ quyền: Họ và tên, ngày sinh, CMND/CCCD/Hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại, Mã số thuế,…

– Thông tin người được uỷ quyền: Họ và tên, ngày sinh, CMND/CCCD/Hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại, Mã số thuế, thông tin tài khoản ngân hàng,…

– Nội dung uỷ quyền: 

  • Phạm vi uỷ quyền: Nhận tiền từ tổ chức/ cá nhân nào, lý do nhận tiền (lương, bảo hiểm, thanh toán hợp đồng, trợ cấp,…) và số tiền cụ thể 
  • Mục đích uỷ quyền: Ví dụ: “Thay mặt tôi nhận số tiền từ…” 
  • Thoả thuận về thù lao (nếu có) 
  • Ghi cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của người được uỷ quyền trong việc nhận tiền 

– Thời hạn uỷ quyền 

  • Ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc uỷ quyền 
  • Nếu không có thời hạn cụ thể, bạn cần ghi rõ điều kiện chấm dứt uỷ quyền 

– Chữ ký và xác nhận của các bên 

– Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức (nếu có) 

– Nơi nhận: Liệt kê nơi nhận giấy uỷ quyền (cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan) 

* Lưu ý khi soạn thảo giấy uỷ quyền nhận tiền: 

  • Thông tin chính xác: Cả người uỷ quyền và người được uỷ quyền cần cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân. Đặc biệt là số CMND/CCCD và địa chỉ thường trú để đảm bảo tính hợp pháp. 
  • Nội dung uỷ quyền rõ ràng: Người viết cần ghi rõ số tiền được uỷ quyền nhận và nguồn gốc số tiền (lương, bảo hiểm, thanh toán hợp đồng,…), cũng như địa điểm và thời gian cụ thể. 
  • Thời hạn uỷ quyền: Ghi rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc uỷ quyền. Nếu không có thời gian cụ thể, bạn cần ghi chú rõ ràng về điều kiện chấm dứt uỷ quyền. 
  • Chữ ký và công chứng: Giấy uỷ quyền cần phải có chữ kỹ của cả 2 bên (người uỷ quyền và người được uỷ quyền nhận tiền). Tuỳ theo yêu cầu của cơ quan nhận tiền hoặc pháp luật, văn bản có thể cần công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

5. Một số câu hỏi thường gặp về mẫu giấy uỷ quyền nhận tiền 

5.1. Giấy uỷ quyền nhận tiền có thời hạn trong bao lâu? 

Thời hạn của giấy uỷ quyền nhận tiền do các bên tự thoả thuận và quy định rõ trong văn bản uỷ quyền. Trong trường hợp giấy uỷ quyền không quy định thời hạn, thì thời hạn của giấy uỷ quyền được xác định theo Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 như sau: 

“Thời hạn đại diện theo uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì uỷ quyền có hiệu lực cho đến khi chấm dứt theo quy định tại Điều 140” 

Như vậy, nếu không có quy định về thời hạn trong giấy uỷ quyền, thì giấy uỷ quyền nhận tiền có hiệu lực cho đến khi công việc được hoàn thành hoặc bị huỷ bỏ theo quy định của pháp luật. 

5.2. Có cần công chứng giấy uỷ quyền nhận tiền không? 

Việc có cần công chứng hoặc chứng thực giấy uỷ quyền nhận tiền hay không tuỳ thuộc vào loại giao dịch và yêu cầu của cơ quan, tổ chức nơi tiếp nhận uỷ quyền. Theo Điều 55 Luật Công chứng 2014, việc công chứng hợp đồng uỷ quyền là bắt buộc trong một số trường hợp nhất định, như các giao dịch liên quan đến bất động sản hoặc theo quy định của pháp luật. 

Tuy nhiên, với các giao dịch nhận tiền, nếu không có yêu cầu bắt buộc của pháp luật hoặc của cơ quan tổ chức (như ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan nhà nước,…), thì giấy uỷ quyền không nhất thiết phải công chứng. Trường hợp cần công chứng hoặc chứng thực, việc này phải tuân theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực. 

5.3. Giấy uỷ quyền nhận tiền bị chấm dứt trong thời hạn nào? 

Giấy uỷ quyền nhận tiền có thể bị chấm dứt trong các trường hợp quy định tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015: 

“Đại diện theo uy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 

  1. Thời hạn uỷ quyền đã hết; 
  2. Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành; 
  3. Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị toà án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; 
  4. Đơn phương chấm dứt uỷ quyền hoặc huỷ bỏ uỷ quyền theo quy định của pháp luật
  5. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”

Vì vậy, giấy uỷ quyền nhận tiền có thể bị chấm dứt do hết thời hạn, hoàn thành công việc hoặc do các lý do khác như người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền qua đời, bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc một trong hai bên đơn phương chấm dứt theo quy định. 

5.4. Người được ủy quyền có được ủy quyền cho người khác không?

Theo Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015 về uỷ quyền lại, người được uỷ quyền nhận tiền chỉ được uỷ quyền lại cho người khác nếu được sự đồng ý của người uỷ quyền: 

“Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người khác nếu được sự đồng ý của bên uỷ quyền hoặc pháp luật có quy định. Hình thức hợp đồng uỷ lại phải phù hợp với hình thức của hợp đồng uỷ quyền ban đầu” 

Như vậy, người uỷ quyền không được tự phép uỷ quyền lại cho người khác nếu không có sự đồng ý trước của người uỷ quyền, và hình thức uỷ quyền lại cũng cần tuân theo hình thức của uỷ quyền ban đầu. 

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone